Chia sẻ kinh nghiệm cài đặt và sử dụng thiết bị Android sao cho nhanh, nhạy, hiệu quả và lâu hết pin

Thảo luận trong 'Android: Kiến Thức, Kinh Nghiệm' bắt đầu bởi ChiêuTrúc, 12 Tháng bảy 2014.

  1. ChiêuTrúc Admin Executive

    [​IMG]
    1/ Câu chuyện thứ nhất: "Công nghệ sản xuất PIN không theo kịp nhu cầu của thiết bị"
    Hầu như ai cũng đồng ý rằng "Càng hiện đại thì càng hại điện". Riêng đối với thiết bị di động thì pin lại càng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Thật ra, yêu cầu điện năng của công nghệ dùng trong các thiết bị di động đang tăng nhanh gấp đôi mức độ tăng dung lượng pin và công nghệ sản xuất pin hiện nay đã không phát triễn kịp để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao của các thiết bị hiện đại. Làm sao để sản xuất ra được những viên pin có kích thước ngày càng nhỏ nhưng có dung lượng ngày càng cao mà vẫn phải đảm bảo về độ an toàn, độ bền và giá thành rẻ là thách thức của ngành này.

    2/ Câu chuyện thứ hai: "Giải pháp tiết kiệm pin"

    Tra từ khóa "Tiết kiệm pin" trên Google, chúng ta sẽ có được gần 20 triệu liên kết nói về chuyện này mà đa số trong đó là nói về tiết kiệm pin trên thiết bị di động. Rất nhiều chủ đề, bài viết hướng dẫn người dùng cách tiết kiệm pin đã được thảo luận trên mạng xã hội.

    Chúng ta có thể tóm tắt những phương pháp chung, thường được nêu lên là: Kiểm tra việc tiêu thụ pin của các thành phần/phần mềm trong thiết bị, Tắt các kết nối (Bluetooth, GPS, Wifi, 3G...), Kiểm soát việc tự đồng bộ hóa dử liệu, Điều chỉnh độ sáng màn hình, Hạn chế sử dụng màn hình động, Hạn chế việc sử dụng Widget, Tắt các tính năng điều khiển bằng chuyển động và cử chỉ (Air View ... trên thiết bị Samsung), Gở bỏ các phần mềm không cần thiết, Bỏ tính năng tự động cập nhật phần mềm trên CH Play, Tìm cách hạ thấp nhiệt độ thiết bị, Chỉ cài đặt sử dụng bản ROM chính thức từ nhà sản xuất (stock rom) mà không nên dùng ROM chế (rom cook), Chạy chế độ tiết kiệm pin sẳn có trên thiết bị, Sử dụng và sạc pin đúng cách, Luôn để dành nhiều khoản trống trên bộ nhớ máy và trên thẻ nhớ, Sử dụng thẻ nhớ có tốc độ cao ...

    Các giải pháp / thủ thuật nêu trên đều là đúng, khả dụng nhưng chưa đủ.
    Tại sao vậy ?. Mời các bạn xem tiếp câu chuyện thứ ba và thứ tư.

    3/ Câu chuyện thứ ba: "Các ứng dụng chạy nền (còn gọi là phần mềm chạy ngầm)"

