Bão đến rồi!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi tanthanh2009, 30 Tháng chín 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tanthanh2009 Thành viên

  2. chocolate_22

    chocolate_22 Thành viên

    Bài viết:
    85
    Được Like:
    16
    Chài nhà con đang xây... hức...
  3. BAXU

    BAXU Guest

    Chép ít music, film vô mobile, ngồi nhà thưởng thức......:D
  4. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Phó ban thường trực nên phải ở lại cơ quan từ 29/09-02/10 rồi!
  5. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Bão cấp 13: Không công trình nào chịu nổi
    Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 12 (có thể gọi ngắn gọn là bão cấp 12), có tốc độ gió tương ứng là 118-133 km/giờ. Với cấp này thì độ cao sóng trung bình trên biển khoảng từ 15m trở lên, được mô tả là “cơn cuồng phong, cơn thịnh nộ”; mặt biển hoàn toàn trắng xóa, tung tóe bọt nước, trong khi tầm nhìn trên biển vô cùng tồi tệ.
    Hiện VN sử dụng cấp gió của bão theo cấp Beaufort, gồm 18 cấp (từ 0-17). Theo thang cấp bão Beaufort, bão từ cấp 13 trở lên thì mức độ hung dữ của chúng dường như không có từ ngữ để mô tả tính chất nguy hiểm của bão loại này. Giới chuyên môn cho rằng trên lý thuyết bão từ cấp 12 là có thể tàn phá bất kỳ công trình nào, vùng gần tâm bão đi qua là cực kỳ nguy hiểm: cột điện có thể bị quật ngã, đê biển có thể bị đánh vỡ; đường giao thông, cầu cống bị cuốn trôi; nhà cửa có thể bị quét và đánh sập, đồng thời xảy ra hiện tượng nước dâng do bão...
  6. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Sơ tán khẩn cấp trên 183.000 người
    * Còn 112 tàu thuyền chưa vào bờ
    Thủy thủ Úc đắp kè cùng dân Hội An
    [​IMG]
    Đến thăm TP Đà Nẵng trong hai ngày nhưng khi nghe sắp có bão, sáng 29-9, 30 thủy thủ của tàu Prigat HMAS Newcastle thuộc Hải quân hoàng gia Úc đã đến khu chợ quê Quảng Nam (khối Đồng Hiệp, phường Minh An, Hội An), cùng người dân địa phương đội mưa cho cát vào bao (ảnh) và sắp đặt thành bờ kè mềm dài hơn 100m bảo vệ khu vực này khỏi bị đe dọa khi bão đến, lũ dâng. Sau khi hoàn tất, thủy thủ tàu Prigat đã quay ngay về Đà Nẵng chuẩn bị chuyến hải trình tối 29-9. Người dân Hội An hết sức cảm kích trước tình cảm hữu nghị của các thủy thủ Úc và mời những người bạn mới này thưởng thức món bánh ít đặc sản Hội An.
    HOÀNG DUY

    TT - Suốt cả ngày hôm qua, trong khi ngoài trời vẫn quang đãng, gió nhè nhẹ... thì bên trong văn phòng của ban chỉ đạo tiền phương đóng tại TP Đà Nẵng, tình hình về diễn biến đường đi của cơn bão số 6 mỗi lúc một "nóng" lên.
    Dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ban chỉ đạo tiền phương đã tổ chức liên tiếp hai cuộc họp khẩn bàn phương án chống bão.
    Theo trưởng Ban phòng chống lụt bão trung ương Lê Huy Ngọ, đến 16g chiều 29-9, vẫn còn 112 tàu thuyền với 1.259 lao động của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chưa kịp vào bờ hoặc chưa liên lạc được, trong đó nhiều nhất là Bình Định 31 tàu với hơn 400 lao động chưa liên lạc được. Phó thủ tướng nhấn mạnh: các địa phương phải liên tục báo cáo hai giờ/lần cho ban chỉ đạo về số tàu thuyền còn trên biển.
    Về phương án sơ tán dân, theo ông Ngọ: ngay trong đêm 29-9 các địa phương, lực lượng quân đội, công an phải khẩn trương đưa quân đến "áp" sát các khu vực cần di dời, sẵn sàng di dời khi có lệnh. "Ngay bây giờ đơn vị quân đội phải tính ngay đến phương án lập cầu hàng không phòng trường hợp đường bộ bị ách tắc".
    Phó thủ tướng chỉ đạo: “Ban chỉ đạo phải soạn thảo ngay lệnh sơ tán để rạng sáng mai (30-9), các địa phương từ Hà Tĩnh đến Phú Yên bắt tay ngay việc sơ tán dân đến nơi an toàn nhất. Việc sơ tán dân phải kết thúc sớm trước 17g ngày 30-9. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, chủ tịch địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ". Theo ban chỉ đạo, dự kiến sơ tán dọc ven biển từ Hà Tĩnh đến Phú Yên là 46.235 hộ với khoảng 183.140 người.
    Trước đó vào sáng 29-9, sau khi đi thị sát tình hình các vùng ven biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đi khảo sát trung tâm khu phố cổ nơi có 16/52 ngôi nhà cổ xuống cấp nặng đang được người dân chằng chống.
    Trước kế hoạch chuẩn bị di dời hơn 20.000 dân trong diện bị ảnh hưởng do bão, Phó thủ tướng cho rằng như vậy là quá chậm và yêu cầu đến trưa 30-9 phải hoàn tất việc đưa người dân đến nơi an toàn. Phó thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường hơn nữa việc bảo vệ an toàn các di tích cổ, không để xảy ra sụp đổ nguy hại đến tính mạng người dân, du khách. Theo báo cáo, đến chiều 29-9 tại năm khu nghỉ mát ven biển Cửa Đại, Hội An vẫn còn 355 khách đang lưu trú.
  7. mobilefone

