Hầu hết các tín đồ công nghệ đều đã biết Jelly Bean chính là phiên bản Android mới nhất và mượt mà nhất hiện nay. Tuy nhiên, nên nhớ, Google đã tung ra hai phiên bản cho “kẹo dẻo”: Android 4.1 (ra mắt trên Google Nexus 7) và Android 4.2 (lần đầu xuất hiện với Google Nexus 10). Bạn có nên lo lắng khi smartphone hay tablet mình định mua chỉ chạy Android 4.1? Hay bạn nên theo kịp thời đại và mua những thiết bị Android 4.2 như Nexus 4 hay Nexus 10? Giữa 4.1 và 4.2: đâu là phiên bản hệ điều hành di động tốt hơn? Để giúp quyết định của bạn đọc trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi đã so sánh hai trải nghiệm Google thuần túy Android 4.1 và Android 4.2 trên bốn thiết bị Nexus: -Galaxy Nexus (chạy Android 4.1.2) -Nexus 4 (chạy Android 4.2.1) -Nexus 7 (chạy Android 4.1.2) -Nexus 10 (chạy Android 4.2.1) Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sẽ biết được hai phiên bản Android này khác nhau như thế nào, cũng như mức độ khác biệt giữa chúng. Bài viết bao gồm một video để bạn đọc có thể theo dõi và dễ dàng khái quát những thông tin mà chúng tôi đã đưa ra. 1. Giao diện Điều hướng Việc điều hướng trên Android 4.1 và Android 4.2 hoàn toàn không có gì khác biệt. Các thiết bị Nexus được trang bị các nút ảo Back, Home, và Recent Apps thay cho các nút điện dung vật lý thường thấy trên các thiết bị Android khác. Các nút điều hướng ảo này sẽ tự thay đổi vị trí khi ta xoay máy. Chúng cũng sẽ tự động thu lại thành 3 chấm xám khi thực hiện những tác vụ như xem ảnh hay trở nên vô hình hoàn toàn khi xem video. Màn hình khóa Màn hình khóa của Android 4.1 và Android 4.2 khá giống nhau về bố cục và thành phần, nhưng cũng tồn tại một vài khác biệt về cả giao diện và tính năng. Android 4.1: -Thành phần: đồng hồ số; thứ và ngày phía dưới đồng hồ; icon lock ở nửa dưới màn hình khóa. -Unlock bằng cách kéo icon lock đè lên icon unlock trên vòng khóa -Vòng khóa có các shortcut cho Camera và Google Now -Sử dụng một màn hình khóa duy nhất -Không hỗ trợ widget -Mở thanh Notifications Bar bằng cách vuốt từ cạnh trên xuống Android 4.2: -Thành phần: đồng hồ số ; thứ và ngày phía dưới đồng hồ; icon lock ở nửa dưới; các icon user dưới icon lock (cho * nhiều người dùng chỉ có trên tablet) -Số chỉ giờ in đậm để dễ nhìn -Unlock giống như 4.1. -Vuốt từ chính giữa cạnh dưới lên trên để mở Google Now. -Sử dụng nhiều màn hình khóa và hỗ trợ widget, có thể xắp sếp lại màn hình khóa. -Mở Notifications Bar bằng cách vuốt từ cạnh trên xuống, thao tác tương tự với 2 ngón để mở Quick Settings. Với tablet, vuốt xuống ở cạnh trái để mở thông báo, ở cạnh phải để mở Quick Settings. -Vuốt từ cạnh phải sang trái để mở camera (cho điện thoại). Android 4.2 không đem lại một màn hình khóa mới hoàn toàn mà chỉ mở rộng thêm các tính năng so với màn hình khóa của 4.1. Ta vẫn thấy những thành phần như đồng hồ và biểu tượng lock/unlock (số chỉ giờ trên Android 4.2 hiển thị nghiêng để dễ nhìn hơn). Thao tác để mở khóa vẫn là kéo icon lock và thả ở icon unlock trên vòng tròn khóa. Tuy nhiên, Android 4.2 cung cấp cho người sử dụng nhiều cách mới để xem nội dung và khởi chạy ứng dụng nhanh (ví dụ như email, SMS, lịch, sự kiện,…) ngay từ màn hình khóa nhờ được