[Cà phê phố] Cáp AAG đứt, ngẫm nghĩ về Internet Việt

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi Huyền Thế, 7 Tháng một 2015.

  1. Huyền Thế Nothing

    [​IMG]
    [JUSTIFY]Gsm.vn - Với cư dân mạng (netizen) Việt Nam, sự cố đứt cáp AAG từ vài ngày qua không có gì quá mới lạ nữa. Dường như "đến hẹn lại lên", cứ mỗi dịp từ tháng 12 - tháng 1, "cá mập lại tổ chức ăn mừng năm mới".[/JUSTIFY]
    Trong những ngày này, những người có phân nửa "đồng hồ sinh học" trong thế giới mạng như tôi có lẽ đã thấu hiểu câu "games don't make you violent, lag does" (game không khiến chúng ta trở nên bạo lực, đứt mạng mới gây ra điều đó) hơn lúc nào hết. Tôi cũng hiểu được cảm giác của những người chơi game trên Xbox Live và PlayStation Network như Kimdotcom khi họ không thể chơi được gì vì các hacker Lizard Squad đã đánh sập 2 mạng trên.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [JUSTIFY]Đọc được tin nhắn của "gấu" trên Facebook nhưng không thể trả lời hoặc trả lời mà tin nhắn không đến, cảm giác ấy không khác nào những người lính năm xưa ngoài trận tiền mà không biết liệu lá thư của mình có về đến gia đình hay không... Thậm chí vấn đề còn tệ hơn khi bạn "tưởng" tin nhắn đã tới nơi nhưng thực tế, "thư" đã thất lạc mà bạn cứ đinh ninh người ấy đang chờ bạn qua đón đi xem phim. Và...
    Internet giờ đây, đã trở thành một phần gần như không thể thiếu với nhiều người, bên cạnh thức ăn, điện nước, xăng dầu...[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Vậy nên những ngày này, không lạ khi thi thoảng chúng ta lại nghe những câu ai oán như "fucccckkkkkkkk", "shiiiiiiiiitttttttttttttt", "cê đê em"... Dẫu rằng chúng là những từ không hay ho gì cho lắm, nhưng ta có thể phần nào thông cảm cho họ. Vì không chỉ những thứ chân phương như tình cảm đôi lứa bị ảnh hưởng, hay các thanh niên Việt du học gặp sự cố mà ngay đến những người làm việc nhờ vào cọng cáp "mong manh hơn cả tình cảm phụ nữ" cũng "đau thương" không kém. E-mail không vào được hoặc YouTube rất chập chờn, các fanpage Facebook đăng bài nhưng chả mấy người đọc được... Những thiệt hại ấy nếu quy ra tiền thì không hề nhỏ.[/JUSTIFY]

    [​IMG]
    [JUSTIFY]Vâng, thiệt hại kinh tế khi Internet đứt cũng không kém gì đường sắt Việt Nam không chạy được, hoặc QL1A bị nghẽn và hàng hoá không lưu thông được, hoặc Sorry Airlines liên tục hoãn chuyến và bạn phải tốn thêm một đêm thuê nhà nghỉ khi đi công tác xa nhà. Cứ tưởng tượng kế toán công ty bạn không thể chuyển lương hoặc khách hàng không thể mua hàng được (tôi vẫn chưa hiểu tại sao những ngày này truy cập dịch vụ e-banking của một số ngân hàng nội địa khá khó khăn), mọi thứ trở nên rất tệ.[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Cùng tâm trạng đó, nhưng để đỡ "gào" lên, tôi đứng dậy ra ra quán cà phê đầu ngõ, ngắm dòng người qua lại trong cái nắng vàng của Sài Gòn. Mọi thứ vẫn vậy, dòng người vẫn qua lại như mọi khi. Những hàng quán vẫn bày bán và những cô bán nước hay bác chạy xe ôm vẫn ở đấy. Với những người ít cần tới Internet như họ, nhịp sống vẫn bình dị như bao ngày.[/JUSTIFY]

