Xin giúp Các chuyên ngành chính của chương trình đào tạo kế toán

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi hocketoan0114, 2 Tháng bảy 2016.

  1. hocketoan0114 Thành viên

    Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Trước Khi bước vào ngành kế toán bạn cần tìm hiểu thật kỹ về ngành này. Vì đây là ngành khô khan, tiếp xúc thường xuyên với những con số có thể gây ra cho bạn sự nhàm chán với việc học và sau này khi hàng nghề. Và sâu đây trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán. Một ngành nghề hấp dẫn không bao giờ lỗi thời trong nhóm ngành kinh tế, từ đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho các bạn trong việc chọn ngành sau này.

    [​IMG]
    Về cơ bản, chương trình đào tạo kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính. Với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán hiện được đào tạo tại rất nhiều trường. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn và các chuyên ngành kế toán

    1. Chuyên ngành kế toán kiểm toán
    - Kế toán kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định
    - Khi các cơ quan nhà nước cần thông tin trung thực để hoạch định chính sách kinh tế phù hợp, các nhà đầu tư cần tài liệu tin cậy để sử dụng đồng tiền của mình đúng mục đích. Người lao động, khách hàng, nhà cung cấp cần hiểu thực chất về kinh doanh và tài chính, chế độ tiền lương của công ty mình để làm việc. Những người quan tâm này sẽ được chuyên viên kế toán kiểm toán giúp họ thực hiện. Cụ thể là: Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Bày tỏ ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán. Tư vấn cho các nhà quản lý. Bằng việc chỉ ra sai sót, yếu kém, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục để các công ty, tổ chức làm ăn hiệu quả hơn.

    2. Chuyên viên kế toán ngân hàng
    - Kế toán ngân hàng là khoa học và cũng là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng bằng thước đo tiền tệ nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.
    - Kế toán ngân hàng là một bộ phận trong hệ thống kế toán của nền kinh tế nên nó cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có khác với vai trò của các ngành khác. Cụ thể là: Kế toán ngân hàng có quan hệ mật thiết với hoạt động của nền kinh tế. Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng. Bảo vệ tài sản là trách nhiệm chung của kế toán bất kỳ ngành nào, song kế toán ngân hàng có vai trò quan trọng hơn vì ngoại việc bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng còn phải bảo vệ tài sản của Nhà nước, của khách hàng gửi tại ngân hàng. Kế toán được tiến hành trên cơ sở hoạt động của các mặt nghiệp vụ như: nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán...do vậy số liệu của kế toán đã phản ánh được kết quả các mặt hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị cũng như của toàn ngành ngân hàng.

    3. Chuyên viên kế toán tài chính
    - Kế toán tài chính là công việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.
    - Việc lập các báo cáo này là công việc của các kế toán tài chính, người chịu trách nhiệm về việc công bố, lưu giữ và gửi các thông tin chính xác. Tuy nhiên bạn sẽ không chi làm việc với những con số. Kế toán tài chính còn phải làm việc liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như luật công ty và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính. Cụ thể là: Thu thập chứng từ, phân loại theo nhân viên kinh tế phát sinh, viết phiếu thu chi, nhập xuất, hóa đơn bán hàng, lập các bảng kê, lên các báo biểu chi tiết như sổ quỹ , sổ chi tiết thanh toán, theo dõi nhập xuất tài sản, vật tư , hàng hóa, theo dõi thanh toán công nợ, các khoản phải thu, phải trả. Lập báo cáo kê khai thuế GTGT hàng tháng, quý, năm. Lập các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Định kỳ tổ chức kiểm kê tài sản, tiền vốn, hàng hóa...

    Nguồn: http://me.zing.vn/zb/dt/miumiucit/24792468?from=writeblog&sharefb=1#shared