hỗ trợ các widget. Màn hình Home Cũng không có nhiều thay đổi dễ nhận thấy ở màn hình Home ngoại trừ việc sắp xếp lại một vài shortcut ứng dụng, thư mục và ảnh nền mặc định.Thay đổi dể nhận ra nhất là Widget đồng hồ chuyển có dạng số trên Android 4.2 thay vì hiển thị đồng hồ cơ như trên 4.1 Android 4.1: -Thành phần: Thanh trạng thái ở cạnh trên, ngay dưới thanh trạng thái là thanh Google Search, đồng hồ, các nút điều hướng ảo dọc theo cạnh dưới; khay Favorites ở phía trên các nút này -Các shortcut mặc định (trên điện thoại): Phone, People, App Drawer, Messaging, và Browser -Shortcut/ folder mặc định (cho tablet): folder cho các ứng dụng Google, Google Chrome, App Drawer, Google Play Store, YouTube, Play Music -Giao diện tablet có bố cục tương tự điện thoại -Tối đa 5 màn hình Home. -Có thể tùy chỉnh các màn hình Home -Màn hình home có hỗ trợ widget Android 4.2: -Các thành phần giống như Android 4.1 -Shortcut mặc định cho điện thoại: Camera, Chrome, App Drawer, Messaging, và Phone -Shortcut/ folder mặc định cho tablet: folder cho các ứng dụng Google, Google Chrome, Gmail, Google+, App Drawer, Google Maps, YouTube, Play Music, and Google Play Store -Giao diện tablet có bố cục tương tự điện thoại. -Tối đa 5 màn hình Home. -Có thể tùy chỉnh các màn hình Home. -Màn hình home có hỗ trợ widgetStatus Thanh trạng thái, thông báo Android 4.2 mang đến một vài đổi mới và thú vị ở cơ chế kéo xuống của thanh trạng thái. Notification Bar vẫn là nơi hiển thị chủ yếu các thông báo và có rất ít các thay đổi. Ngoài ra, các biểu tượng trạng thái ở bên phải thay trạng thái cũng được giữ nguyên với Android 4.2. Tuy nhiên, ở 4.2, người sử dụng có thể mở nhanh Quick Settings bằng cách kéo từ thanh trạng thái xuống dưới hoặc ấn nút Quick Settings ở góc trên bên phải Notification Bar. Đối với điện thoại, Quick Settings còn có thể mở bằng cách vuốt 2 ngón tay xuống dưới từ cạnh trên màn hình. Nhập dữ liệu và bàn phím Việc nhập dữ liệu ở Android 4.2 giống hoàn toàn với 4.1: -Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ -Tính năng chuyển văn bản thành giọng nói có thể dùng cả khi không có mạng -Từ điển tiếng Anh cài đặt sẵn -Hỗ trợ từ điển đa ngôn ngữ để gợi ý từ -Từ điển cá nhân để lưu danh sách từ riêng -Tính năng gợi ý từ tiếp theo (tương tự SwiftKey) -Nhập liệu bằng giọng nói Thế nhưng, một điểm mới ở Android 4.2 là phiên bản này hỗ trợ tính năng gõ thông minh Gesture Typing cho bàn phím Android có sẵn. Tính năng này tương tự với nhập liệu kiểu Swype đã khá quen thuộc. 2. Tính năng giao tiếp Danh bạ Cả hai phiên bản Android đều dùng ứng dụng People để quản lý và tổ chức thông tin liên lạc. Mặc dù Android 4.2 xử dụng phiên bản People mới hơn nhưng về tính năng vẫn hoàn toàn giống với 4.1. -Lưu thông tin liên lạc lên tài khoản Google. -Có thể đồng bộ liên lạc với tài khoản Google+. -Có thể lưu trữ thông tin liên lạc chỉ trên điện thoại. -Có các tab riêng cho nhóm, cá nhân và ưa thích; vuốt để chuyển tab. -Có thể tải về hay chia sẻ các liên lạc. -Đặt được nhạc chuông riêng cho các số điện thoại khác nhau. -Trang danh bạ có shortcut để gọi điện, soạn tin SMS hay email. Tính năng gọi điện Cả hai phiên bản Android 4.1 và 4.2 cùng dùng ứng