    [​IMG]
    Bản đồ cáp quang biển khu vực biển Đông
    [JUSTIFY]Trầm ngâm trong cái vị đăng đắng của "đen đá không đường", tôi tự hỏi những sự cố như vậy liệu sẽ còn tiếp diễn bao lần nữa?[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Lần hồi lại "AAG sử lược", có thể nhận thấy tại Việt Nam, tuyến cáp quốc tế này đứt "theo lịch". Cứ tới tháng 12 của năm trước hoặc qua tháng 1 năm sau, lại một đợt đứt cáp. Rồi đến giữa năm tầm tháng 7 - 8, lại một đợt. Mọi thứ diễn ra gần như một nhịp sinh học tương tự như loài cá hồi vượt biển lên sông hàng năm để đẻ trứng, hoặc cua đỏ ở Úc "bất chất tai nạn giao thông" tìm cách bơi ra biển. Người ta vẫn nói vui rằng "cá mập làm đứt cáp" và chúng ta vẫn xem đó là trò đùa. Nhưng đứt "có lịch" đàng hoàng không khỏi khiến tôi nghi hoặc về điều đó.[/JUSTIFY]

    [​IMG]
    Ảnh bên phải cắt từ video tàu ngầm của GG
    [JUSTIFY]Được biết, khu vực biển Đông vốn là một cửa ngõ hàng hải quan trọng trên thế giới. Có rất nhiều chuyến tàu hàng chạy qua mỗi ngày. Theo cách lý giải của nhiều đơn vị vận hành cáp thì đa số các sự cố này đến từ chuyện "qua đường" của những chuyến tàu. Cố nhiên có những thuyền trưởng đã được biết rõ những khu vực không được phép thả neo hay chạy qua, nhưng chúng ta không đảm bảo được 100% những chiếc tàu thuỷ đều như thế. Vả chăng, không chắc được sự cố đứt cáp không phải do thế lực bên ngoài phá hoại. Có lần cáp AAG bị đứt khi cách bờ 18 km, có lần cách khoảng 100 km, còn lần này là 117 km.[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Ở góc độ người dùng, chắc chắn chúng ta rất khó chịu với điều ấy. Nhưng thử đặt vào vị trí của nhà cung cấp, hẳn nhiên các ISP cũng không muốn bị réo tên lên trong những câu không hay tý nào. Dù sao với một tuyến cáp dài hàng trăm km, nếu cắt cử người "tuần tra" 24/7/365 là một điều rất khó và không khả thi về mặt kinh tế - chi phí sẽ rất lớn và... người dùng sẽ phải chi thêm tiền cho việc đấy (cước hàng tháng tăng lên). Vậy chăng, chúng ta nên "sống chung cùng lũ"? Cứ mỗi mùa xuân về và cứ rằm tháng 7 hàng năm?[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Câu trả lời nằm ở 2 hướng:[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    - Chấp nhận "lũ".
    - Không... chấp nhận.[/JUSTIFY]

    [​IMG]
    [JUSTIFY]Trong vế chấp nhận, không có gì để bàn thêm cả. Tôi uống hết cà phê và quay lại văn phòng, nơi những đồng nghiệp khác như các bạn đang "kêu gào" và cố gắng "thoả hiệp" với điều ấy...[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Còn nếu không? Chúng ta lại có nhiều hướng khác... Cáp AAG là một ví dụ khi mà người dùng Internet Việt Nam quá lệ thuộc vào một số ít giải pháp băng thông quốc tế (vẫn có những tuyến khác, AAG chiếm 40% lưu lượng của Việt Nam). Sâu xa hơn, nó còn nằm ở việc người Việt Nam quá... sính ngoại. Nếu chúng ta không trở thành "nô lệ" của Google (GG) hay Facebook, hẳn chúng ta không "mệt" đến vậy. Nếu bạn không hàng ngày phải truy cập server của GG để check mail, hẳn mọi thứ đã đỡ hơn. Hãy thử nghĩ về 2 người Việt Nam ở Hà Nội và Sài Gòn trao đổi thông tin cho nhau, nhưng lại cần tới máy chủ của GG ở Hong Kong hay Singapore đáp ứng điều ấy. Việc ấy liệu có cần thiết?[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Ở đây tôi không nói rằng những dịch vụ mà các công ty Việt Nam cung cấp đều tốt. Nhưng từ góc độ kinh doanh, nếu người trong nước không ủng hộ sản phẩm của nhau, chắc chắn sẽ không có lợi nhuận để doanh nghiệp nội địa tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Những 8x như tôi nếu từng dùng qua Gmail trong những ngày nó vẫn còn là beta với đường truyền dial-up 56K đều hiểu rõ "chậm là gì", không như các 9x hay 0x hôm nay xài "thả gas" nhờ cáp quang và 3G. Một ví dụ cụ thể hơn là dịch vụ Google+, kể cả nó có tốt, nhưng mấy ai dùng?[/JUSTIFY]