    mobilefone Thành viên

    Bài viết:
    7
    Được Like:
    1
    cơn bão này có cái tên rất kiu đó là :"thuận ta thì sống nghịch ta thì chết" hhahahahhaha
    chống cự vô ích , hãy hứng chịu cơn thịnh nộ của tự nhiên đối với con người
  8. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Cơn bão chỉ còn cách bờ Biển Quảng Nam - Đà Nẳngkhoảng 360km nữa thôi, với tốc độ của nó thì đêm nay rạng sáng mai nó sẽ vào đăt liền!
    Tuy cách nơi tôi ở đến 300km nhưng chổ tui vẫn bị ảnh hưởng Mưa to và gió có thể đến cấp 8 cấp 9!
    Tui đi giăng cây chống bão đây!
  9. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    TTO - Sáng nay (30-9), TT Nguyễn Tấn Dũng đã đến kiểm tra công tác trực ban của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ. TT cũng đề nghị các tỉnh khẩn trương di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tại Đà Nẵng, 7h30 sáng, dưới sự chủ trì của Phó TT Nguyễn Sinh Hùng, BCĐ tiền phương đã tiếp tục triệu tập cuộc họp thứ 3 để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, ban ngành. Phó Thủ tướng nhấn mạnh lại lần nữa "Các địa phương gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, các đơn vị phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Tôi nhắc lại lần nữa địa phương nào xảy ra tình trạng dân không an toàn trong bão thì kiên quyết xử lý, cách chức lãnh đạo địa phương đó". Nhiều ý kiến đề xuất của các Bộ, Ngành cũng đã được nêu lên, trong đó có việc: chuyển toàn bộ tổng đài thông tin chống bão lụt từ Văn phòng chống bão lụt trung ương đóng tại Yên Bái về đặt tại khách sạn Bạch Đằng - đây sẽ là đại bản doanh chỉ huy của Chính phủ nhằm đối phó với cơn bão số 6.
    Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng đã lên đường đi thị sát các vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Tại TP Đà Nẵng, chỉ 10 phút sau khi cuộc họp của Ban chỉ đạo tiền phương kết thúc, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã họp cuộc họp khẩn với các ban ngành của TP với mục tiêu tập trung di dời 5520 hộ tập trung chủ yếu là Sơn Trà (2968 hộ/ 11723 khẩu), Liên Chiểu (1542 hộ/ 6709 khẩu), Thanh Khê (272/1000 khẩu)...
    Toàn bộ số dân này sẽ chính thức sơ tán trong trưa này. Địa điểm tiếp nhận là trường học và trụ sở UBND các phường, quận. Toàn bộ các trường học trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng đã có lệnh tạm đóng cửa bắt đầu từ sáng hôm nay. Theo chỉ đạo của chủ tịch TP Đà Nẵng thì tất cả các phó chủ tịch, chỉ huy trưởng các đơn vị quân đội, công an ngay sau cuộc họp phải về nằm tại các vùng xung yếu như đã phân công để chỉ huy cuộc sơ tán dân được coi là lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đâyTại vùng ven biển Hoà Hiệp Nam quận Liên Chiểu, nơi có số dân dự kiến sẽ sơn tán gần 1575 người, PV TTO tại hiện trường cho biết hàng trăm người dân đủ mọi lúa tuổi đổ nhau ra biển với một nhiệm vụ xúc đất chuyển vào làng chèn chống, đắp kè nhằm bảo vệ nhà cửa. Tuy nhiên với sức gió và triều cường mà bão số 6 khi đổ bộ vào đất liền thì nhiều nguy cơ những ngôi làng ven biển mỏng manh này sẽ có thể bị xoá sổ.
    Chính vì lẽ đó, ngay trong sáng nay, phường Hoà Hiệp Nam đã dùng xe chở loa phóng thanh đi thông báo cho nhân dân chuẩn bị tư thế sơ tán khi có lệnh. Theo kế hoạch dự kiến trong trưa nay cuộc sơ tán dân sẽ bắt đầu. Trước đó, trong đêm qua, 97 hộ dân thuộc làng phong Hoà Vân (nằm dưới chân Hải Vân) cũng đã được lực lượng biên phòng 224 sơ tán lên núi cao. Điểm đến của số dân này là nhà ga nam đèo Hải Vân.
    Đến 12g trưa này tình hình thời tiết ở Đà Nẵng vẫn ổn định. Trời có mưa nhẹ, tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu nào cho thấy một cơn cuồng phong sẽ đến trong vòng vài tiếng đồng hồ nữa
  10. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Quê Tôi Nè
    Quảng Bình hoàn thành di dân, sẵn sàng đón bão14:21' 30/09/2006 (GMT+7)
    VietNamNet) - Vào sáng nay, Ban PCLB tỉnh đã tổ chức di dời trên 2.000 ngàn dân thuộc các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch ra khỏi vòng nguy hiểm.Tại xã Quảng Phúc có 24 hộ dân (trong đó có 11 hộ phải di chuyển khẩn cấp). Toàn bộ các hộ dân này nằm trong vùng sạt lỡ do sómg biển đánh vào. Tại xã Cảnh Dương có gần 490 hộ với gần trên 2.000 nhân khẩu thuộc 3 thôn vùng biển (Diên Hải, Trung Vũ, Đông Cảng) và 3 thôn sát cửa sông (Thượng Giang, Đông Tĩnh và Đông Dương), cũng đã thực hiện di dời.


