VNPT sẽ phải cố phần hóa MobiFone hoặc sáp nhập mạng di động này với VinaPhone.Chính thức có quy định VNPT không được sở hữu 2 mạng di động ICTnews - Bộ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vừa ký ban hành Thông tư số 10/2012/TT - BTTTT quy định danh mục dịch vụ viễn thông là dịch vụ di động bắt buộc doanh nghiệp không được sở hữu chéo quá 20% ở doanh nghiệp khác khi kinh doanh trên cùng một thị trường. Theo Thông tư trên, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phẩn trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sử hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh ghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Thông tư cũng nêu rõ dịch vụ di động sẽ là dịch vụ đầu tiên áp dụng quy định nghiêm cấm sở hữu chéo này. Căn cứ vào từng thời kỳ, Bộ TT&TT sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ viễn thông không được sở hữu chéo cho phù hợp với chính sách quản lý viễn thông của Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/8/2012. Đối chiếu thực tế hiện nay, VNPT đang sở hữu 100% vốn của 2 mạng di động lớn VinaPhone và MobiFone và là doanh nghiệp duy nhất bắt buộc phải áp dụng theo Thông tư 10/2012. Có 2 khả năng xảy ra đối với VNPT sau khi quy định này được thực thi. Thứ nhất, VNPT buộc phải cổ phần hóa 1 trong 2 mạng di động của mình nhưng cũng không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần tại mạng di động đã được cổ phần. Tuy nhiên, các công ty con của VNPT sẽ được mua cổ phần của mạng di dộng được cổ phần. Đáng chú ý là các công ty con của VNPT phải là công ty hạch toán độc lập chứ không phải công ty hạch toán phụ thuộc. Thứ hai, VNPT buộc phải tính toán hợp nhất 2 mạng di động của mình thành 1 mạng. Trước đó, Bộ TT&TT cho biết, sở dĩ phải đưa ra quy định mức "sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần" để tránh tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh. Khi xây dựng nội dung này, Bộ TT&TT đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Cũng có nước chỉ cho sở hữu 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng cũng có nước cho phép được sở hữu tới 30%. Đối với một thị trường như Việt Nam thì việc sở hữu không quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác là phù hợp.
Dại gì mà sáp nhập, 2 thương hiệu đang quá nổi tiếng trên thị trường, sáp nhập lại thành 1 thương hiệu lạ hoắc, vd như Movifone ah ?
Thành lập vài công ty con hạch toán độc lập, với mục đích hoạt động là quản lý cổ phần Mobifone. Cuối cùng thì thực chất MF vẫn thuộc VNPT. Không thích nhập 2 mạng thành 1. Cứ để thế chân vạc như hiện nay là hay.
Nếu không nhầm thì hiện giờ VNPT đang nắm giữ 51% cổ phần của mobifone, vậy thì bán bớt 31% cổ phần là xong.
Cả Mobi và Vina VNPT đều đang nắm 100% cổ phần. Nếu ko sát nhập thì buông thằng nào ra VNPT đều sẽ suy yếu nhiều. Mobi chiếm 50%, Vina chiếm 30% doanh thu của VNPT. Cách tốt nhất là VNPT khai báo số thuê bao của mình ít lại để sát nhập nắm <50%. Sát nhập xong sẽ lại như cũ.