    [​IMG]
    Lắp đặt thêm cáp mới tốn kém rất nhiều chi phí
    [JUSTIFY]Thậm chí nhìn ra các nước khác như Hàn với Nhật, liệu Sony với Samsung có trở thành những công ty toàn cầu được không nếu người Hàn và người Nhật quay lại với chính họ? Bản thân Apple có trở thành công ty giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới nếu chính người Mỹ không ủng hộ họ?[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Trở lại Internet Việt, sự "mong manh" của AAG cho thấy - hoặc là chúng ta cần có thêm nhiều tuyến cáp quốc tế hơn, hoặc là chúng ta nên giảm bớt lệ thuộc vào dịch vụ của nước ngoài hơn, hoặc là cả 2. Dịch vụ OTT Zalo của VNG có thể là một minh hoạ cho điều trên - không nhất thiết phải là công ty nước ngoài mới có thể cung cấp được chất lượng tốt. Nếu cần nghe nhạc hay xem phim, chúng ta vẫn có những kênh như clip.vn, hayhaytv, 123tv, FPT Play...[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]
    Lan man một chút với cốc cà phê... Quay lại thực tế, dù chúng ta chọn hướng đi nào (hoặc cả 2) thì con đường đều không đơn giản. Ở một hướng, chi phí đều rất cao (xây dựng thêm nhiều tuyến cáp mới, các ISP cần có thời gian để hoà vốn). Ở hướng khác, người tiêu dùng cần thay đổi "tập tính mua sắm" mà điều này tương đối không đơn giản. "Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời". Nhiều người Việt vẫn có tâm lý "xe máy phải là Honda, xe hơi phải Toyota và điện thoại phải là Nokia / iPhone"...[/JUSTIFY]
    [JUSTIFY]Vậy thay đổi (chính mình) hay chấp nhận "nước lũ"? Có lẽ tôi sẽ quay lại văn phòng và chấp nhận mỗi năm 2 lần "gào thét"... Vạn sự khởi đầu nan mà gian nan thì... thường lại nản![/JUSTIFY]

    [​IMG]
    "Chờ" sửa cáp có lẽ vẫn là giải pháp "kinh tế và khả thi" nhất với người Việt
    [JUSTIFY]* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.[/JUSTIFY]
     
  2. hoangpr0

    hoangpr0 Thành viên

    Bài viết:
    501
    Được Like:
    56
    đã là người đến sau thì mãi mãi là người đến sau thôi, chấp nhận sống chung với lũ là biện pháp tốt nhất :D
  3. AnThảo iStore

    AnThảo iStore Thành viên

    Bài viết:
    39
    Được Like:
    3
    Tiền thì cứ thu đều và đủ không thiếu 1 cắc nhưng có đứt 1 tháng hay cả năm thì cũng là người dùng ngồi chờ dài cổ để các bên liên quan họp bàn bố trí sửa chữa (nghe có vẻ giống họp bàn vấn đề rùa hồ gươm :D) Sống ở vn thì phải chấp nhận thực tế có sao dùng vậy thôi! :D
  4. hoangpr0

    hoangpr0 Thành viên

    Bài viết:
    501
    Được Like:
    56
    đúng rồi đó bác, bức xúc thì chỉ tổn thọ thôi :D
  5. boynhagiaund

    boynhagiaund Thành viên

    Bài viết:
    69
    Được Like:
    18
    Cáp kiếc kiểu gì ko biết đứt liên tục dùng mạng mà thấy ức chế quá.Phải có giải pháp gì đi chứ cứ thỉnh thoảng lại làm cho tuần hoặc tháng thì chết