dụng stock Android Phone để phục vụ chức năng gọi điện, với những điểm tương tự sau: -Có các tab riêng cho bàn phím số, nhật kí cuộc gọi và danh bạn; vuốt để chuyển tab -Giao diện bàn phím số đơn giản; ấn nút gọi mà không ấn số để hiển thị các số gọi gần nhấ -Màn hình gọi hiện thông tin liên lạc và các nút kiểm soát cuộc gọi (dập máy, loa ngoài, im lặng, giữ cuộc gọi, gọi nhóm) -Nhật ký cuộc gọi hiển thị cuộc gọi nhỡ, cuộc gọi đi và đến Tuy nhiên, Android 4.2 có chút khác biệt: -Có thể lọc nhật ký cuộc gọi để chỉ hiển thị cuộc gọi nhỡ, cuộc gọi đi hay đến -Màn hình cuộc gọi đến còn hiện cả shortcut cho Google Now Nhắn tin Ứng dụng stock Messaging thực hiện tính năng gửi, nhận và quản lý tin SMS và MMS. Về mặt cơ bản, không có nhiều khác biệt giữa ứng dụng Messaging trên 2 phiên bản Android, những tính năng cơ bản như gửi/ nhận tin, gửi tin cho nhiều số điện thoại một lúc, tự động báo số chữ cái của tin hay tự động xóa tin cũ khi vượt quá giới hạn (500 SMS hay 50 MMS cho một cuộc hội thoại với một liên lạc). Ứng dụng Messaging trên Android 4.2 có một vài điểm cải tiến sau: -Lựa chọn Cell Broadcast, Earthquake Tsunami Warning System và the Commercial Mobile Alert System cho những cảnh báo khẩn cấp (ví dụ như những đe dọa đến tính mạng hay tài sản, động đất, thiên tai…) -Tính năng Gesture Typing đã giới thiệu ở trên. -Widget cho Messaging trên màn hình khóa: giúp hiển thị danh sách SMS và MMS nhận được ngay trên màn hình khóa. Email Gmail là ứng dụng email mặc định cho khách hàng Android trên cả hai phiên bản 4.1 và 4.2. Ngoài ra, nếu muốn truy cập tài khoản POP3, IMAP, hoặc Exchange; bạn có thể xử dụng ứng dụng Email của Android, dĩ nhiên là cần một vài thao tác cài đặt. Cả hai phiên bản 4.1 và 4.2 đều dùng chung phiên bản ứng dụng Email 4.1 của Android nên không có bất kỳ sự khác biệt nào. 3. Ứng dụng và Widget Việc cài đặt và quản lý ứng dụng về cơ bản vẫn không có gì khác biệt trên Android 4.1 và Adroid 4.2. Tất nhiên Google Play Store vẫn là nguồn ứng dụng chủ yếu, nhưng không hẳn là duy nhất. Người dùng có thể tải các ứng dụng từ các nguồn khác. Giống như ở 4.1, cài đặt ứng dụng trên Android 4.2 đòi hỏi sự cho phép của người dùng trước khi thiết bị cài ứng dụng. Tuy nhiên, với Android 4.2, cơ chế an ninh này được nâng cấp đáng kể: các Permission được xếp theo từng nhóm và trở nên dễ nắm bắt hơn rất nhiều so với Android 4.1 trước đó. Ngoài ra, Android 4.2 còn cung cấp phần mềm quét malware để tìm ra những nội dung xấu trong một ứng dụng và cảnh báo người dùng trước khi cài đặt. Ứng dụng đồng hồ trên Android 4.1 chỉ có tính năng báo giờ, còn Android 4.2 cung cấp thêm cho ứng dụng này 2 tab cho tính năng bấm giờ và hẹn giờ. Một điểm khác biệt nữa là Android 4.2 xử dụng Google Chrome làm trình duyệt mặc định thay vì trình duyệt stock Android. 