Thảo luận Có cần điện thoại thẻ công cộng nữa hay không?

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi quanvu72, 13 Tháng ba 2009.

  1. quanvu72 Thành viên

    ICTnews - Điện thoại thẻ, một loại hình điện thoại công cộng tại các đô thị trở nên ế ẩm khi mà các dịch vụ viễn thông khác đã tràn ngập.
    Trên báo Bưu điện số 25 ra ngày 28/2/2009 có đăng bức ảnh chụp ngày 23/2/2009 một cột điện thoại công cộng dùng thẻ tại ngã 5 phố Hàn Thuyên, Lò Đúc, Hàm Long và Phan Chu Trinh (Hà Nội) đã bị bung nóc và vách ngăn quây gây ảnh hưởng đến đến thiết bị đàm thoại, mỹ quan của bạn đọc Nguyễn Tường Quân. Đến nay (ngày 4/3/2009), theo phản ánh của tác giả, cột điện thoại đã được sửa.
    Tuy nhiên, cũng theo nhiều bạn đọc khác, tình trạng hỏng, bị phá của các cột điện thoại như trên không phải là trường hợp cá biệt. Vấn đề được đặt ra ở đây là loại hình dịch vụ điện thoại này liệu có còn phù hợp? Được biết chỉ sau vài năm Tổng công ty Bưu chính Viễn thông – VNPT (cũ) cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng dùng thẻ, nhiều ý kiến cũng đã đưa ra vấn đề liệu có nên để tồn tại hay không loại hình dịch vụ này? Sở dĩ như vậy là vì ngay tại thời điểm đó, dù được đánh giá là phương thức giao dịch hiện đại song nó không mang lại kết quả như mong đợi cả về phía người sử dụng lẫn tính kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cước cao, vị trí đặt không hợp lý khiến người dân thà tìm đến bưu điện công cộng hơn là mua thẻ để gọi ở cột điện thoại. Điều đó dẫn tới doanh thu từ dịch vụ này không những không tăng mà còn ngày càng giảm, trong khi số tiền đầu tư lại rất lớn dường như là điều khiến các doanh nghiệp không mấy mặn mà trong việc khai thác dịch vụ này.

