3G Việt Nam đã chín muồi!

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi Lightblue, 16 Tháng ba 2007.

  1. Lightblue Amie

    3G Việt Nam đã chín muồi!

    Hết quý I/2007 này, bộ Bưu chính viễn thông (BCVT) sẽ hoàn thành việc xây dựng những quy định cụ thể về việc cấp phép băng tần 3G cho các doanh nghiệp viễn thông theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Và nếu không có gì thay đổi, việc cấp phép cho tối đa 4 doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong quý II/2007. Lộ trình đề ra từ phía cơ quan quản lý nhà nước là vậy, nhưng cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đặt mục tiêu trở thành một trong số những nhà mạng di động được cung cấp dịch vụ 3G với dải tần sẽ cấp phép thì đã khá sốt ruột chờ đợi cơ hội mà họ cho rằng đã rất chín muồi này.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Háo hức chờ "thi tuyển"

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngay khi có thông tin Thủ tướng giao trách nhiệm Bộ BCVT thực hiện cấp phép tần số cho 3G thông qua hình thức thi tuyển, Phó giám đốc tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT Bùi Thiện Minh cho biết ông rất tự tin vào năng lực thi tuyển của hai mạng di động công nghệ GSM do Tập đoàn chủ quản là VinaPhone và MobiFone. Theo ông Minh, với năng lực hiện có, thi tuyển là cơ hội tốt hơn cả để VNPT có thể nhận được giấy phép triển khai cung cấp dịch vụ 3G.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đồng tình với Phó tổng giám đốc Bùi Thiện Minh, người đứng đầu mạng VinaPhoen, giám đốc Hoàng Trung Hải cho rằng VinaPhone sẽ là một ứng cử viên nặng ký so với các doanh nghiệp còn lại. "Chúng tôi đang tập trung cao độ để chuẩn bị cho cuộc "thi đấu" này. Và VinaPhone đã thành lập một ban chỉ đạo riêng chuẩn bị cho thi tuyển 3G để giành cơ hội được cấp phép 3G từ khá sớm" - ông Hải cho biết.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Còn MobiFone, trong kế hoạch phát triển của mình, ngoài việc phát triển thuê bao, mạng lưới, năm 2007 mạng di động này đã đặt mục tiêu phải liên tục cập nhật công nghệ và dịch vụ mới nhất là công nghệ 3G. Kế hoạch phát triển 3G sẽ được MobiFone tiến hành song song cùng với các mạng 2,5G và 2,75G mà "nhà mạng" đã và đang triển khai.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhà khai thác di động thứ 3 cũng xài công nghệ GSM là Viettel Mobile đã không hề giấu giếm kế hoạch sẽ xin giấy phép cung cấp dịch vụ ngay sau khi Bộ BCVT đưa ra những quy định cụ thể về thi tuyển. Thậm chí, dù thời điểm cấp phép là phải trong quý II, có nghĩa là chỉ còn 6 tháng cuối năm để thực hiện nhưng nếu được cấp phép, Viettel cũng sẽ nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng mạng 3G ngay.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Không chỉ rục rịch như ba "anh" GSM, cho tới thời điểm này, ba mạng di động công nghệ CDMA đều công bố đã triển khai những dịch vụ 3G đầu tiên cho khách hàng của mình nhằm chứng tỏ những thế mạnh về công nghệ. Không kém phần tự tin, đại diện của ba nhà mạng này cũng đều "đặt cược" về khả năng được Bộ BCVT cấp phép khá cao.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cơ hội cho nhà khai thác

