Apple sẽ đấu lại Cisco ra sao? So sánh điện thoại di động với điện thoại Internet cũng giống như so sánh một máy bay với một….ống nước??? Phép so sánh này chắc chắn sẽ không được đưa vào đề thi sát hạch SATs (của Mỹ) năm tới. Nhưng nó lại chính là vấn đề trung tâm của cuộc tranh chấp pháp lý về việc liệu Apple có được phép sử dụng cái tên iPhone - hiện được đăng ký tên thương mại bởi Cisco - cho thiết bị mới vừa được ra mắt tại hội trợ Macworld. Hôm 10/1, Cisco đã kiện Apple vì cho rằng iPhone vi phạm một tên thương mại mà hãng này đã đăng ký vào năm 2000 và đang dùng cho một đường điện thoại Internet. Có rất ít con đường cho Apple lựa chọn trong việc theo đuổi vụ kiện này của Cisco. Nhưng dù công ty này có làm gi đi chăng nữa thì rõ ràng, nó đang gặp phải khó khăn. Theo trả lời phỏng vấn của các luật sư thì Cisco đã đăng ký thương hiệu với Phòng Sáng chế và độc quyền nhãn hiệu Hoa Kỳ. Cisco cho biết, có vẻ như Apple đã nhận ra giá trị thương hiệu của Cisco nên đã sớm bắt đầu đàm phán với hãng này về các quyền sử dụng nhãn hiệu iPhone từ năm 2001, cuộc đàm phán đã kéo dài từ đó chi đến tận tối 8/1/2007 vừa rồi. Tuy nhiên, Apple từ chối bình luận về các cuộc đàm phán với Cisco. Theo David Radack, trưởng phòng sở hữu trí tuệ của công ty luật Eckert Seamans Cherin & Mellott tại Pittsburgh (Mỹ), vẫn có một cách Apple có thể áp dụng, đó là chứng minh rằng iPhone khác với iPhone của Cisco cũng giống như hãng hàng không Delta khác với nhãn hiệu ống nước Delta vậy. Chẳng có ai lại gọi cho hãng ống nước Delta để đặt mua một vé khứ hồi từ San Francisco tới New York cả, vì thế 2 công ty có thể sử dụng cùng một nhãn hiệu nếu chúng không khách hàng của nhau nhầm lẫn. Radack cho rằng giúp khách hàng không bị nhầm lẫn là một trong những tiêu chí hàng đầu của luật thương hiệu. Các tòa án phải xem xét liệu khách hàng bình thường có bị lúng túng trước việc một công ty ống nước và một hãng hàng không có cùng một tên gọi. Ông này cũng đặt ra một câu hỏi: ”Khi mà nhãn hiệu là như nhau thì liệu hàng hóa có khác nhau về cơ bản không?”. Trong phát biểu đáp lại việc kiện cáo của Cisco, có vẻ như Apple đã hé mở một mặt trong chiến lược phát lý của họ: “Chúng tôi là công ty đầu tiên sử dụng cái tên iPhone cho điện thoại di động.” Radack cho rằng bất ký tòa án nào thụ lý vụ việc Cisco và Apple cũng sẽ phảI quyết định xem VoIP (điện thoại qua giao thức Internet) và điện thoại di động có thật sự khác nhau không và trong khi một số người coi điện thoại nào cũng là điện thoạI thì mọi việc vẫn chưa rõ ràng, dứt khoát. Chiến lược McDefense Theo Craig Mende, luật sư của công ty chuyên về thương hiệu và bản quyền Fross Zelnick Lehrman & Zissu tại New York, Apple cũng có thể “cãi” rằng họ sở hữu cả một “rổ” các thương hiệu có liên quan đến iPhone. Ví dụ như iPod, iTunes, iMac, iWork và iLife đều có quan hệ chắt chẽ với Apple, vì thế hãng này hoàn toàn có thể mặc định rằng khách hàng sẽ tự nhiên có một sự liên tưởng giữa iPhone và Apple. Một ví dụ nổi tiếng về chiến lược này đã từng được áp dụng bởi McDonald, công ty đã từng rất thành công khi cho rằng bất cứ công ty nào khác có chữ “Mc” trước sản phẩm, như McPhone, sẽ khiển khách hàng nhầm tưởng đó là sản phẩm của McDonald. Mende cho rằng, dù bạn thừa hiểu là không thể ăn được điện thoại thì khách hàng vẫn cứ tự động liên