    Ứng dụng smartphone là thủ phạm quan trọng cuối cùng nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh sách đen các thủ phạm làm tốn pin smartphone (cùng với hạn chế vật lý của pin được xếp hạng đầu tiên trong danh sách).
    Trước đây vài năm, chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường thì người dùng Android đã nhận ra ngay được một số mặt hạn chế của HĐH này, trong đó nổi bật nhất là 02 vấn đề có liên quan với nhau: quản lý ứng dụng và mức tiêu thụ pin. Chế độ đa nhiệm thật sự trên HĐH Android đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị và giúp cho thiết bị luôn sẳn sàng đáp ứng các tác vụ theo nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, chế độ đa nhiệm cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lag và hao pin do thiết bị chạy Android luôn có rất nhiều phần mềm chạy nền để sẳn sàng cho chế độ chạy đa nhiệm.
    Các phần mềm này có thể được cài đặt sẳn trên thiết bị theo mặc định của nhà sản xuất hay có sẳn trong bản ROM theo HĐH của thiết bị hoặc xuất hiện do chính người dùng tự cài đặt trên CH Play hay thậm chí là tự động được cài đặt ăn theo một phần mềm khác mà chính người sở hữu thiết bị cũng không biết được. Các phần mềm này có thể tự khởi chạy ngay khi thiết bị được khởi động hoặc tự động được gọi ra khi người dùng mở các chức năng có liên quan trên thiết bị. Hãy vào Trình đơn (Menu) / Cài đặt (Setting) / Quản lý ứng dụng (Application) / Đang chạy (Running) và bạn sẽ thấy được phần nổi (running services)phần chìm (cached processes) của danh sách các ứng dụng đang chạy ngầm trên thiết bị tại thời điểm đang xét. Từ đó chúng ta sẽ thấy được mức chiếm dụng tài nguyên hệ thống (RAM) của từng ứng dụng này. List ứng dụng đang chạy này sẽ càng dài thêm ra khi người dùng cài càng thêm nhiều ứng dụng vào thiết bị, nhất là các ứng dụng có kết nối với internet và định vị ...
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Thế là một cuộc tranh luận sôi nổi trên cộng đồng mạng đã diễn ra xung quanh vấn đề: "Có nên thoát (tắt) các phần mềm chạy nền để giảm lag và ... đở hao pin". Nhiều người đã thực hiện việc này bằng cách tắt thủ công hoặc dùng phần mềm chuyên dụng. Tuy nhiên, nhiều "chuyên gia" lại khẳng định rằng "Thoát là sai" vì nếu tắt các phần mềm chạy nền thiết bị sẽ lại phải khởi chạy lại các ứng dụng này khi cần đến chúng và vì vậy sẽ làm cho thiết bị sẽ càng phải làm việc nhiều hơn, đồng thời chính các phần mềm đóng vai trò tự động hóa trong việc thoát/tắt các ứng dụng chạy nền này sẽ phải chạy nền liên tục và cuối cùng thì thiết bị sẽ bị lag nhiều hơn và sẽ hao pin hơn.
    Theo thời gian, khi cấu hình của thiết bị ngày càng được nâng cao: Bộ vi xử lý (CPU) từ đơn nhân chạy với xung nhịp thấp đươc nâng lên đa nhân, xung nhịp cao và bộ nhớ tạm (RAM) được nâng đần lên 1GB, 2GB rồi mới đây nhất là 3GB thì việc thiết bị bị lag đã giảm đi nhưng chuyện hao pin lại càng được đề cập đến nhiều hơn.

    Theo quan điểm của tôi thì việc nên thoát (tắt) hay không thoát các ứng dụng này là tùy thuộc vào việc người dùng có thường xuyên cần thiết bị của mình chạy các ứng dụng liên quan đến chúng hay không. Để cho dễ hiểu, tôi lấy một ví dụ cụ thể như thế này: Trên hầu hết các thiết bị Android của Samsung, luôn có một phần mềm tên là Chat On được cài đặt mặc định và tự động khởi chạy nền trên hệ thống, nhất là khi thiết bị có kết nối internet. Tôi luôn vô hiệu hóa vĩnh viễn ứng dụng Chat ON này trên các thiết bị của tôi vì tôi chắc chắn sẽ không bao giờ dùng đến nó. Việc vô hiệu hóa Chat ON chắc chắn sẽ giúp thiết bị của tôi giảm lag và tiết kiệm pin hơn.

    Lưu ý: việc vô hiệu hóa ứng dụng có thể gây lỗi hệ thống nếu ứng dụng đó cần thiết cho hoạt động bình thường của thiết bị. Do vậy, bạn phải cẩn thận khi lựa chọn ứng dụng cần vô hiệu hóa và có phải hiểu rõ cách hủy việc vô hiệu hóa đối với ứng dụng khi cần thiết.

    4/ Câu chuyện thứ tư: "Các phần mềm độc, hại"

    Android là HĐH có mã nguồn mở và vì vậy đây cũng là mảnh đất màu mỡ để kẻ xấu dễ dàng chèn vô số các loại mã độc vào thiết bị của người dùng. Hậu quả của việc này là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật thông tin, hoạt động của thiết bị và .. cũng làm cho thiết bị mau hết pin nữa đấy các bạn. Khi thiết bị bị dính mã độc, có thể sẽ có một hoặc nhiều ứng dụng độc hại được tự động chạy ngầm trong hệ thống để lấy cắp, phát tán thông tin, tự động gởi tinh nhắn SMS, tự động thực hiện cuộc gọi. Người dùng Việt Nam thường sợ nhất là bị gắn SMS tự động và mất tiền trong tài khoản. Không phải ngẫu nghiên là các chuyên gia nói rằng: "Một trong những dấu hiệu để nhận biết thiết bị đã bị vướng mã độc là hiện tượng thiết bị đột nhiên kết nối internet, máy bị lag ... và .... rất mau hết pin.