4. Lướt web và tìm kiếm Lướt Web Như đã nói ở trên, phiên bản “kẹo dẻo” Android 4.2 đã hoàn toàn bỏ qua trình duyệt Android và dùng Google Chrome làm trình duyệt mặc định. Sự vắng mặt hoàn toàn của trình duyệt Android không gây nhiều bất ngờ và nuối tiếc vì từ lâu, rất nhiều người sử dụng đã đánh giá cao hơn trải nghiệm lướt web bằng Chrome. Đặc biệt, trên tablet chẳng hạn như Nexus 7, Chrome đã là trình duyệt mặc định ngay từ phiên bản Android 4.1. Tìm kiếm Google Now là ứng dụng tìm kiếm mặc định của cả hai phiên bản Jelly Bean. Google Now được tích hợp cả Google Voice Search, Google Goggles cũng như một số dịch vụ tìm kiếm khác nữa của Google để trở thành một ứng dụng cực kì mạnh mẽ có thể cho ra kết quả trong nháy mắt. Thao tác mở Google Now ở cả hai phiên bản là giống nhau: ấn vào thanh Google Search trên màn hình home hay vuốt nút Home ảo lên phía trên. Thế nhưng, tiếp cận Google Now trên màn hình khóa lại có những khác biệt. Ở Android 4.1, có thể mở nhanh Google Now bằng cách kéo icon lock và thả ở icon Google Now trên vòng tròn khóa. Đối với Android 4.2, mở nhanh Google Now trên màn hình khóa bằng cách vuốt biểu tượng của ứng dụng này (phía dưới màn hình) lên trên. 5. Camera Có thể mở ứng dụng Camera trên cả hai phiên bản “Kẹo dẻo” bằng cách thông thường: ấn vào biểu tượng ứng dụng trên màn hình home hay App Drawer. Khác biệt nằm ở cách mở nhanh trên màn hình khóa: ở Android 4.1, bạn có thể unlock thiết bị và khởi chạy camera bằng cách kéo và thả biểu tượng khóa lên icon của Camera trên vòng tròn khóa. Màn hình khóa của Android 4.2 không có shortcut cho camera, để bật nhanh ứng dụng cần vuốt từ cạnh phải về trung tâm màn hình. Những ai đã xử dụng Android 4.0 Ice Cream Sandwich chắc hẳn sẽ thấy ứng dụng chụp ảnh của Android 4.1 hết sức quen thuộc: với những thành phần và tính năng tương tự với camera ICS. Ngược lại, ứng dụng camera của Android 4.2 có giao diện đơn giản và nhất quán hơn rất nhiều. Ta chỉ thấy trên giao diện nút chụp ảo, các lựa chọn * chụp và biểu tượng để mở menu cài đặt camera. Ngoài ra, người xử dụng có thể giữ nút viewfinder để bật menu này. Thêm vào đó, ứng dụng chụp ảnh của Android 4.2 có thêm những tính năng mới như Photo Sphere và hỗ trợ HDR Mode cho những thiết bị tương thích. Về mặt hiệu ứng, hai ứng dụng camera này không có nhiều khác biệt, nhưng Android 4.2 dường như muốn trở nên nghiêm túc hơn nên đã loại bỏ hai hiệu ứng Silly Faces và Background. 6. Gallery hình ảnh và video Hình ảnh Hình ảnh chụp được sẽ tự động lưu về ứng dụng Gallery. Ứng dụng này trên cả hai phiên bản “Kẹo dẻo” chia sẻ hầu hết tính năng và đặc điểm, chẳng hạn như: -Hình ảnh sắp xếp theo album, địa điểm, thời gian, con người hay tag -Có thể xem ảnh theo kiểu Grid View (thumbnail hiện thành từng ô) hay Filmstrip View (xem kiểu cuốn phim) -Một vài thao tác chỉnh ảnh cơ bản có thể thực hiện ngay trong ứng dụng Gallery. -Có thể chia sẻ ảnh qua Bluetooth, Google+, Picasa, Gmail, hay NFC. -Không thể chuyển ảnh giữa các album. Để mở * xem ảnh Filmstrip View, bạn phải zoom out trên một ảnh. Với ứng dụng Gallery trên Android 4.2, người xử dụng được cung cấp một menu để chọn kiểu xem ngay trên giao diện ứng dụng. Ngoài ra, ở Android 4.2, khi xem ảnh kiểu Filmstrip View, scroll quá ảnh cuối cùng bên trái giúp khởi chạy ứng dụng Camera. Công cụ chỉnh ảnh Photo Editor trên Android 4.1 có thể giúp bạn làm cho hình ảnh của mình thú vị hơn rất nhiều nhờ những tính năng đa dạng như: điều chỉnh cân bằng trắng, thêm các hiệu ứng, thêm các filter ( ấm áp, bão hòa, đen trắng, âm bản,…). Với Android, khả