Bài thi văn gây “chấn động”!!!!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi thaothucSG, 13 Tháng năm 2005.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. fantasylove

    fantasylove Thành viên

    Bài viết:
    734
    Được Like:
    77
    Còn em thì thấy tất cả các chương trình học ở VN đều củ chuối hết, chẳng môn nào ra j cả, dạy chỉ để cho có hay sao ý!
  2. astorrella

    astorrella Guest

    Các môn học ở VN khuyến khích việc quay cóp :D
  3. thaothucSG

    thaothucSG Thành viên

    Bài viết:
    287
    Được Like:
    133
    Trao đổi của một giáo viên với tác giả của bài văn "lạ"

    Nói đi thì cũng phải có nói lại...Thông tin thì phải nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau thì mới có thể khách quan. Vì vậy tôi xin cung cấp tiếp đến các bạn một số ý kiến phản hồi.

    Kính gửi tòa soạn báo Tiền Phong online, tôi là một giảng viên ngành Khoa học Tự nhiên nhưng là một người yêu văn và cũng đã từng là cán bộ Đoàn. Nay tôi xin có vài ý kiến nhỏ về bài luận của em Thanh.
    Tôi viết bài này với hy vọng người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về ý kiến của một học sinh, trên cơ sở đó mới có nhận định và ý kiến đóng góp xác đáng hơn.

    Thứ nhất, xin góp ý với Thanh về cách tiếp cận và lập luận cũng như phần nào tâm tư tình cảm của học sinh các em với lịch sử. "Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... "

    Thanh thân mến, về mặt lập luận, cứ cho là em không thích tác phẩm này, tôi cũng rất hoan nghênh sự thẳng thắn của em, đặc biệt là việc dám thẳng thắn bày tỏ ý kiến trong một kì thi học sinh giỏi.

    Tuy nhiên, việc em và một số bạn khác không thích liệu có đủ độ tin cậy để khẳng định rằng 9/10 HS không thích không? Và cứ cho răng tỉ lệ đó đúng với lớp em thì liệu nó có đúng với toàn trường em và rộng hơn, có đúng với toàn thể học sinh không em? Em suy nghĩ thử xem nhé!

    Từ suy luận đó, em đã biến đại từ nhân xưng từ "em không thích", thành "bọn em không thể rung động". Thanh ạ, liệu em có thật sự chắc chắn rằng trong số các thí sinh ngồi trong phòng thi đó có không chỉ một hoặc hai em thực sự thích bài văn này và mỗi lần đọc lên bài ấy, lại trào dâng cảm xúc không em?

    Rất tiếc tôi không được đọc tiếp đoạn văn sau của em để biết em lập luận thế nào, để xem "Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... ". BẰNG CÁCH NÀO? Chẳng lẽ cứ phải sống trong hoàn cảnh ấy mới có thể cảm thụ được hay sao? Cứ như vậy thì có nghiện ma túy hay sa vào các tệ nạn xã hội thì mới biết sợ mà tránh xa nó hay sao? Xin lỗi vì tôi lấy hình ảnh so sánh quá khập khiễng.

    Thanh ạ, "em không hề thích tác phẩm này' nên không chỉ ra được cái hay, cái đẹp của nó, tôi đồng ý với em và hoàn toàn đồng ý với quyết định của hội đồng chấm thi khi cho 3/15 điểm vì lạc đề.

    Em cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng "đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở" vì tất yếu người ta đã khẳng định cái đẹp phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan.

    Tuy nhiên, có ai tước đi cái quyền cơ bản của các em trong việc khen chê một tác phẩm đâu em? Chỉ có điều là các em có đủ sức chỉ ra nó dở ở đâu không thôi em ạ. Một lần nữa tôi lại phải tiếc khi không được đọc toàn văn bài làm của em để xem em chỉ ra thế nào. Thêm nữa, liệu cái quan diểm "Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"?" liệu có phải do em thực sự cảm nhận ?

    Tựu chung lại mong em hãy xem như đây là vài tâm sự của một người anh trai về 2 điểm:

    Một là, nếu muốn bày tỏ chính kiến của mình đối với các tác phẩm, mong các em hãy thể hiện ngay trong giờ học với tinh thần xây dựng, phê bình để tiến bộ. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp cho cả các em và giáo viên thực sự có được những tri thức đáng quí và làm giờ học sống động hơn rất nhiều, đúng như chủ trương đổi mới học tập và giảng dạy.