    [​IMG]
    Ở Việt Nam, đa số các buồng điện thoại công cộng bị bỏ hoang
    Thời điểm này, dịch vụ nhắn tin cũng đã được công bố là dừng hoạt động vào 1/9/2004 vì không còn phù hợp, song khi đó, theo một đại diện của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này khẳng định điện thoại thẻ vẫn sẽ tồn tại bởi không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của nó ở những nơi công cộng như nhà ga, sân bay, bệnh viện, trường học, khách sạn... và vì vậy, lúc đó, VNPT vẫn quyết định tiếp tục đầu tư thêm cho dịch vụ này. Tuy nhiên, đến nay, khi dịch vụ viễn thông đã ngày càng phát triển với nhiều loại hình, cách tính cước vừa rẻ, vừa tiện lợi cho khách hàng, khiến ngay cả điện thoại cố định tại nhà cũng còn ít được sử dụng thì các cột điện thoại công cộng dùng thẻ ở nước ta lại càng trở nên “vô duyên” hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, những tồn tại nêu trên của hệ thống cột điện thoại vẫn chưa được khắc phục. Những cột điện thoại lâu ngày không được sử dụng, cộng với sự kém ý thức của người dân đã khiến nó trở thành nơi mất vệ sinh đúng với nghĩa “công cộng” của nó và chẳng ai muốn ngó ngàng tới.
    Hiện nay, đa số các trạm điện thoại công cộng không còn được sử dụng đúng mục đích, không phát huy tác dụng vốn có của nó. Nhiều cabin bị một số người dân “chiếm lĩnh” làm nơi bán hàng, điểm trú mưa, chỗ để xe, chứa hàng hóa… và thậm chí là nơi để những người thiếu ý thức vứt rác, phóng uế. Nhiều cabin được lắp đặt ở nơi vắng vẻ, khuất nên đã bị các đối tượng xấu đập phá máy điện thoại hoặc biến thành nơi tiêm chích. Những người có chút quan tâm không khỏi xót xa bởi biết rằng số tiền của nhà nước, của doanh nghiệp bỏ vào đó không phải là nhỏ lại đang bị lãng phí. Mới đây, để phù hợp với xu hướng “giảm giá” chung của các loại dịch vụ điện thoại, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố mức cước liên lạc đường dài liên tỉnh của dịch vụ điện thoại thẻ (CardPhone), giảm 15% từ ngày 1/11/2008. Tuy nhiên, điều này cũng chẳng mấy hấp dẫn người dân quan tâm đến điện thoại thẻ bởi sự tràn ngập của các dịch vụ điện thoại khác.
    Nhìn sang các quốc gia phát triển, điện thoại công cộng dùng thẻ vẫn đang được người dân sử dụng rất hiệu quả, thậm chí đã trở thành thói quen và có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp dịch vụ này. Tại các khu vực công cộng như siêu thị, sân bay... ở Thái Lan, những cột điện thoại nhiều màu của nhiều doanh nghiệp vẫn rất sạch sẽ và được nhiều người sử dụng, nhất là những cá nhân nước ngoài đi du lịch, công tác không đăng ký dịch vụ roaming cho ĐTDĐ của mình. Hơn nữa, những cột này vừa có thể dùng thẻ, vừa có thể dùng tiền xu để gọi nên khá tiện lợi cho người sử dụng. Ở Nhật Bản, mặc dù tỉ lệ người dân Nhật có ĐTDĐ cao song các cột điện thoại công cộng vẫn được sử dụng tương đối nhiều bởi nó là dịch vụ có tính chất phục vụ cộng đồng cao.
    Còn tại Việt Nam, một hướng dẫn viên du lịch cho hay, khách du lịch đến đây thường sử dụng điện thoại internet là rẻ nhất, thứ đến, để tiện lợi hơn trong khi di chuyển là mua sim trả trước nếu ĐTDĐ của họ không có dịch vụ roaming. Còn hầu như không thấy họ sử dụng dịch vụ điện thoại thẻ công cộng. Lý do là vì dịch vụ internet công cộng và sim ĐTDĐ trả trước thì ở đâu cũng có với mức giá “siêu rẻ” còn loại thẻ dùng cho cột điện thoại công cộng chỉ bán ở các điểm bưu điện, rất bất tiện, trong khi ở nước ngoài, bạn có thể mua thẻ ở bất kỳ đâu: siêu thị, các cửa hàng sách báo… giống như hệ thống bán thẻ ĐTDĐ trả trước ở Việt Nam hiện nay. Tất cả những phân tích trên cho thấy, rõ ràng là dịch vụ điện thoại công cộng dùng thẻ vẫn còn cần thiết trong thực tế, tuy nhiên để dịch vụ này ở Việt Nam phát triển, cần phải có các giải pháp đồng bộ từ việc lắp đặt hệ thống, cách tính cước phí, cách thức sử dụng cũng như hệ thống dịch vụ đi kèm theo nó.
    Song Minh
    Theo ICTnews
  2. quanvu72