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng để xây dựng một mạng mới phục vụ cho phát triển dịch vụ 3G lại cũng không mấy dễ dàng nhất là vấn đề vốn đầu tư. Đương nhiên, sự háo hức chờ đợi được nhận băng tần trong triển khai các dịch vụ 3G trong thời điểm này đều đã được các nhà khai thác tính toán, trước hết phải có lợi cho chính họ.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng vụ viễn thông bộ BCVT, với năng lực của các mạng di động của Việt Nam hiện nay, 3G nên là mạng phát triển thêm của 2G hơn là vai trò một mạng độc lập. Ông Hải phân tích, với dải tần số cấp phép cho các doanh nghiệp trước đây, hầu như các mạng di động đều đã tận dụng triển khai tối đa, nếu tiếp tục phát triển thêm các dịch vụ trên đó sẽ cần có một chi phí đầu tư rất nhiều. Nhưng khi có thêm 3G với khả năng roaming với mạng hiện tại, đó sẽ là một giải pháp tối ưu giúp các nhà mạng phân tải được băng tần, tăng cường thêm số lượng các trạm thu phát sóng mà không lo chèn ép lẫn nhau do mật độ dày, khoảng cách quá gần đang diễn ra hiện nay.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Không chỉ liên quan tới vấn đề phủ sóng, chất lượng dịch vụ, mà 3G còn giúp cho doanh nghiệp di động, đặc biệt là 3 mạng GSM triển khai thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích tới người dùng trên nền băng thông rộng mà công nghệ 2G trước đó chưa có được. Theo ông Hải, mặc dù từ trước tới giờ ngay cả trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm hay định nghĩa rõ ràng về 3G nhưng dường như nói tới 3G là người ta còn biết một ưu điểm lớn nữa đó là khả năng triển khai những dịch vụ truy cập tốc độ cao tiện ích với giá thành phù hợp vốn là xu hướng phát triển hiện nay.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Năng lực "kẻ 8, người 10" như vậy khiến ngay cả các chuyên gia viễn thông cũng khó mà dự đoán được doanh nghiệp nào sẽ được cấp phép trong thời gian tới và phải chờ kết quả cuối cùng từ thang điểm chấm mà Bộ BCVT xây dựng. Nhưng dù doanh nghiệp nào thời gian tới được chính thức cấp phép đi nữa, điều quan tâm của phía cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là khả năng triển khai của các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tới đâu? - Ông Hải nhận định.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Và người dùng sẽ hưởng lợi?

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đồng tình với ông Phạm Hồng Hải, nên dù rất mong chờ cơ hội được cấp phép tần số 3G, song bản thân các doanh nghiệp di động cũng hiểu rằng cần có thời gian để dịch vụ 3G phát triển. Phó Tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh đã nhận định trong năm 2007, những dịch vụ của 3G chắc chắn chưa có nhiều, nhưng từ 2008, người dùng Việt Nam sẽ quen thuộc hơn với các dịch vụ tiện ích từ 3G.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Và để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, khả năng kiếm bộn tiền từ các dịch vụ 3G đối với doanh nghiệp sẽ khó mà đạt ngay được, nhưng người dùng có thể yên tâm, ngoài chất lượng dịch vụ và giá thành vốn đã khiến họ luôn phải "xao lòng" trước mỗi mạng di động hiện nay, những dịch vụ nội dung tiện ích được các nhà mạng triển khai từ 3G như tải nhạc... với chất lượng tối ưu sẽ liên tục cập nhật và phát triển.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Giám đốc VinaPhone Hoàng Trung Hải tiết lộ, trong thời gian tới, một loạt dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích sẽ được họ triển khai tới khách hàng trước hết là từ những ứng dụng của công nghệ cận 3G như 2,5G (GPRS) và 2,75G (EDGE). Không chỉ bó hẹp tại những thành phố lớn, các dịch vụ này sẽ được đưa về các tỉnh, thành khác với mục tiêu mở rộng hơn nữa đối tượng người dùng.

    [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Và trước mắt, một dự án khá lớn về triển khai dịch vụ băng rộng với tốc độ truyền 384Kb/giây đã được trình lên lãnh đạo tập đoàn bưu chính viễn thông. Nếu được phê duyệt cuối quý II tới, khách hàng VinaPhone sẽ được lướt web trên mạng di động với chất lượng đường truyền tương đương với mạng Internet tốc độ cao ADSL hiện nay và đặc biệt, sẽ có rất nhiều dịch vụ GTGT được "đi kèm" nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.

    (24h.com.vn)
    [/FONT]