    Rộng hơn, khi bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó thì việc chỉ ra điểm yếu đã quan trọng, nhưng còn việc chỉ ra được CÁCH KHẮC PHỤC còn quan trọng hơn nhiều, đó mới là kết quả đấu tranh để tiến bộ em ạ.

    Hai là, chúng ta luôn cần "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", nói như vậy nghe có vẻ hơi nặng nề. Nhưng hẹp lại, đó là yêu cầu của đề thi hay kiểm tra, rõ ràng ta phải đáp ứng nó thì mới có kết quả tốt. Em còn nhớ câu chuyện về "Chiếc đồng hồ" không? Đó chính là cơ sở xây dựng tính chuyên nghiệp hóa để đưa đất nước ta tiến lên đấy em ạ. Rất mong có dịp trao đổi nhiều hơn với các em.

    Với việc dạy và học Văn nói riêng cũng như dạy học nói chung, tôi cũng xin bày tỏ sự ủng hộ đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập sang định hướng "Lấy người học làm trung tâm".

    Nên chăng, các đề thi nghị luận không nên để phiến diện kiểu chỉ phân tích "cái đẹp' hoặc "cái chưa đẹp" một cách quá máy móc. Từng phần đó nên được học theo mục nhỏ, còn đến khi đi thi, nên yêu cầu học sinh theo hướng tổng quát hơn.

    Chúng ta đều biết theo quan điểm duy vật biện chứng thì các mặt đối lập này cùng tồn tại và đấu tranh với nhau trong mỗi sự vật hiện tượng. Bởi thế, đề thi nên hỏi quan điểm, ý kiến học sinh về vấn đề hay tác phẩm nào đó, như vậy sẽ mang tính tự do, sáng tạo và tổng quát hơn.

    Tất nhiên là chỉ với yêu cầu đối với từng bậc học. Cần lưu ý ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản, chúng ta cần dạy các em những cách nhìn nhận và đánh giá theo đúng thang bậc của quá trình phát triển tư duy ở từng cấp. Xin trân trọng cảm ơn.

    Phạm Hồng Hà (Email: honghacs79@yahoo.com)

    (Theo báo Tiền Phong)
  4. thaothucSG

    thaothucSG Thành viên

    Bài viết:
    287
    Được Like:
    133
    Xung quanh bài văn "lạ": Lỗi một phần là tại các thầy cô, nhưng...

    (TPO) Học sinh không cảm nhận được giá trị văn học, lỗi một phần là ở chính các thầy, cô giáo dạy văn. Nhưng, học sinh không phải là vô can. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái nói về "bài văn lạ" đang gây xôn xao dư luận.

    Trước hết, tôi đánh giá cao sự thẳng thắn trong việc bày tỏ ý kiến riêng của em Phi Thanh về cách ra đề thi môn Văn cho học sinh giỏi văn lớp 11, thông qua một đề thi cụ thể. Thay vì làm bài, em đã trình bày ý kiến riêng, với những nhận xét thẳng thắn, khiến dư luận xã hội và công luận báo chí đặc biệt quan tâm.

    Không những thế, từ nhận xét về một đề thi, em còn mở rộng ý kiến của mình, phê phán những chỗ bất cập của chương trình dạy văn ở cấp học phổ thông hiện nay, mà từ lâu nay đã trở thành một vấn đề nóng của dư luận xã hội.

    Bản thân tôi từng được mời luyện thi cho các em học sinh giỏi quốc gia tại Hà Nội và chấm bài thi môn Văn cho thí sinh thi đại học khối C và D, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp những bài thi “đặc biệt”, hoặc cách ứng xử như của em Thanh đối với tác giả và tác phẩm văn học và tôi cũng đã từng phải suy nghĩ về vấn đề này.

    Trên thực tế, việc học sinh thích tác phẩm văn học này, không hứng khởi với tác phẩm kia là chuyện bình thường. Bởi lẽ, một tác phẩm văn học vốn chỉ được viết bằng ngôn ngữ văn chương, với tính chất “ phi vật thể” của hình tượng ngôn từ đặc trưng cho văn học, đã nghiễm nhiên tạo ra một khoảng rộng lớn vô hạn cho sự tưởng tượng của ngưòi đọc.

    Vậy nên, tác phẩm văn chương chỉ có một, nhưng với người đọc, rất có thể, mỗi người lại có một tác phẩm văn học của riênh mình. Tác phẩm đó khác nhau là do mỗi người có khả năng “hấp thụ” khác nhau.