hệ những sản phẩm của McDonald với bất cứ thứ gì có tiền tố “Mc”. Theo Grace Han Stanton, luật sư về thương hiệu của công ty luật Perkins Coie tại Seattle (Mỹ), vấn đề trong cuộc tranh cãi này nằm ở chỗ chữ cái “i” không phải là chữ cái có mục đích thương hiệu rõ ràng, bà cho biết: “Có rất nhiều công ty dùng đến chữ cái “i” đốI với các dịch vụ Internet”. Ví dụ, Sony sử dụng một công nghệ có tên là iLink để miêu tả sự bổ sung của chuẩn kết nốI FireWire hay IEEE1394. Còn có một công ty quản lý cửa hàng iBoat bán các loại tàu thuyền và phụ kiện đi kèm qua mạng Internet. Và một vài hãng sản xuất phụ kiện iPod sử dụng chữ “i” nhỏ trong tên sản phẩm của họ, như Soundcast iCast hay Klipsch iGroove. Với việc đi trước và tung ra sản phẩm với cái tên không rõ ràng về quyền sử dụng, Apple đã hình thành một mối liên hệ giữa chính nó và thuật ngữ iPhone. Cái này gọi là “nhầm lẫn ngược”, khi một công ty bắt đầu sử dụng một thương hiệu của một công ty khác, và sự nhập cuộc sau đó của công ty này vào thị trường tạo nên một “tiếng vang” đáng kể xung quanh sản phẩm của nó. Theo Radack, với doanh thu có được từ iPhone cộng với viêc Apple được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn so với Cisco, không ít người cho rằng Cisco đang “ăn cướp” iPhone của Apple. Stanton cho biết, nếu như tất cả các cách trên đều không thể gây ấn tượng với quan tòa, Apple cũng vẫn có thể khẳng định rằng Cisco đã không thể bảo vệ thương hiệu iPhone của chính họ. Cisco có được thương hiệu iPhone khi mua Infogear vào năm 2000. Từ đó, các công ty khác như Teledex và Orate Telecommunications Services đã tung ra các sản phẩm, cạnh tranh trực tiếp với các đường điện thoại của Cisco/Infogear, với biệt danh iPhone. Thậm chí Cisco còn không chủ động sử dụng cái tên iPhone cho đến vài tuần trước thông báo của Apple. Cisco cho biết họ đã bán các sản phẩm dưới nhãn hiệu iPhone sau khi có được Infogear năm 2000, cho đến khi bắt đầu bán điện thoại VoIP Linksys với cái tên iPhone vào đầu năm 2006. Nhưng các chứng nhận đối với cả Cisco và Linksys iPhone đều không tìm thấy trên website của cả hai cho tới tận tháng 12/1006, khi Linksys ra mắt “gia đình” nhà VoIP iPhone. Stanton cho rằng, nếu Apple có thể chứng minh rằng Cisco đã không thể bảo vệ được thương hiệu cho tới khi tung ra các iPhone mới vào năm 2006, họ có thể thuyết phục được các quan tòa rằng Cisco đã từ bỏ thương hiệu. Cisco cũng đã nói họ sử dụng thương hiệu iPhone đối với các điện thoạI VoIP từ đầu năm 2006 và khăng khăng rằng họ đã chủ động bảo vệ thương hiệu đó. Phát ngôn viêt của Cisco cho biết: ”Chúng tôi đã có những hành động cần thiết để thỏa mãn các yếu tổ có thể chứng minh được hiệu lực của thương hiệu theo đúng luật”. Tuy nhiên, theo các luật sư, với “gánh nặng” về bằng chứng cần thiết để Apple có thể “qua mặt” thương hiệu đã được đăng ký của Cisco, thì có lẽ thỏa thuận sẽ là giải pháp phủ hợp nhất. Radack đã nói: ”Các công ty có lớn mạnh đến mấy thì cũng phải ngán đụng vào luật pháp”. Nhưng Cisco cho biết các đàm phán đã thất bại khi công ty này muốn có sự kết hợp giữa iPhone của họ và iPhone của Apple. Apple vốn đươc biết đến như một công ty “tự lực”, không bao giờ muốn kết hợp với bất kỳ ai khác, vì thế nếu như không có một khoản tiền bồi thường vừa ý Cisco, cuộc chiến giữa hai bên có thể sẽ nổ ra. VTC