    quanvu72 Thành viên

    Bài viết:
    158
    Được Like:
    177
    Những đề xuất trái chiều
    ICTnews – Lãnh đạo của nhiều công ty viễn thông cho biết, doanh thu từ dịch vụ điện thoại công cộng dùng thẻ đã giải sút khá mạnh và cần phải được sắp xếp lại.
    [​IMG]
    “Lối ra” cho điện thoại công cộng dùng thẻ:
    Sau khi báo điện tử ictnews.vn của Báo Bưu điện Việt Nam đăng bài “Điện thoại thẻ công cộng: còn cần hay không?” độc giả Thanh Tùng (TP. Hồ Chí Minh) bình luận: “Vấn đề ở đây chính là kinh doanh! Nếu thấy kinh doanh không có lãi, mà trong tương lai cũng không có triển vọng gì thì tôi nghĩ đừng nên duy trì nữa!”. Còn theo bạn đọc Thanh Hải (Hà Nội): “Bạn có thể tìm thấy đại lý bán thẻ SIM di động, quán Internet ở khắp mọi nơi, nhưng tìm buồng điện thoại thẻ thì không dễ. Nhiều khi để gọi một, hai cuộc mà phải mua nguyên cả một cái thẻ rồi không biết bao giờ dùng tiếp cũng là cái làm người ta ngần ngại”.
    Để có sự đánh giá, nhìn nhận của những “người trong cuộc”, báo Bưu điện Việt Nam đã trao đổi với lãnh đạo viễn thông một số địa phương - những đơn vị hiện đang được giao trực tiếp quản lý và kinh doanh loại hình dịch vụ này.
    “Èo uột” điện thoại thẻ!
    Ông Lê Đức, Giám đốc Viễn thông Khánh Hòa cho biết: “Sau khi đọc bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam, tôi đã cho rà soát, tổng kiểm tra lại hiệu quả của hệ thống điện thoại thẻ trên địa bàn tỉnh. Kết quả sơ bộ cho thấy quả thực hiện nay hiệu quả của các cột điện thoại thẻ công cộng rất thấp. Có trạm mỗi tháng chỉ có 3-4 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi chỉ kéo dài khoảng 1-2 phút. Trung bình mỗi tháng doanh thu từ các cuộc gọi qua mạng điện thoại thẻ ở Khánh Hòa chỉ đạt khoảng 4-5 triệu đồng. Trong khi đó, để bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn 100 cột điện thoại tại đây cũng khá tốn kém. Còn về tổ chức bán thẻ, hiện nay thẻ vẫn chỉ được bán trên mạng lưới các điểm giao dịch của Bưu điện tỉnh nhưng qua kiểm tra cũng cho thấy số lượng người đến mua thẻ rất ít. Sau khi thống kê đầy đủ, chúng tôi sẽ đề xuất lên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) biện pháp xử lý đối với hệ thống này”.
    Nhiều lãnh đạo viễn thông địa phương cũng thừa nhận sự phát triển “èo uột” của dịch vụ điện thoại thẻ công cộng hiện nay. ông Lê Kông Sơn, Giám đốc Viễn thông Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nhu cầu sử dụng điện thoại thẻ của người dân rất thấp, đa số các cột ở tình trạng “tê liệt”. “Khoảng 10 năm trước, khi điện thoại di động chưa phát triển mạnh và cước dịch vụ điện thoại di động còn cao thì điện thoại thẻ công cộng đã phát huy tối đa tác dụng, doanh thu từ dịch vụ điện thoại thẻ công cộng đạt khoảng 150-170 triệu đồng /tháng. Tuy nhiên, khi dịch vụ điện thoại di động dần trở nên phổ biến với mức giá cước ngày càng “bình dân” hơn thì doanh thu từ 70-80 cột điện thoại thẻ ở Quảng Nam có xu hướng giảm dần và đến nay thì giảm sút ghê gớm, hiện chỉ được khoảng 2-3 triệu đồng doanh thu mỗi tháng, không đủ bù đắp chi phí duy trì, bảo dưỡng và sửa chữa”, ông Sơn nói. Cũng theo ông Sơn, cách đây vài năm, Viễn thông Quảng Nam đã cho tiến hành lắp đặt một số cột điện thoại thẻ ở những nơi tập trung đông dân cư như trường học, bệnh viện… nhưng cũng không thực sự hiệu quả.
    Tình trạng trên cũng là thực tế tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo Trung tâm Tin học Viễn thông Bắc Giang, doanh thu của hơn 100 cột điện thoại công cộng dùng thẻ ở Bắc Giang hiện nay cũng chỉ khoảng 3 triệu đồng /tháng.
    Có nên “xóa sổ”?
    Khi được hỏi về đề xuất hướng giải quyết đối với hệ thống điện thoại công cộng dùng thẻ, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Viễn thông Hải Phòng cho hay: “Chúng tôi đang đề nghị lãnh đạo Tập đoàn cho chấm dứt dịch vụ này. Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 100 cột điện thoại thẻ nhưng hiệu suất sử dụng rất kém trong khi chi phí để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống không hề nhỏ. Tôi nghĩ rằng dịch vụ nào cũng có một “thời” của nó và “thời” của dịch vụ điện thoại thẻ công cộng đã hết”.