    Qua quá trình giảng dạy, coi thi và chấm thi môn văn học, tôi nhận thấy, thông thường, học sinh không thích, hoặc cảm thấy khó hiểu những tác phẩm văn học được viết bằng chữ Hán dịch ra tiếng Việt, hoặc các phẩm được viết bằng chữ nôm, và nói chung là những tác phẩm văn học trung đại.

    Cái khó nhất của học sinh đi thi giỏi văn có lẽ chính là vấp phải những tác phẩm văn học trung đại. Lý do ư? Rất đơn giản, nó rất khác với văn học hiện đại thế kỉ XX. Do vậy, nói chung, tâm lý học sinh vẫn thích đề thi rơi vào các tác phẩm văn học hiện đại thế kỉ XX hơn.

    Góc nhìn ... lệch

    Theo tôi, trường hợp của em Thanh cũng không phải ngoại lệ. Tôi băn khoăn vì chưa được đọc toàn bộ bài luận được xem là “không bình thường” của Thanh, mà mới chỉ được đọc đoạn trích. Tuy nhiên, với những gì em thể hiện, tôi thấy Thanh là người có năng khiếu văn học và dám bộc lộ góc nhìn riêng của mình. Chỉ có điều, thật đáng tiếc, góc nhìn đó lại hơi... bị lệch.

    Thời bằng tuổi em, tôi đã từng rất cảm động, tự hào khi đọc "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi. Đọc "Tuyên ngôn Độc lập" của Bác Hồ, tôi và các bạn tôi đã cùng rơi nước mắt vì thấy văn chương của Bác viết thật hay và hào sảng, cảm động.

    Và, tuy mới chỉ là những học trò, chưa hề nếm trải cuộc kháng chiến chống Pháp, và cố nhiên, chưa hề đặt chân đến vùng đất Nam Bộ, thời đó còn bị chia cắt Bắc - Nam, nhưng lòng dạ thơ ngây của bọn học trò Hà Nội chúng tôi vẫn tràn đầy tình thương cảm, biết ơn những người nghĩa quân nông dân áo vải Nam Bộ đã hi sinh cho tự do độc lập và trở thành hình tượng văn chương đầy cảm động trong bài văn tế hào hùng của nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu.

    Chưa cần thầy cô phải dạy, do rất yêu mến văn chương Việt, tiếng Việt, ham đọc, có năng khiếu về thưởng thức tác phẩm văn học, và tìm thấy trong văn học những tình cảm làm phong phú, giàu có cho đời sống nội tâm của chính mình, nên chúng tôi đã có những tình cảm yêu mến tự nhiên đối với những tác phẩm văn học không phải dễ cảm thụ này của Nguyễn Đình Chiểu.

    Và khi xem lại phần viết trong sách Văn học lớp 11 của tác giả Nguyễn Đình Chú viết về Nguyễn Đình Chiểu, tôi thấy nguyễn Đình Chú viết công phu, có lý có tình, chú giải cẩn thận những từ khó hiểu, giải thích tường minh những lớp nghĩa trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá chính xác giá trị văn chương trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu bằng một sự hiểu biết, tinh thần trân trọng và tình cảm tri ân đáng quý với con người và tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, trong sự phân tích, bình luận và chọn lựa các đoạn trích “Lẽ ghét thương” trong "Lục Vân Tiên", "Xúc cảnh” trong "Ngư Tiều Y thuật vấn đáp” và tác phẩm quan trọng: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".

    Vì vậy, tôi nghĩ một học sinh giỏi văn như em Thanh, sẵn có tình yêu văn chương và tiếng Việt như em Thanh, thì chỉ bằng vào những phẩm chất ấy của chính em Thanh, em chưa cần nghe giảng bài, mà chỉ cần tự mình đọc tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, hoặc là tự đọc phần viết của Nguyễn Đình Chú trong sách văn học lớp 11 thôi, cũng đủ để tự em thấy mến yêu và xúc động một cách tự nhiên trước vẻ đẹp văn chương trong những tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu.

    Vì bản thân em là học sinh giỏi văn và việc đọc tác phẩm văn học là một cuộc đối thoại âm thầm và đơn chiếc, rất cần đến những tình cảm sâu sắc nội tâm của người đọc. Và có lẽ phải là như thế, em Thanh mới có thể trở thành học sinh giỏi Văn.

    Rất tiếc, em Thanh đã không cảm nhận được vẻ đẹp này. Em viết rằng thực sự em không hề thích tác phẩm này, vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu.“Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương” . Em không thấy nó hay, cũng không thấy nó đẹp. Rồi Thanh đưa ra lý do “Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình...”