    -----------------------------------

    *** Bài viết này nhằm chia sẻ cho người dùng phổ thông một số kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện các giải pháp đơn giản mà hiệu quả nhằm làm cho thiết bị Android hoạt động mượt mà, ít lag, an toàn nhưng lại có thời gian sử dụng pin tốt nhất. Các bạn có thể chỉ cần chọn một cách hay dùng kết hợp nhiều cách mà tôi nêu ra sau đây. Tuy nhiên, việc thực hiện tuần tự và đầy đủ tất cả các giải pháp được nêu là điều tôi khuyên dùng (ChiêuTrúc - GSM.VN)

    A/ Giải pháp 1: TẮT (DISABLE) và/hoặc ĐÓNG BĂNG (FREEZE) ỨNG DỤNG RÁC

    Hệ sinh thái Android mang tính mở nên được rất nhiều công ty phát triển và sản xuất thiết bị chạy HĐH này. Thế là, ngay từ khi xuất xướng, thiết bị Android đã có thể được cài sẳn rất nhiều phần mềm theo ý của nhà sản xuất mà người dùng không chắc là cần đến chúng. Ngoài ra, những thiết bị được xách tay về từ nước ngoài, nhất là Hàn quốc, Trung Quốc ... còn được cài sẳn nhiều phần mềm đặt thù của quốc gia đó, theo ngôn ngữ của nước đó mà người dùng Việt Nam không cần hoặc không thể sử dụng được. Hãy TẮT những phần mềm rác (hoặc không cần sử dụng đến) có sẳn trong ROM này đi để thiết bị được nhẹ nhàng và đở hao pin.

    + Cách thứ nhất: TẮT (DISABLE) ỨNG DỤNG

    Hãy vào Trình đơn (Menu) / Cài đặt (Setting) / Quản lý ứng dụng (Application) / Tất cả (All) và chọn ứng dụng cần tắt. Mục Thông tin ứng dụng (App info) sẽ hiện ra, lúc này nút Tắt (Disable) sẽ nổi lên, hãy click vào đó và chọn Đồng ý (OK) trên màn hình cảnh báo được tự động bật ra (popup window). Ứng dụng đã được Tắt và tự động chuyển vào danh sách ứng dụng đã tắt trong phần quản lý ứng dụng.

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    ** Lưu ý: Việc vô hiệu hóa ứng dụng bằng tay như bước này không khả dụng 100% với toàn bộ các thiết bị và cũng tùy thuộc vào từng phiên bản Android. Nếu bạn không thể thực hiện được cách này này thì có thể chuyển dùng cách thứ hai nhưng yêu cầu máy đã được root (*). Nếu bạn không muốn root thiết bị của mình (do sợ mất bảo hành ..) thì bạn có thể chuyển ngay qua giải pháp 2.

    + Cách thứ hai: ĐÓNG BĂNG (FREEZE) ỨNG DỤNG

    Với các thiết bị Android đã được root, việc vô hiệu hóa ứng dụng chạy nền hoặc các ứng dụng ít được sử dụng đến được thực hiện triệt để hơn bằng cách ĐÓNG BĂNG (FREEZE) chúng lại bằng một ứng dụng chuyên dùng, trong đó tiện ích được nhiều người biết đến là Titanium Backup (ĐÓNG BĂNG (FREEZE) ứng dụng chỉ là một trong những tính năng của phần mềm này).

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]

    Hãy cài đặt và khởi chạy Titanium Backup, bấm nút RUN trong mục "Freeze All user and ...", rồi chọn những ứng dụng cần đóng băng. rồi click vào nút thực hiện tiến trình.

    Kể từ bây giờ các ứng dụng đã bị TẮT hoặc bị ĐÓNG BĂNG sẽ không thể tự khởi chạy và cũng không còn xuất hiện trong mục danh sách ứng dụng của thiết bị, kể cả khi thiết bị được khởi động lại. Tuy nhiên, người dùng có thể cho phép các ứng dụng này hoạt động trở lại bình thường khi thực hiện lại giải pháp 1 này và chọn nút Bật (Enable) đối với cách 1 và chọn Giải đông (Defrost) đối với cách thứ 2.