năng chỉnh ảnh được nâng cấp đáng kể. Đầu tiên là người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận Photo Editor qua biểu tượng có sẵn ở góc màn hình. Hơn thế nữa, những tính năng cũng đa dạng hơn: -Filter và hiệu ứng mới (punch, Vintage, B/W, Bleach, Instant, Latte, Blue, Litho, hay X Process) -Nhiều khung ảnh có sẵn. -Có thể điều chỉnh màu sắc và thông số ảnh Video Các video quay được hay tải về cũng được lưu ở ứng dụng Gallery. Chúng được sắp xếp theo cách tương tự với hình ảnh trong ứng dụng này. Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất giữa Android 4.1 và 4.2: bạn có thể cắt video ngay trong ứng dụng Gallery của Android 4.2- điều không thể ở Android 4.1. 7. Trình chiếu ảnh, video và nhạc Photo Slideshow Cả hai phiên bản Jelly Bean đều cho phép người xử dụng chạy các slideshow ảnh. Với Android 4.1, bạn chỉ cần ấn vào nút Slideshow ở góc phải trên của ứng dụng Gallery để kích hoạt tính năng này. Còn ở Android 4.2, lựa chọn Slideshow nằm ở dưới Menu của Album ảnh. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các hình ảnh để tạo một hình nền chờ slideshow thông qua tính năng Daydream được kích hoạt khi sạc thiết bị. Xem phim Ở cả hai phiên bản Android này, ứng dụng Gallery đồng thời đóng vai trò trình chiếu video. Không hề có sự khác biệt nào về cả giao diện và tính năng của trình chiếu phim trên hai phiên bản Jelly Bean, ngoại trừ việc Android 4.2 được hỗ trợ thêm tiêu chuẩn Miracast giúp chuyền tải video không dây đến những màn hình tương thích. Chơi nhạc Cả hai phiên bản Android Jelly Bean đều xử dụng ứng dụng Play Music là trình chơi nhạc mặc định với hệ thống tính năng không đổi: -Tự động lưu bài hát tải từ Play Store -Có thể copy bài hát về máy qua kết nối USB -Bài hát được hiển thị theo các danh mục playlist, artist, album, songs, genres, hoặc recently added -Bao gồm equalizer 5 cột -Tạo, chỉnh đổi tên và xóa playlist 8. Bảo mật Những tính năng bảo mật được đánh giá cao từ Android Android 4.0 Ice Cream Sandwich như Face Unlock, mã hóa thiết bị hay khóa thẻ SIM vẫn được trang bị cho cả hai phiên bản Jelly Bean. Bên cạnh đó, Android 4.2 nâng cao hơn nữa khả năng quản lý thiết bị của người dùng nhờ những tính năng được cải tiến hay hoàn toàn mới như: -Always-on VPN -Kiểm tra ứng dụng -Mã hóaCryptography -FORTIFY_SOURCE -Cải tiến màn hình hiển thị các PermissionImproved display of Android Permissions -Kiểm soát tốt hơn các tin SMS tính phí từ ứng dụng Chúng tôi thực sự đánh giá cao tính năng quét ứng dụng trên Android 4.2. Như đã nói ở phần đầu bài viết, tính năng này giúp quét và kiểm tra ứng dụng trước khi cài đặt lên thiết bị, đồng thời cảnh báo những nguy hại tiềm tàng và thậm chí có thể ngăn chặn cài đặt nếu mức đe dọa quá cao. Đi kèm theo đó, Google cũng đã cải tiến màn hình xem permission của ứng dụng trước khi cài đặt. Màn hình mới dễ đọc và theo dõi thông tin hơn là những bản trước đây. Bạn có thể tìm hiểu thêm về permission của ứng dụng trên Android. 