    Quả tình tôi rất kinh ngạc khi em Thanh không có một tí rung động nào trước “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Đặc biệt với những lý do em đưa ra. Đúng! Có thể em không thích tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, em thấy mình xa lạ với nó về thời gian, không gian, tư tưởng..., khi lịch sử mà nó thể hiện đã lùi xa vào quá khứ, nhưng em không thể xa lạ với cái tình người, sự thương tiếc, thương cảm, đau xót, khắc khoải... của một nhà văn Nam Bộ thấm đẫm trên từng con chữ của bài văn tế những người nghĩa sĩ Cần Giuộc Nam Bộ đã bỏ mình vì nước.

    Tôi ngờ rằng, em Thanh ít đọc, ít nghĩ ngợi, chưa yêu cái đọc đến mức tự mình coi mình là một chủ thể đọc và có ý kiến riêng về cái đọc ấy. Và thêm nữa, chính em đã bị lệch, khi rất duy lí trong thưởng thức tác phẩm văn chương.

    Đành rằng, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chưa phải là hoàn hảo về văn chương, nhưng đó không phải là tác phẩm lịch sử, mà là những tác phẩm văn học tiêu biểu và có giá trị đích thực của văn học Việt Nam cuối TK19, mà không có những tác phẩm ấy, thì không có những tác phẩm văn học tiêu biểu nối tiếp của văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX.

    Và cũng chính nhờ vào bản sắc Nam Bộ đậm đặc trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu mà những tác phẩm ấy vẫn sống và đang sống trong lòng độc giả không chỉ của một vùng đất Nam Bộ mà thôi.

    Tôi muốn nói: Em có quyền không thích tác phẩm này hay tác phẩm khác và có quyền không tuân thủ theo cách dạy cơ học giáo điều, nhưng phải chăng em tự cho mình cái quyền dửng dưng vô cảm trước những cái đẹp của văn chương đã được định giá và kiểm chứng qua thời gian, như những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu và cách viết, cách xây dựng hình tượng đầy tình thương xót, lòng tri ân đối với những nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông?

    Tôi bỗng nhớ đến một câu nói của một hiền triết nào đó, rằng: Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi. Vì thế, đọc văn học là đưa mình vào một thế giới mới của nghệ thuật ngôn từ và người đọc hoàn toàn không bị bắt buộc trải qua thực tế giống như nhà văn mô tả trong tác phẩm mới cảm thụ được vẻ đẹp văn chương chữ nghĩa của nó.

    Nếu vịn vào lý do này để nói em không thích, không thấy thương cảm là không đúng. Lỗi này trước hết là do chính văn hóa đọc và vốn văn chương của em còn hạn chế. Bởi, nếu đọc nhiều, suy tư nhiều về văn chương, và từ văn chương, suy ngẫm về cuộc đời và con người, em sẽ hiểu được không chỉ cái nghĩa bề mặt đương nhiên của chữ, mà em còn có thể tìm thấy cả bóng chữ nữa, và có thể, cũng như tôi, khi đọc được tác phẩm văn học hay, tôi sẽ còn muốn đọc đi đọc lại nó trong những đoạn khác nhau của cuộc đời, và thấy rằng có khi đi hết cả cuộc đời mình, chưa chắc tôi đã đi hết được chiều sâu vô cùng của tác phẩm văn học đâu...

    Cho nên em cần xem xét lại bản thân mình, với tính cách là một chủ thể đọc văn chương, em sẽ thấy mọi việc sẽ khác. Thay vì hỏi : "Lỗi tại em, hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc", hay là tại sự xa cách giữa hai thế hệ thầy cô và em, thì em hãy hỏi bản thân mình xem đã có ứng xử một cách có văn hoá với văn chương chưa và đã tự mình thiết kế cho mình một văn hoá đọc chưa, bởi không phải đọc cái gì cũng tạo thành văn hoá đọc và không phải cứ dựa trên sự thích hay không thích một cách đầy cảm tính như thế, là đã có văn hoá đọc văn chương đâu.

    Có một phần lỗi của các thầy, cô giáo dạy văn...

    Mặc dù, cái việc thích hay không thích của em, mà em viết trong bài thi của em, một phần cũng có lỗi của các thầy, cô giáo dạy văn học hôm nay.