    B/ Giải pháp 2: THOÁT (EXIT) ỨNG DỤNG KHÔNG CẦN DÙNG

    + Nhiều người đã từng dùng điện thoại từ thời HĐH Symbian thường có thói quen Thoát (Exit) ứng dụng đã chạy khi không dùng đến. Thế nhưng, khi chuyển qua sử dụng thiết bị iOS và Android thì họ khó mà tìm được ứng dụng có mục Thoát (Exit) trên trình đơn (menu) của phần mềm. Theo quan điểm của Google thì Android có đủ thông minh để quản lý việc đóng/mở các ứng dụng nên việc thoát ứng dụng kiểu này là không cần thiết. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở phần cuối của "Câu chuyện thứ ba" thì có nhiều ứng dụng mà người dùng muốn thoát ra khi tạm thời không cần đến chúng.

    + Nhiều người mới sử dụng Android cứ nghĩ rằng khi bấm nút Home để trở về màn hình chính thì ứng dụng đang chạy đã được tắt (thoát). Rất nhiều người dùng Android cũng vẫn nghĩ rằng khi vuốt ngang ứng dụng trong 'Danh sách các ứng dụng vừa chạy' thì ứng dụng đó đã được tắt (thoát). Thật ra, trong hầu hết các trường hợp, cả 02 thao tác trên đều không hiệu quả qua ứng dụng vẫn còn ... đang chạy ngầm trên hệ thống. Để kiểm nghiệm điều này, các bạn hãy mở một ứng dụng, thực hiện lần lượt một hoặc thậm chí cả hai thao tác trên rồi vào Trình đơn (Menu) / Cài đặt (Setting) / Quản lý ứng dụng (Application) / Đang chạy (Running) thì sẽ thấy rằng ứng dụng đó vẫn còn nằm chình ình trong danh sách và vẫn đang chiếm dụng một phần tài nguyên hệ thống (RAM). Nhiều người dùng phổ thông, sau một thời gian sử dụng thì họ thường hỏi rằng sao máy tôi chạy chậm quá, bị lag quá, nóng quá, hao pin quá ... Khi được trã lời là do trong máy đang có nhiều phần mềm đang chạy ngầm thì họ khăng khằng rằng đã tắt (thoát) hết chúng sau khi sử dụng .... Câu hướng dẫn tiếp theo thường sẽ là hãy khởi động lại thiết bị và sau đó thì ... máy sẽ chạy lại bình thường. Điệp khúc đó cứ lập lại mãi rồi người dùng cũng quen dần với phương cách này.

    (Đối với dùng thiết bị chạy HĐH iOS thì câu chuyện cũng tương tự như thế)

    + Để Thoát (Exit) thật sự một ứng dụng vừa chạy nhưng không cần dùng đến nữa trên thiết bị Android nhưng không cần phải khởi động lại thiết bị thì chúng ta có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng một phần mềm chuyên dụng.

    a/ Thực hiện bằng tay: Làm tương tự như giải pháp 1, nhưng thay vì chọn nút 'Tắt (Disable)' ứng dụng thì bạn hãy chọn nút "Buộc dừng (Force stop)" và chọn OK nếu nhận được cảnh bảo từ hệ thống. Thực hiện lần lượt từng ứng dụng cho đến khi bạn đã Thoát được hết các ứng dụng không cần đến nữa. Hãy lập lại tác vụ này khi cần thiết .

    Gợi ý: Hãy tạo phím tắt trên màn hình chính để có thể truy cập nhanh vào phần Cài đặt / Quản lý ứng dụng.

    Việc thoát (exit) ứng dụng như thế này luôn có thể thực hiện được với hầu hết các ứng dụng được cài sẳn trong ROM (với mọi phiên bản của HĐH Android) và còn có tác dụng với các ứng dụng được người dùng cài thêm trong quá trình sử dụng. Việc buộc dừng này chỉ có ý nghĩa tạm thời do ứng dụng mặc dù đã bị thoát ra nhưng vẫn luôn sẳn sàng khởi chạy lại. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thoát ứng dụng kiểu này là rất rõ rệt, nhất là với những ứng dụng có kết nối internet và định vị, bởi vì các ứng dụng này chiếm rất nhiều tài nguyên hệ thống và liên tục phát ra các yều cầu kết nối (kể cả trong trường hợp bạn đã cho thiết bị ngắt hết mọi kết nối).

    b/ Thực hiện bằng phần mềm: Trước đây, đã có rất nhiều phần mềm giúp người dùng thực hiện thủ thuật này một cách tự động nhưng đa số chúng đều không thực sự đạt được hiệu quả do các phần mềm chạy nền này rất "cứng đầu", thường tự động khởi chạy lại ngay sau khi bị đóng (Phần mềm tiêu biểu nhất ở dạng cứng đầu này chính là Maps - Tiện ích bản đồ của Google, được tích hợp sẳn trong hầu hết các thiết bị Android. Thế là, dù đã bị đóng nhưng sau đó thì ứng dụng lại tự động khởi chạy và thiết bị vẫn bị lag trỡ lại rồi lại tiếp tục hao pin. Các phần mềm chạy ngầm không bị thoát thật sự mà các phần mềm hổ trợ được cài thêm còn chiếm dụng tài nguyên của thết bị. Do đó, phe "Thoát là sai" trong câu chuyện thứ ba đã càng thêm vững tin vào lập luận của mình cho đến khi xuất hiện anh chàng GREENIFY (chỉ chạy được trên các thiết bị chạy phiên bản HĐH Android 4.0 trỡ lên) với biểu tượng là chiếc lá màu xanh lá cây.

