Bao giờ anh em mình mới có nhạc chuông ĐỘC như này?!!??

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi linhuyen, 15 Tháng sáu 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. linhuyen Thành viên

    Trong "cuộc chiến" muôn thưở với thầy cô giám thị, lũ học trò thời @ đã tìm thấy một thứ vũ khí mới: một loại nhạc chuông mà người lớn không thể nghe thấy.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] ​
    Tại những không gian mà điện thoại di động bị cấm, chẳng hạn như lớp học, thứ vũ khí này quả là tuyệt vời để lũ trẻ trao đổi tin nhắn qua lại mà không hề bị các bậc thầy cô khả kính phát hiện. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giáo viên ngỡ ngàng[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Ban đầu khi nghe được chuyện này, tôi không thể tin nổi", Donna Lewis, một giáo viên công nghệ tại Trinity School ở Manhattan cho biết. "Tôi đưa file nhạc cho một người đồng nghiệp và cô này đã bật lên cho các em học sinh tiểu học nghe thử. Cả lớp đều nghe thấy, trừ hai chúng tôi".[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Công nghệ "kỳ lạ" nói trên, thực ra dựa vào một nguyên lý khá đơn giản: phần lớn người trưởng thành đã mất đi khả năng nghe âm thanh ở tần số cao. Nó ra đời ở nước Anh nhưng gần đây đã lan tới nước Mỹ - qua mạng Internet, tất nhiên. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif] Đây đó trên khắp nước Mỹ, một bộ phận học sinh đã bắt đầu thử nghiệm "phát minh" mới này. Một trong số đó là trường cấp III Roslyn ở Long Island. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cũng như bất cứ ngôi trường nào khác trên thế giới, tại Roslyn, điện thoại di động bị buộc phải tắt trong giờ học. Nhưng vào một buổi sáng tuần trước, một đoạn nhạc chuông chói tai đã inh ỏi vang lên - dĩ nhiên là với những ai có thể nghe thấy nó. Tuy nhiên, trong sự ngạc nhiên của học sinh, cô giáo của họ cũng góp mặt trong số này. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Điện thoại của ai đó?", cô Musorofiti lớn tiếng hỏi. Ở tuổi 28, tai của cô không hề mất đi sự nhạy cảm trước những âm thanh tần số cao kỳ lạ, mặc dù chúng chẳng có giai điệu gì cả. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Cô cũng nghe thấy ạ?", một học sinh rụt rè hỏi. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]"Tưởng người lớn không nghe được cơ mà", một học sinh khác buột miệng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Và cô Musorofiti chỉ đáp gọn lỏn: "Giờ thì tắt ngay đi". [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lần theo dấu vết[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đoạn nhạc chuông "ma thuật" kia thực ra là biến tướng của một phát minh có tên Mosquito do một hãng bảo mật xứ Wales phát triển thành công hồi năm ngoái.[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    Ban đầu, đó là âm thanh siêu âm xé tai ở tần số 17 kilohertz, được thiết kế để giúp các cửa tiệm xua đuổi các hooligan Anh tuổi nhí lảng vảng trước mặt tiền, trong khi không ảnh hưởng gì đến khách hàng trưởng thành. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, nguyên lý gốc rễ của nó thì không hề thay đổi, rằng tuổi càng cao, tai người càng có triệu chứng "trơ" với âm thanh tần số quá cao. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Phần lớn các họat động giao tiếp của con người chỉ diễn ra trong dải tần từ 200 - 800 hertz. Khi ở độ tuổi dưới 18, một người có thể nghe thấy âm thanh ở tần số 16-17 KHz. Nhưng theo thời gian, khả năng này suy thoái dần. Đến năm 50 tuổi, họ chỉ còn nghe thấy âm thanh dưới mức 12 KHz. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cho tới nay, vẫn chưa thể xác định được ai là người đầu tiên nghĩ ra cách "xoay chuyển càn khôn", khai thác mặt trái của Mosquito và biến nó thành thứ nhạc chuông sành điệu nhất hiện nay trong giới trẻ tại Mỹ. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lan tỏa siêu tốc[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    Bình luận về sự kiện này, giám đốc marketing của Compound Security nói nửa đùa nửa thật "Bạn nên khen ngợi lũ trẻ vì sự sáng tạo ấy". [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Báo chí Anh mô tả những trường hợp đầu tiên sử dụng nhạc chuông tần số cao từ tháng trước. Kể từ đó, Mosquito đột nhiên trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, đúng là chỉ có "tiếng mà không có miếng", vì nghiên cứu của họ đã bị sao chép trái phép và họ hoàn toàn không nhận được đồng xu lợi nhuận nào. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nóng mặt, Mosquito quyết định sẽ bán một loại nhạc chuông của riêng mình, với tên gọi "Mosquitotone" và đang được quảng cáo rất rầm rộ như một loại "nhạc chuông hàng hiệu".[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]David Herzka, một học sinh lớp 10 là người đầu tiên tại trường trung học Roslyn "du nhập" nhạc chuông Mosquito về điện thoại di động từ mạng Web. Sau đó, David đã chia sẻ nhạc chuông này với hai cậu bạn. 5 ngày sau, cả trường có khoảng 5 học sinh sử dụng và đến hôm qua, con số này đã đội lên thành hàng chục. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khi được hỏi cậu có nghĩ loại nhạc chuông mới sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh hay không, David ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi trả lời "Có thể, nhưng em đoán trường sẽ tuyển thêm nhiều giáo viên trẻ!".[/FONT]
    VDG thích bài này.
  2. thaiphong82hp

    thaiphong82hp Thành viên

    Bài viết:
    992
    Được Like:
    189
    chuyện nghe cũgn vui, nhưng cứ dùng Sprofiles có phải khỏe hơn là phải dùng 1 nhạc chuông chói lói mà mình chẳng thích tí nào :D
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.