    Hiện nay, lối giảng văn một chiều, thầy đọc, trò chép, học sinh chỉ được phép nói lên cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà không có quyền được... chê, như em Thanh nhận xét, đã thực sự làm triệt tiêu tính sáng tạo, trí tưởng tượng và tình yêu mến tự nhiên đối với văn chương của các bạn trẻ.

    Về điểm này, tôi thấy, Thanh không phải không có lý. Tại sao học sinh cứ phải nghe tất cả những gì các thầy, các cô bắt buộc phải thấy hay, trong khi không thuyết phục được các em, khi các em không thấy hay? Học sinh không phải và không thể là bản sao của các thầy, cô, nhất là trong môn học trìu tượng, giàu tính sáng tạo, tưởng tượng như văn học, vốn được coi là nghệ thuật của ngôn từ!

    Giảng văn không phải là bảo học sinh thích cái nọ, không thích cái kia, mà là truyền cảm sự cảm thụ văn học. Người thầy phải trao truyền một cách đầy hứng khởi cho các em niềm đam mê văn học với những giá trị chân - thiện - mỹ mà bao giờ cũng thật đầy đặn trong các tác phẩm văn học hay.

    Thế nhưng rất tiếc, từ thực trạng học sinh, sinh viên hiện nay đang ngày “dị ứng” với văn học, đã càng chứng tỏ, phần lớn (tôi không nói là tất cả) lối giảng văn của các thầy, cô bây giờ đang góp phần “giết chết” khả năng rung động của học sinh. Người thầy không thể không có trách nhiệm khi không biết giảng thế nào cho học sinh của mình yêu văn học, yêu con người, yêu đất nước... Và người thầy cũng phải chịu trách nhiệm về những bài thi môn văn của học sinh đầy rẫy những lỗi văn hoá về tiếp nhận văn chương và viết tiếng Việt.

    Về vấn đề này, tôi và nhiều đồng nghiệp cũng đó nhiều lần lên tiếng. Nhưng xem ra, chưa thấy có hồi âm? Và có lẽ hồi âm cần phải đến từ hai phía, mới thật công bằng, và mới có thể cải thiện được tình hình đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết về câu chuyện đáng buồn này: Đó là phía những thầy cô dạy văn và cả phía những học sinh, sinh viên học văn nữa!

    TS Nguyễn Thị Minh Thái (Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam, Giảng viên môn Văn hoá - Văn học, khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn -ĐHQGHN).

    Qua trường hợp xử lí bài thi học sinh giỏi văn của em Phi Thanh, có thể thấy, học sinh đang thiếu vắng tình cảm tự nhiên đối với người xưa, những người nông dân châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ đã đổ máu dựng nước và giữ nước cho chúng ta có cuộc sống trong thời bình ngày hôm nay.

    Và cả sự thiếu vắng tình yêu tiếng Việt. Về sự thiếu vắng này, không thể chỉ đổ lỗi cho các thầy cô dạy môn văn được...

    Phải chăng, học sinh cũng phải tự xem lại mình, trên tinh thần lành mạnh: "Tiên trách kỉ hậu trách nhân”.



    Tên: Trần Trọng Nghĩa, Email: nghiaop@gmail.com

    Điểm 3/15 là xứng đáng !

    Là 1 học sinh giỏi mà không hề cảm nhận được cái hay của bài "Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc" sao??? Phải chăng bạn không thích chủ đề về lịch sử trước đây?

    Bạn cho rằng nói những vấn đề đó quá cũ rích? Hay vì tác giả bài văn viết dở? Qua văn thơ để tìm hiểu về lịch sử dân tộc chẳng phải là 1 cách tốt cho chúng ta sao? Sao bạn lại nói là "... Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để tìm hiểu về lịch sử dân tộc".

    Tôi không hề đồng tình với bài thi của bạn Thanh. Điểm 3/15 là xứng đáng. Đề nghị toà soạn đăng toàn bộ bài dự thi của bạn Thanh. Xin chân thành cảm ơn!

    Tên: Đỗ Doãn Đạt, Email: dodoandat@yahoo.com

    Tôi không cho rằng học sinh đó đúng

    Tôi không cho rằng học sinh đó đúng. Vì mới chỉ là học sinh PTTH, không thể dùng những lý lẽ, dù là có biện chứng như thế để cải cách cả một chương trình dạy bậc PTTH mà biết bao thế hệ học sinh đã trải qua.

    Hơn nữa, Thanh lại là học sinh giỏi đang tham dự kỳ thi học sinh giỏi khối trường PTTH thì càng phải tuân thủ những gì đề ra. Xin đừng có ai ủng hộ cả, vì làm như thế sẽ là chiều chuộng ...