    Thời gian đầu, việc cài đặt và sử dụng Greenify còn bị hạn chế vì nó yêu cầu quyền Root trên thiết bị. Tuy nhiên, phiên bản non-root (với tính năng chỉ bị hạn chế chút ít so với phiên bản root) đã nhanh chóng ra đời và Greenify trở thành phần mềm hổ trợ tiết kiệm pin hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay. Các ứng dụng đã bị THOÁT (EXIT) bởi Greenify sẽ không tự động khởi chạy trừ khi bạn chủ động mở chính các ứng dụng đó hoặc là bạn cho thiết bị chạy các ứng dụng có liên quan đến chúng.

    Sau khi cài đặt, hãy chạy GREENIFY và chọn quyền root (nếu thiết bị đã root) rồi nhấn vào nút có dấu + để vào phần 'phân tích ứng dụng'. GREENIFY sẽ phân tích các ứng dụng trên thiết bị của bạn và hiển thị danh sách các ứng dụng đang được chạy nền (chạy ngầm) và các ứng dụng có thể làm chậm thiết bị của bạn. Hãy tiếp tục click vào dòng "Hiện thêm ứng dụng" để GREENIFY mở ra danh sách tất cả các ứng dụng tiện ích trên thiết bị. Hãy chọn tất cả các ứng dụng mà bạn muốn GREENIFY tự động THOÁT (EXIT), nhất là các ứng dụng có kết nối mạng (có biểu tượng đám mây nhỏ ở cạnh phải của mỗi ứng dụng. Tiếp theo, hãy bấm vào nút chọn ở góc trên bên phải. Cuối cùng, tạo một Widget (phím tắt) của GREENIFY trên màn hình nền của thiết bị. Kể từ bây giờ, sau khi khởi động hoặc sau một phiên làm việc, giải trí .. trên thiết bị, bạn hãy click vào phím tắt của GREENIFY (Freeze Now - Ngủ đông ngay). Phần mềm này sẽ tự động THOÁT / EXIT các ứng dụng đã được chọn sẳn trong danh sách để làm sạch hệ thống và giải phóng bộ nhớ, mang lại hiệu quả tiết kiệm pin rõ rệt cho người dùng. Bạn hãy cập nhật thêm danh sách ứng dụng cần THOÁT cho Greenify khi thấy bất kỳ ứng dụng nào tự động xuất hiện trên mục Đang chạy (Running) của trình quản lý ứng dụng trên thiết bị.

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Nếu thiết bị của bạn đã được root, hãy vào Trình đơn (Menu) / Cài đặt (Setting) / Hổ trợ / Dịch vụ (Services) và "Bật" quyền truy cập của GREENIFY để chạy các tiến trình tiến trình nâng cao (tự động thực hiện tác vụ ngủ đông cho thiết bị ...) và tác vụ đóng ứng dụng sẽ được nhanh chóng hơn (không hiển thị màn hình đóng từng ứng dụng như các thiết bị chưa được root)

    [​IMG] [​IMG]
    Đọc đến đây, một số bạn sẽ hỏi rằng việc Vô Hiệu Hóa này có an toàn không và làm thế nào lựa chọn được chính xác các phần mềm cần phải Vô Hiệu Hóa ?
    Câu trã lời là: Nếu bạn Vô Hiệu Hóa một phần mềm nào đó thì nó sẽ không chạy nữa và sẽ ảnh hưởng đến một vài tính năng của thiết bị mà phần mềm đó chịu trách nhiệm thực hiện. Ví dụ: Bạn Vô Hiệu Hóa một tiện ích có tính năng định vị thì thiết bị của bạn sẽ không thể thực thi việc định vị dựa vào phần mềm đã bị Vô Hiệu Hóa. Do vậy, việc tìm hiểu rõ các tính năng của các phần mềm đang sử dụng là vô cùng cần thiết, nhất là những phần mềm hệ thống. Điều này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn các ứng dụng để đưa vào danh sách.