9. Các cải tiến khác của Android 4.2 Tuy không có sự thay đổi toàn diện so với phiên bản trước nó tuy nhiên Android 4.2 vẫn có những tính năng được cập nhật, thay đổi và tăng cường thêm những tiện ích mới khá bổ ích. -Developer Options được cải tiến -Hỗ trợ nhiều người dùng cho tablet -Daydream -Chia sẻ màn hình không dây qua Miracast Developer Options Developer Options là mục dùng để tuỳ chỉnh các chứng năng tăng cường cho máy để các chuyên gia nghiên cứu phần mềm hay những người chuyên thay đổi ROM sử dụng. Ở phiên bản mới này, để hạn chế những thay đổi không cần thiết mà người dùng không chuyên có thể mắc phải khi làm quen với Android, Google đã dấu Developer Options vào bên trong mục Settings và người dùng phải bấm 7 lần vào mục Build Number trong phần thông tin của máy để kích hoạt Developer Options. Đồng thời bên trong Developer Options cũng xuất hiện những tuỳ chỉnh mới hơn so với phiên bản trước đó. Daydream Hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng (chỉ dành cho tablet) Bên cạnh sự đổi mới về giao diện theo hướng smartphone thì giao diện tablet của Android 4.2 còn hỗ trợ thêm tính năng cho phép sử dụng nhiều tài khoản người dùng. Mỗi tài khoản người dùng sẽ có tập hợp ứng dụng, giao diện đặc trưng. * Daydream Android 4.2 có tăng cường một số kiểu hiển thị màn hình mới khi đang trong tình trang sạc pin hay kết nối với máy tính tương tự như màn hình chờ trên máy tính. Tuy nhiên Google không gọi tính năng này là màn hình chờ mà đặt tên là Daydream, có 5 kiểu màn hình Daydream khác nhau mà người dùng có thể lựa chọn để máy hiển thị. Tuy rằng tính năng này không quá hữu dụng nhưng nó cũng là một trong những điểm mới mà Android 4.2 mang lại cho người dùng. Chia sẻ màn hình không dây Với tính năng này, bạn có thể thoải mái chuyền tải không dây các nội dung hiển thị trên màn hình thiết bị như slideshow, phim, video,… đến một thiết bị HDMI ( ví dụ như HDTV) hỗ trợ tiêu chuẩn Miracast. Không may là tính năng này mới chỉ được giới thiệu trên duy nhất Nexus 4. 10. Video Video tổng hợp. 11. Kết luận Rất nhiều đặc điểm và tính năng được yêu thích của Android 4.1 Jelly Bean vẫn hiện diện ở Android 4.2. Do hầu hết các ứng dụng stock và widget trên cả hai phiên bản Kẹo Dẻo đều rất giống nhau, nếu chỉ nhìn thoáng qua, rất khó để nhận ra sự khác biệt rõ ràng của Android 4.2. Tuy nhiên, một vài tính năng mới quan trọng cũng như khá nhiều những cải tiến nho nhỏ giúp trải nghiệm Android 4.2 mượt mà và thú vị hơn so với phiên bản trước nó. Sau đây là một danh sách ngắn gọn những điểm mới mẻ của Android 4.2 Jelly Bean: -Hỗ trợ đa người dùng (chỉ cho tablet)Support for multiple users (for Android tablets) -Nhiều màn hình khóa với widget -Chia sẻ màn hình không dâyWireless display -Photo Sphere -* HDR (cho các thiết bị tương thích) -Daydream -Tính năng Gesture Typing -Những lựa chọn mới ở Developer Options -Nâng cấp bảo mật -Thay đổi thiết kế giao diện Tựu chung lại, khi xem xét kĩ lưỡng ta thấy Android 4.2 Jelly Bean giống như một phiên bản được làm mới và cải tiến một chút từ người anh Android 4.1 của nó. Dĩ nhiên, đây chỉ là một phiên bản cập nhật nhỏ của Android. Có lẽ chúng ta nên chờ đợi sự ra đời của phiên bản Anhdroid hoàn toàn mới cho những thay đổi toàn diện hơn về cả giao diện và tính năng. Tham khảo: Androidauthority.
Bài viết khá hữu ích cho Enduser. Tks Man nhiều lắm.. đang lăn tăn chon em nào vừa 2 sim 2 sóng lại mượt mà..