    Học sinh hiện nay cứ đòi khẳng định CÁI TÔI CÁ NHÂN, trong khi cái CON NGƯỜI XÃ HỘI chưa thành hình. Học sinh phải trải qua tất cả các cấp học PTTH (I, II, III) là để học lấy cái con người xã hội. Con người xã hội sau đó sẽ giúp họ xây dựng nên cái bản ngã đó.

    Nếu vì lý do yêu-ghét, mà nhiều người đổ lỗi cho cả một chương trình giáo dục, cụ thể chương trình dạy văn học ở cấp PTTH, kể cả PTCS, thì thật là sai lầm.

    Hồi tôi còn học PTTH, tôi đã được nghe kể một thí sinh vào phòng thi nhưng gặp đề "khoai" quá nên chỉ viết bậy bạ mấy câu, đại loại "Cổng trường đại học xa vời vợi/ Thân trâu này đâu dám ước mong", hay trong dân gian có Trạng Quỳnh với "Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi..." là không thể chấp nhận được. Còn đã học chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ủng hộ những việc xảy ra như vậy.

    (Theo Tiền Phong)

  5. Volcano

    Volcano Thành viên

    Bài viết:
    1,231
    Được Like:
    358
    Chà,sao tòa ý kiến trách móc phản bác vậy cà
    Theo cá nhân Vol trong những ngày qua theo dõi báo chí thì đa phần xả hội đều lên án bài văn của Thanh chỉ thấy anh em GSM mình là tham gia ủng hộ và cho rằng bài văn này là do 1 HS dũng cảm,dám nói thẳng nói thật viết ra và rất hoan ngênh thôi.Các bạn có ai để ý thấy 1 điều là tất cả những người lên án Thanh đều là những người có độ tuổi từ 1983 trở về trước,họ thoát ra khỏi sự kềm cặp của gia đình và nhà trường nên cho rằng lứa tuổi HS Phổ Thông là "con nít" vậy xin kính hỏi các vị "người lớn" là khi bằng tuổi các bạn ấy trong các vị có ai dc trên 7.0 môn Văn không?Có ai trong giờ Văn dám đứng lên phát biểu 1 câu nào không?Các vị có thể thuộc bao nhiêu câu trong Truyện Kiều ? Các vị có thật sự xúc động khi đọc bài văn tế Nghĩa Sỹ Cần Giuộc sao? Tôi e rằng 1 câu trong bài Tế các vị còn không nhớ chứ đừng nói phân tích với cả phê bình.
    Cá nhân tôi khi còn gọc cấp 3 ở trường Gia Định cũng đã từng đạt dc 7.0 môn Văn khi ra trường.Tôi không tự khoe khoan là tôi giỏi Văn mà tôi nghĩ rằng :ngu như mình mà cũng dc 7.0 thì những thằng giỏi nó như thế nào nhỉ.Tôi muồnd9e6 cập đến 1 vấn đề đó là chất luợng giáo dục.Trong nhà trường cấp 3 thật sự khi lên lớp giao viên ít nhắc đến những cái hay,cái độc đáo trong Văn thơ mà đ phần là "hành" Hs về môn học của mình.Các vị thử nghĩ trong giờ học Văn có 45 phút thì 15p trả bài (tôi chẵng hiểu Văn có cái gì để mà "trả bài") rồi 15p gọi hết Hs này đến Hs khác đứng lên đọc bài.Rồi mất vài phút để 1 số thành viên "giỏi" của lớp đứng lên phát biểu cảm tuởng.Thời gian còn lại của tiết học là phần thầy cô giáo giảng bài vậy đố ai trừ ra dc là thầy cô giảng bao nhiêu phút và giảng dc những gì cho Hs hiểu.
    1 vấn đề nữa mà VOL cảm thấy bức xúc là có bạn cho rằng không phải HS nào cũng cảm thấy bài văn Tế này khô khan,bạn nói rằng không phải 9/10 Hs cảm thấy khô khan là hoàn toàn sai.Tôi dám đánh cuộc nếu có 1 cuộc dò xét tham khảo ý kiến bí mật ( Còn đi học mà trả lời tùm bậy là bị kỷ luật chết ) thì 99% Hs sẽ cho bạn thất cảm nhận của họ về bài Văn Tế là khó hiểu và khô khan.Vol không đề cập đến toàn bộ nền Văn học VN vì nói không thể phủ nhận rằng VH VN là 1 kho báu nhưng trong cái kho báu đó mọi người nên chọn lọc ra tinh túy để con cháu gìn giữ và học tập hơn là dồn ép,nhồi nhét và có thái độ cổ hũ trước những ý kiến đóng góp.
    Cô bé Thanh đã có bài viết lạc đề việc giáo viên cho 3 điểm thì cũng nên xem lại trình độ của giáo viên đó.Vì khi lạc đề sao mà vẫn dc 3 điểm,điểm 3 khi tham gia 1 kỳ thi Hs giỏi có thể dc xem là điểm 6-7 khi chấm điểm trong trường rồi.Vol đã từng thấy 1 cuộc thi Hs giỏi ở Q2 Hs cao diểm nhất là 4,5d.Vậy điểm 3 có ý nghĩa gì ? VOL mà làm hội đồng chấm thi thì Vol cho 0 Điểm.Theo cá nhân mình thấy thì bài Văn cố bé Thanh viết trong đoạn trích chỉ là 1 đoạn trong toàn bộ bài viết lên án thái độ giảng dạy trong nhà trường và phê phán cách ra đề của BGK nhưng tất nhiên nó sẽ dc dấu đi.Nếu ta đọc hoàn toàn bài văn thì có thể dẽ hiểu rõ hơn cô bé muốn nói gì .Việc trích dẫn từng phần những đoạn như thế nhằm lên án Hs Thanh chứ không rõ ràng,minh bạch tý nào cả. Anh em nào biết câu chuyện : "Đau bụng uống nhân sâm.....tắc tử" sẽ thấy câu chuyện này thật đáng cười.
  6. BlackMN