    C/ Giải pháp 3: PHẦN MỀM HỔ TRỢ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆC THIẾT LẬP CÁC CHẾ ĐỘ NHẰM TIẾT KIỆM PIN

    Ngoài chuyện "phần mềm chạy nền" thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức tiêu thu pin của thiết bị mà người dùng có thể tự kiểm soát bằng tay như đã được đề cập trong "Câu chuyện thứ hai". Thế nhưng, nhiều người cho rằng, khi sử dụng điện thoại thông minh mà suốt ngày cứ phải thực hiện việc đóng/mở các kết nối, chuyển đổi các thiết lập để chống hao pin ... một cách thủ công thì còn gì gọi là thông minh nữa ?!
    Trước đây, tôi đã giới thiệu một phần mềm rất hay tên là Juice Defender. Tuy nhiên, đã hơn 02 năm rồi, phần mềm này không được cập nhật nên không đáp ứng được các thiết bị mới, yêu cầu mới và phiên bản HĐH mới vốn luôn được cập nhật bởi Google.

    Sau một thời gian dài thử nghiệm với hầu hết các phần mềm dạng này, tôi giới thiệu với các bạn tiện ích BATTERY DOCTOR, một phần mềm hổ trợ tuyệt vời cho việc tự động hóa một số tiến trình thường dùng để kéo dài thời gian sử dụng pin trên thiết bị. Các tính năng nổi bật của phần mềm này là: Tự động đóng các ứng dụng chạy ngầm có luôn tính năng loại trừ danh sách trắng (Auto Kill Managerment and White List), Tiết kiệm thông minh - Smart Saving (bao gồm: quản lý ứng dụng tự chạy khi khởi động thiết bị (Autostart Managerment), Quản lý xung nhịp của bộ vi xử lý (CPU Managerment), Thiết lập định sẳn - Mode (quản lý độ sáng màn hình, âm lượng, kết nối 3G/Wifi ...) và các thiết lập này có thể tự động chuyển đổi theo lịch trình (Mode / Schedule) ...

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Do yêu cầu của công việc, điện thoại của tôi luôn được kết nối Wifi/3G để chạy các ứng dụng cần kết nối mạng (Duyệt Web, Check Mail, Trò chuyện trên các mạng xã hội - Chat , Online để gọi/nhận điện quốc tế - VoIP Call ...) và Battery Doctor đã hổ trợ rất tốt cho việc tự động chuyển đổi các thiết lập để đóng/mở kết nối theo giờ làm việc và nhu cầu sử dụng internet của tôi qua đó góp phần cũng các giải pháp khác kéo dài thời lượng sử dụng pin của điện thoại.

    D/ Giải pháp 4: PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ PHÂN QUYỀN ỨNG DỤNG

    Trỡ lại câu chuyện thứ tư: Người dùng cần phải rất thận trọng khi cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc (CH Play cũng có lúc để lọt lưới vài phền mềm độc hại) và phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thiết bị. Rất nhiều phần mềm có chức năng diệt virus cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của riêng tôi và được sự đồng tình của nhiều người thì việc sử dụng các phần mềm diệt virus này thường kém hiệu quả và còn gây cảm giác nặng máy do chính nó cũng chiếm khá nhiều tài nguyên của hệ thống.

    Thật ra, nếu cẩn thận và đọc kỹ các thông tin trong quá trình cài đặt các phần mềm thì bạn sẽ biết được các quyền mà phần mềm đó có thể thực thi, điều này sẽ hạn chế được ảnh hưởng của các phần mềm độc hại. Ví dụ, nếu bạn biết rằng phần mềm nào đó không cần chức năng gởi tin nhắn SMS nhưng tính năng này lại được kích hoạt sẳn trong phần thông tin phần mềm thì bạn có thể nghi ngờ về chủ ý của người viết ra ứng dụng đó và không cài đặt hoặc gở bỏ phần mềm đó ra khỏi thiết bị của bạn.

    Tôi giới thiệu PERMISSION MANAGER: đây là một phần mềm chuyên dụng (có yêu cầu quyền root) có thể tự động hóa tiến trình kiểm tra phân quyền của các phần mềm trong hệ thống. Hơn thế nữa với PERMISSION MANAGER bạn có thể chủ động cài đặt phần quản lý tác vụ nhằm hạn chế/ngăn chặn một vài phần mềm cụ thể trong việc thực hiện một vài tác vụ nào đó (Ví dụ như chặn chức năng nhắn tin/gọi điện/kết nối net/trao đổi dử liệu ... ) trên thiết bị của bạn.