    [​IMG] Người dân sơ tán đồ đạc khỏi vùng nguy hiểm.
    Ông Trần Trung Thành, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trước hết chúng tôi tập trung di dời đối tượng người già và trẻ em. Còn lại mỗi gia đình được cử một người khoẻ mạnh ở lại trong coi nhà cửa và làm công tác cứu hộ. Lực lượng này sẽ rút đi nhanh nếu bão đổ bộ vào…”.

    Cảnh Dương thực hiện di dời khá nhanh chóng. Lãnh đạo các thôn động viên các gia đình ở vùng an toàn nhường lại một phần diện tích nhà ở cho các hộ di dời. Mặt khác, hai ngôi trường Tiểu học và THCS xây kiên cố được chọn làm địa điểm tạm thời di dời dân tránh bão. Ngoài ra, các thôn đều tổ chức đội xung kích từ 6-7 người trực ứng cứu kịp thời trong bão lũ…

    [​IMG] Những chiếc thuyền ngư dân cuối cùng đang vào bờ.
    Đến trưa hôm nay (30/9) toàn bộ gần 3.500 tàu thuyền và trên 10 ngàn ngư dân của Quảng Bình đã được gọi vào bờ và di chuyển đến nơi neo đậu an toàn. Tại cảng Gianh, hôm qua và sáng nay đã có gần 1.100 tàu thuyền vào neo đậu (trong đó có 125 tàu của các tỉnh khác), với khoảng gần 8.000 ngư dân tạm trú. Chính quyền địa phương đã tổ chức tốt vấn đề giữ gìn an ninh trật tự trên bến và dươí thuyền…

    Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban PCLB tỉnh cho biết: “Vào 14h hôm nay, tỉnh đã tiếp nhận 1 ca nô, 500 áo phao, 500 phao cứu sinh do Cục Dự trữ Quốc gia cấp. Số trang thiết bị này đã được vận chuyển về các địa phương có nguy cơ xảy ra lũ lớn như Quảng Ninh, Lệ Thuỷ…Chiếc cao nô giao cho Bộ đội Biên phòng bổ sung vào đội 2 tàu cao tốc trực tại các vùng cửa sông xung yếu…”. Hiện đội tàu 16 chiếc làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn cũng đã túc trực tại những vùng cửa sông để sẳn sàng làm nhiệm vụ.

    Đầu giờ chiều nay, Quảng Bình bắt đầu có mưa trên diện rộng, có nơi mưa nặng hạt…
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.