    BlackMN Thành viên

    Bài viết:
    137
    Được Like:
    5
    -Tôi còn trước 1983 tới 4 năm lận :D , về bài làm văn này thì tôi có vài nhận xét sau :
    + đầu tiên là về bài văn tế nhận xét của em Thanh quả thật không xác đáng , nhìn một sự việc phải nhìn vào bề sâu của nó , em nói đây là thứ văn khô khan không hợp thời thì quả thật em rất vô cảm , bản thân nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước mộc mạc , cuộc đời ông chịu nhiều thăng trầm và xã hội thời của ông cũng chẳng nên thơ gì cho cam nên văn thơ của ông cũng vì thế mang tính hiện thưc , mộc mạc .Ứng với bản thân,xã hội loạn lạc ấy ông khó mà có những vần điệu nên thơ để cho em thích được.Cảm thụ văn học cũng cần quan tâm đến tác giả hoàn cảnh sáng tác nữa , tôi nhớ khi học bài văn tế tôi thật sự cảm động khi nghĩ đến biết bao chí sĩ đã ngả xuống ( hay cũng phần vì tôi là người Long An ) , tôi nghĩ biết đâu trong số đó có thể cũng có ông bà họ hàng tôi , không có bài văn tế này thì bao nhân mạng ngã xuống biết ai còn nhớ tới,ý thức được điều đó nên tôi cũng chẳng câu nệ gì chữ nghĩa.Em Thanh không cảm được trước cái chết của bao nhiêu đồng bào thì thật sự tôi không đồng tình. Gần đây báo chí có nhắc lại hơn 2 triệu đồng bào đã chết vì nạn đói năm 1945 , người ta tính làm một cái gì đó để không lãng quên nhưng có lẽ đọc bài em Thanh chẳng ai dám làm một bài văn tế nào cả vì chẳng có gì nên thơ trong chuyện ấy để mà viết cho em cảm
    +Như vậy thì do đâu mà lứa 8X như em Thanh lại vô cảm đến như thế và vì sao như volcano nói lứa trên 1983 ( chắc năm sinh của volcano :D) lại cứ hay nói này nói nọ lứa 8x? Lứa 8x ra đời khi đất nước đã bình yên , đã bắt đầu cơm no áo ấm , không phải chịu nhưng cực khổ mà các đàn anh đã trãi qua , như lứa 7x tôi , khi xưa có biết sữa bột là gì đâu , có nước cơm là mai rồi .Lớn lên đầy đủ , tiếp xúc nguồn thông tin đa dạng , nhiều chiều , tích cực cũng có mà tiêu cực cũng có.Trong số đó không tránh khỏi sinh ra "chủ nghĩa xét lại" , quay trở ngược phán xét lại cha ông mà ta thấy rõ ở nước Nga...
    +Vậy thì lỗi ở ai ? Chính cách giáo dục của chúng ta trong suốt nhưng năm qua , chúng ta cứ mãi ngủ quên trên chiến thắng , dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu nhục trước kẻ thù nhưng chẳng ai dạy chúng ta cảm thấy nhục khi nghèo khổ ,ngu dốt cả.Cứ rả rích tọng vào đầu học sinh hết năm này qua năm khác , phải nhớ cho được ngày tháng năm của ai đó mà thay vì thế chỉ nên biết tên và công đức của họ.Không quên quá khứ nhưng chúng ta không thể ăn bằng quá khứ , ngoại trừ Liên Xô có dân tộc nào kiêu hùng bằng ta không , nhưng thì đã sao , ta nghèo cũng có tiếng , chơi dơ cũng có tiếng , đến nổi vài website không bán hàng khi ta khai from Vietnam , đó không nhục sao , sao chẳng ai dạy. Chúng ta hãy nhớ lại cái phòng học thời học sinh của ta : cái bàn đóng chặt vào đất , lớp im phăng phắc. Tôi cứ nghĩ tới cái bàn mãi , nó cũng giống như nền giáo dục của ta vậy .Bàn đóng chặt vào đất nên không dịch chuyển được không thể nào mà dạy học sinh sinh hoạt nhóm mà bây giờ kỹ năng làm việc nhóm và phát biểu trước đám đông quan trọng lắm .Lớp học thì im ắng ,tại sao không cho học sinh được tư do tranh luận ,mạnh thấy thầy dạy mà nhiều khi chẳng biết dạy cái gì , mạnh trò trò chép.Quá nhiều bất công , học trò có không tâm phục cũng giữ trong lòng , dồn nén qua biết bao thế hệ giọt nước tràn ly mới xuất hiện em Thanh , nếu cứ tiếp tục như vầy rồi sẽ có em Thanh thứ hai... thứ n.Thế mà học sinh Việt Nam thi đâu thắng đó , thật quá sức nễ , cứ thử nghĩ nếu không hao tốn nhân lực tài lực cả ngàn năm đô hộ , mấy chục năm chiến tranh , được một nền giáo dục cởi mở , hướng đến đào tạo tư duy , cách suy nghĩ thì Viêt Nam chắc chắc không cam chịu nghèo nàn lạc hậu như bây giờ .Quan trọng nhất là những người làm giáo dục phải không có đầu óc bảo thủ đồng cảm với vần nạn của quốc gia, mà tiếc thay số người ấy còn trụ lại được không nhiều và hầu như cũng chẳng có chức quyền gì mà thay đổi...
    ( trích từ một forums)
  7. linhmotorace