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]

    Việc sử dụng tiện ích này khá là đơn giản: hãy chạy tiện ích, chọn Manage App Permission, sẽ xuất hiện danh sách các phần mềm trên thiết bị có các quyền tương ứng. Chọn một dòng tương ứng với tính năng mà bạn cần quản lý (ví dụ Send SMS). Danh sách hiển thị các phần mềm có chức năng này sẽ xuất hiện. Hãy chọn một phần mềm mà bạn muốn quản lý và chọn mục Deny hoặc Ask để ngăn chặn hoặc buộc ứng dụng phải đưa ra tùy chọn cho người dùng quyết định khi phần mềm này muốn tự động gởi tin nhắn SMS.

    5/ LỜI KẾT:

    Có thể tóm tắt các giải pháp mà tôi đã đưa ra bằng những dòng sau

    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    + TẮT (DISABLE) và/hoặc ĐÓNG BĂNG (FREEZE) ỨNG DỤNG RÁC
    (Khuyên dùng: Nếu máy chưa root, hãy tạo phím tắt trên màn hình chính để truy cập nhanh vào phần Cài đặt/Quản lý ứng dụng và TẮT hết các ứng dụng rác có thể được. Nếu máy đã được root, hãy sử dụng Titanium Backup)

    + THOÁT HẲN (EXIT) ỨNG DỤNG KHÔNG CẦN DÙNG
    (Khuyên dùng: G
    reenify cho tất cả các thiết bị Android 4.0 trỡ lên)

    + PHẦN MỀM HỔ TRỢ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆC THIẾT LẬP CÁC CHẾ ĐỘ NHẰM TIẾT KIỆM PIN
    (Khuyên dùng: BATTERY DOCTOR)

    + QUẢN LÝ VÀ PHÂN QUYỀN ỨNG DỤNG
    (Khuyên dùng: bạn cần phải root thiết bị để chạy Permission Manager)

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Sử dụng và quản lý năng lượng sao cho hiệu quả luôn là vấn đề lớn và được nhiều người quan tâm. Các giải pháp và phần mềm hổ trợ luôn cần được cập nhật và thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triễn của công nghệ. Không có giải pháp nào là hoàn hảo và đáp ứng được mọi đối tượng người dùng. Nếu thiết bị của bạn đã được root, hãy thực thiện tất cả các giải pháp, hiệu quả đạt được sẽ là rất tốt. Nếu thiết bị của bạn chưa được root, hãy thực thiện các giải pháp không cần root, hiệu quả đạt được cũng rất khả quan. Bài viết này chỉ giới thiệu những giải pháp đơn giản nhất, dùng các tiện ích phù hợp nhất và cách kết hợp sao cho hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại. Có thể, với một số bạn, các giải pháp này là không mới nhưng với đối tượng người đọc là người dùng phổ thông thì bài viết của tôi phải khá dài như vậy do tôi phải sử dụng ngôn từ bình dân, dể hiểu để giải thích tường tận những vấn đề có liên quan. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn gần xa.

    [​IMG]

    ====
    (*) ROOT: “Root” là phương pháp cho phép bạn truy cập quyền “super user” trong điện thoại Android. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn. Có nhiều phương pháp để cài đặt được quyền root lên thiết bị Android. Các phương pháp này được trình bày rất nhiều trên internet và khác nhau tủy theo dòng máy và phên bản của HĐH.

    (*) LAG: Đây là từ Việt hoá của từ latency, trong tin học latency là thời gian cần thiết để 1 gói tin chuyển từ nơi gửi --> nơi nhận. Việc bảo mạng Lag là cách nói của giới trẻ khi chỉ số latency (thường thấy hiện thị trong games) cao. Latency cao đồng nghĩa với việc kết nối chậm hoặc bị gián đoạn. Riêng đối với thiết bị di động thì Lag thường được hiểu là thiết bị phản hồi lại một cách chậm chạm hơn so với bình thường sau khi nhận được một lệnh (yêu cầu) từ người dùng hoặc từ một phần mềm đang chạy khác. Trái nghĩa của LAG theo tiếng Việt là MƯỢT.

    (**) File cài đặt Permission Manager được đính kèm theo bài viết này (Đây là một tiện ích trích từ bản ROM MIUI rất nỗi tiếng. Bạn không thể tìm được file cài đặt này trên CH Play)


    GREENIFY: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.oasisfeng.greenify
    BATTERY DOCTOR: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.ijinshan.kbatterydoctor_en

    Bài viết này được do Chiêu Trúc - GSM.VN biên soạn dựa trên những kinh nghiệm
    từ thực tiễn sử dụng qua nhiều dòng thiết bị di động, đặc biệt là Android Smartphone.

