[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cộng đồng mạng đang xôn xao về bài kiểm tra của Bùi Minh Thu, học sinh lớp 10G5 trường Marie Curie, dùng nhiều tiếng lóng và ký hiệu rất phổ biến trong giới tuổi teen. Bài viết có cả lời phê của cô giáo với ngôn từ cũng không kém gì 9X. [/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Mấy ngày qua, cư dân mạng chuyền nhau đường link về bài văn của học sinh Bùi Minh Thu, lớp 10G5 Trường phổ thông năng khiếu Marie Curie (Hà Nội).[/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đó là bài kiểm tra 90 phút với đề trong sách giáo khoa: “Sau khi chết ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó”. Bài văn đưa ra câu chuyện tưởng tượng: Trọng Thủy chết xuống thủy cung tìm gặp Mị Châu. Đến thủy cung, Trọng Thủy sau khi không xuất trình được giấy tờ tùy thân đã đưa hối lộ, sau đó còn đi đăng ký hộ khẩu thường trú và xin cấp “sổ đỏ”... Đặc biệt là việc Trọng Thủy đi qua động lắc, nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội... [/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trên bài văn có lời phê của giáo viên bộ môn và chấm điểm 9. Chỉ trong hai ngày, trang web chứa đường link bài văn này đã có hàng trăm ngàn lượt người truy cập. Trên rất nhiều blog cá nhân, bài văn được post lên với những bình luận khác nhau. Bài văn đã gây những luồng dư luận trái chiều. [/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trao đổi với PV vào chiều 11/4, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, khẳng định đây không phải là bài văn chính thống của trường, mà chỉ là bài học sinh viết ngoài giờ học rồi đưa lên mạng nên trường không thể kiểm soát và chịu trách nhiệm được. [/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Thầy Khang cho biết sẽ không có hình thức chế tài hay kỷ luật việc làm của em Thu. Tuy nhiên, trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm họp lớp nhắc nhở em Thu và các học sinh khác không nên có những hành động tương tự, gây ảnh hưởng đến nhà trường.[/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Theo T.Hải[/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Pháp luật TP.HCM[/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nguyên văn bài văn trên:[/FONT]
con này còn sáng tạo hơn những anh chị 8x của nó nữa. Quả thật táo bạo. Cô giáo cũng hay ghê cho 9 điểm. Đọc xong bể bụng luôn.
co giáo nào mà cho 9 đ bác kia ơi.tự tụi post lên đây edit lại đó. cái này chỉ là 1 mảng nhỏ thôi,còn nhìu đứa rành đời còn hơn ng lớn,hầu hết chỉ là qua internet thôi.
Bà Trần Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường THPT Marie Curie (Hà Nội), đã cho biết như vậy khi trao đổi về bài văn “xì-tin” của em Bùi Minh Thu - học sinh lớp 10G5 trường này. Xin bà cho biết, bà nhận được thông tin về bài văn "gây xôn xao cư dân mạng" khi nào? Khi bài văn đó lên mạng mấy ngày, tôi cũng đã được biết và đã đọc. Sau đó, chúng tôi gặp em Bùi Minh Thu là người có tên trong tờ giấy kiểm tra. Tôi đã phân tích để cho các em thấy tất cả các từ ngữ và các ý tưởng của bài văn này là không thể chấp nhận được. Tìm hiểu về bài văn này, chúng tôi đã nhận thấy, thứ nhất, bài văn đó không phải là bài làm kiểm tra định kì. Đó là đề thi học kì năm trước của ban tự nhiên. Trong quá trình dạy và ôn tập, cô giáo đã sử dụng đề này như 1 bài tham khảo. Thứ hai, tôi khẳng định đây không phải là chữ cô Nguyên, cô giáo dạy văn, đồng thời chủ nhiệm lớp 10G5 . Em Thu cho biết, em viết bài văn này ở nhà và mang đến lớp cho các bạn đọc và mang về nhà ngay cuối buổi học đó. Bài văn này đã được mang bán giấy vụn cùng với các giấy vở cũ của em. Chính em Thu cũng không biết ai đã phê và đưa bài văn lên mạng. Sự việc này, dưới góc độ của những người làm giáo dục, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở em, chỉnh đốn về tư tưởng và quan điểm, làm cho các em hiểu cái đúng cái sai để sửa chữa. Là môi trường giáo dục, chúng tôi hoàn thiện nhân cách cho các em chứ không thể xử phạt một cách cứng nhắc, nặng nề được. Thưa bà, nhiều người cho rằng cách ra đề của bài kiểm tra: "Sau khi chết ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó". Yêu cầu tưởng tượng như thế đối với học sinh lớp 10 rất dễ làm cho các em có những suy nghĩ lệch lạc. Ý kiến của bà thế nào? Đứng từ góc độ của một giáo viên dạy văn, các giáo viên đều muốn hình thành và phát triển trí tưởng tượng của các em. Và tất nhiên, trí tưởng tượng này phải mang tính nhân văn. Ngoài ra, giáo dục trong nhà trường cũng cần rèn luyện cho các em khả năng nghị luận. Đề bài này năm trước đã được sử dụng để kiểm tra học kì và đã có được những thành công nhất định. Rất nhiều thầy cô đã phải trầm trồ về những bài văn hay với đề này. Đọc các bài như thế, các thầy cô cảm thấy toại nguyện lắm. Chúng tôi lúc nào cũng chú ý rèn luyện rất cẩn thận cho các em. Có hàng ngàn học sinh, nhưng lỗi này chỉ rơi vào 1 em. Nó không mang tính đại trà. Dù vậy cũng làm chúng tôi rất buồn! Bài văn của em Thu nằm ngoài sự mong muốn của những người ra đề, những người làm giáo dục như chúng tôi. Dạy văn trong nhà trường ngoài vấn đề phân tích tác phẩm và nghệ thuật thì giáo viên cũng luôn rèn luyện cho học sinh có khả năng tưởng tượng, tư duy lôgic. Tất nhiên văn học luôn hướng tới việc nâng cao tâm hồn con người, hướng tới những giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, những tác động của cuộc sống bên ngoài thì vẫn song song tồn tại. Cái quan trọng là học sinh phải tự biết lựa chọn. Với bài văn trên mạng này, các thầy cô trong trường có hoài nghi về việc dạy văn của mình hiện nay không, thưa bà? Chúng tôi cũng chỉ hoài nghi có 1 điều. Đó là, thế hệ trẻ tiếp cận với mạng quá nhiều và đã quá lạm dụng tiếng lóng. Chúng tôi thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong quá trình dạy dỗ các em. Trong các tiết học, chúng tôi luôn trau dồi, trang bị những kiến thức cho học sinh. Nhưng những tác động của xã hội vẫn có ảnh hưởng, tác động tới các em là quá lớn. Giả sử phải chấm điểm bài văn ấy, bà sẽ cho bài văn mấy điểm? Với cương vị của một giáo viên dạy văn, tôi không thể chấm điểm cho bài văn này được. Tôi không thể cho bài văn này điểm 0 (không), không thể cho điểm 1 (một), cũng không thể phê. Thế đấy! Tôi phải gọi riêng học sinh của mình lại để nói chuyện, phân tích cho em hiểu, nhận ra những điểm sai lệch Theo dân trí