    Cũng đồng quan điểm, ông Lê Kông Sơn, Giám đốc Viễn thông Quảng Nam cho rằng nên “khai tử” loại hình dịch vụ này càng sớm càng tốt, để đỡ tốn kinh phí duy trì hệ thống. Theo vị giám đốc này, mặc dù Quảng Nam là tỉnh phát triển mạnh về du lịch, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách đến nhưng nếu cần sử dụng dịch vụ điện thoại, khách du lịch có thể đến các điểm bưu cục trên địa bàn Quảng Nam được mở cửa thường xuyên và địa điểm rất tiện lợi. Ngoài ra, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ tại Quảng Nam cũng đã cung cấp dịch vụ điện thoại cho khách hàng.
    Ở một hướng tiếp cận khác, ông Nguyễn Xuân Nụ, Giám đốc Viễn thông Bắc Giang lại cho rằng không nên dỡ bỏ hệ thống này mà nên cải tiến theo hướng tiện lợi hơn cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân chưa có điều kiện sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông khác. Ví dụ như có thể dùng tiền xu thay vì phải đến bưu điện mua thẻ.
    Ông Lê Đức, Giám đốc Viễn thông Khánh Hòa cũng không tán đồng phương án “khai tử” dịch vụ điện thoại thẻ công cộng bởi cho rằng ở các nước phát triển vẫn rất phổ biến loại hình dịch vụ điện thoại thẻ thì không có lý gì chúng ta lại xóa bỏ hoàn toàn. “Bản thân tôi mỗi lần đi nước ngoài đều mua và sử dụng thẻ, rất tiện lợi và có giá cước rẻ hơn so với gọi từ khách sạn hay gọi từ máy di động có dùng dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế). Trong khi đó, tại Việt Nam, cước sử dụng dịch vụ điện thoại thẻ vẫn còn khá đắt”, ông Đức cho biết. ông cũng đề xuất, để dịch vụ điện thoại thẻ được người dân sử dụng nhiều, một mặt VNPT cần giảm giá cước dịch vụ này ít nhất là rẻ hơn điện thoại cố định thông thường. Mặt khác, các viễn thông địa phương cần cho quy hoạch, tổ chức lại hệ thống các cột, chỉ triển khai ở những nơi thật cần thiết, khu vực công cộng thường tập trung đông dân cư như: bến xe, nhà ga, chợ, siêu thị, sân bay… chứ không làm kiểu “đại trà” như từ trước đến nay.
    Có cùng quan điểm với ông Đức, ông Bùi Đình Khoan, Giám đốc Viễn thông Quảng Ninh cũng cho rằng vẫn nên tiếp tục duy trì hệ thống điện thoại thẻ công cộng song không nên có quá nhiều cột. Những nơi không có người dùng thì nên dỡ bỏ và tập trung ở những nơi như: khu trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà ga...
    Tuy vậy, cũng không khỏi băn khoăn, ông Lê Đức cho biết thêm, việc triển khai “cắm” các cột ở những nơi công cộng tại Khánh Hòa gặp khó khăn do các đơn vị được giao quản lý những địa điểm này từ chối hợp tác. Nguyễn nhân là vì họ chỉ hiểu đây đơn thuần là kinh doanh chứ không nghĩ đến yếu tố phục vụ cộng đồng. Do đó, để giúp các địa phương triển khai tốt việc quy hoạch cũng cần phải tuyên truyền để các đơn vị ngoài ngành hiểu được ý nghĩa của vấn đề này.
    Trần Ngọc
  3. conan2901

    conan2901 Gác Cổng Chợ Staff Member

    Bài viết:
    10,720
    Được Like:
    14,843
    Các nước phát triển vẫn hoan nghênh sử dụng loại hình dịch vụ này
    ( tuy nhiên dùng đồng xu, chứ không sử dụng thẻ)
    Có khá nhiều thuận lợi - Đặc biệt là các du khách, khách vãng lai, sinh viên, lao động nghèo,..
  4. cinema07

    cinema07 Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    0
    cái này việt nam không còn ai dùng nữa
  5. hhn

    hhn Thành viên

    Bài viết:
    212
    Được Like:
    83
    Quá lãng phí, hàng trăm trụ ĐT công cộng từ khi khánh thành cho đến nay vẫn chưa một lần sữ dụng trong khi kinh phí lắp đặt những cái đó đâu có ít. Với lại với đà phát triển của thuê bao DTDD của các mạng như hiện nay thì ĐT công cộng hầu như không còn chổ đứng #:-s