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng bảy 2014
  2. hungle1905

    hungle1905 Thành viên

    Bài viết:
    312
    Được Like:
    44
    Cám ơn ChiêuTrúc có bài viết hay nhất và hữu ích . Cám ơn nhiều.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng bảy 2014
  3. 999doahong

    999doahong Thành viên

    Bài viết:
    1
    Được Like:
    0
    Thank anh ChiêuTrúc chia sẻ kinh nghiệm . Anh có thể làm hướng dẫn cụ thể trên Zenfone 5 được không ạ , hay có thể liệt kê giúp những phần mềm nên disable , đóng băng trên Zenfone 5 không ạ , đọc bài bên kia thấy anh nói sau khi tinh chỉnh có thể dùng hơn 3 ngày thì thích quá
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng bảy 2014
  4. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    + Tôi hiện không còn cầm trên tay Zenfone 5 nên không nhớ danh sách các phần mềm hệ thống mà tôi đã 'Tắt'. Tuy nhiên, các bạn có thể xem được các phần mềm mà tôi đã disable trên Galaxy S4 đang chạy Android 4.4.2 trên các hình minh họa trong bài viết.

    Nói chung, hãy mở danh sách các ứng dụng đang chạy và tìm những phần mềm mà bạn thấy không cần dùng thì hãy disable nó đi. Nếu chẳng may tắt nhầm, bị lỗi thì vẫn có thể Enable lại được mà.

    + Còn danh sách các phần mềm trên Galaxy S4 mà tôi cho vào list để Greenify tự động 'Thoát' cũng có trong các hình minh họa ở trên.

    Nói chung, hãy mở Greenify và xem danh sách các ứng dụng đang chạy và tìm những phần mềm mà bạn thấy không cần thiết phải chạy ngầm sau khi sử dụng nữa thì hãy cho nó vào danh sách đen đi. Bạn vẫn có thể loại chúng ra khỏi danh sách đen bất cứ lúc nào bạn muốn. ...

    Phải mạnh dạn loại hết 'rác' thì thiết bị mới sạch, chạy nhanh và ít hao pin !!
    punlinh2007 and Be Yeu like this.
  5. lovesharp

    lovesharp Thành viên

    Bài viết:
    402
    Được Like:
    57
    thanks bạn...
  6. viet37

    viet37 Thành viên

    Bài viết:
    122
    Được Like:
    24
    cám ơn b rất nhiều vì bài viết rất cong phu và hữu ích!
  7. nhomai260412

    nhomai260412 Thành viên

    Bài viết:
    12
    Được Like:
    0
    Bài viết hây lắm thanks
  8. jaygiakim

    jaygiakim Thành viên

    Bài viết:
    3
    Được Like:
    0
    tks thớt chạy nhanh thì khỏi nói nhé
  9. CDnguyen

    CDnguyen Thành viên

    Bài viết:
    3
    Được Like:
    0
    cái wdp mình cũng z đso hết pin là phát wifi gà lắm
  10. kimungnhi

    kimungnhi Thành viên

    Bài viết:
    236
    Được Like:
    54
    tốt nhất ko nên cài các ứng dụng tiết kiệm pin và làm theo các kinh nghiệm của thớt là OK.
    cài các phần mềm tiết kiệm pin sẽ tác động đến tâm lý người dùng,lần đầu tiên chạy sẽ thấy máy mượt hơn, nhưng về lâu dài chính phần mềm đó lại âm thầm chạy ngầm quảng cáo......
  11. truonglam97

    truonglam97 Thành viên

    Bài viết:
    13
    Được Like:
    1
    Thank đả chia sẻ l
  12. maychieucantho

    maychieucantho Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    5
    Bài viết hay, thông tin rất bổ ích.
  13. baopham_it88

    baopham_it88 Thành viên

    Bài viết:
    582
    Được Like:
    109
    Thông tin hữu ích nhưng dài dòng quá bạn ạ đọc hoa mắt ra.hì. Dù sao cũng cảm ơn bạn nhé.
  14. trinhcongk34

    trinhcongk34 Thành viên

    Bài viết:
    65
    Được Like:
    15
    bài viết rất hữu ích cho những người mới và nhiều người dùng nâu rồi tham khảo,thank chủ thớt nha
  15. hoangpr0

    hoangpr0 Thành viên

    Bài viết:
    501
    Được Like:
    56
    cái này thì em cũng có cùng quan điểm giống bác :)