    linhmotorace Thành viên

    Bài viết:
    338
    Được Like:
    64
    nhìn cô bé rất có cảm tình, cộng với sự dũng cảm phải cho điểm 20/10 mới đúng. Khâm phục, khâm phục !!!!!!=D>
  8. Aone

    Aone Thành viên

    Bài viết:
    82
    Được Like:
    11
    Đây là ý kiến của cô bé ,Tôi thấy nó rất thực tế để mọi người hiểu đúng:

    "Lúc đó, tôi biết sẽ có một “hậu quả” chắc chắn là tôi không thể đạt điểm cao và đoạt giải học sinh giỏi. Tôi cũng có nghĩ đến những chuyện khó xử khác... Nhưng quả thật, tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ thật của mình với mục đích tích cực, có tính xây dựng chứ không phải là một phản ứng tiêu cực.

    Những điều tôi nghĩ, tôi viết thể hiện mong muốn sẽ có những cải cách chương trình, thay đổi trong cách dạy và học, mong muốn các thầy cô, nhà trường có thể linh hoạt hơn trong cách ra đề, đánh giá..." (Trích bài văn của em Nguyễn Phi Thanh).""
  9. nhson

    nhson Thành viên

    Bài viết:
    117
    Được Like:
    10
    Cám ơn bạn học sinh này. Đấy là thực tế đấy các bạn ạ. Học sinh đang được đào tạo như những con gà công nghiệp, lại mắc cúm type A H5N1 hết thôi !
  10. Adolf Hitler

    Adolf Hitler Thành viên

    Bài viết:
    46
    Được Like:
    4
    hix bác nào viết dài em xin các bác để cỡ chữ to hơn 1 chút đọc mỏi mắt lắm dọc từ đầu trang đến cuối trang hoa hết cả mắt rồi
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.