Cỗ máy tìm kiếm mới có thể thay đổi thế giới Internet Wolfram Alpha có thể đánh giá một người cao 1,7 m và nặng 70 kg có thừa cân không hoặc liệu trăng có tròn vào tối 4/9 tại thành phố Buenos Aires (Argentina) khi người sử dụng định cầu hôn người yêu. Nó cũng cung cấp thông tin về các loài và giá trị dinh dưỡng của một quả táo hoặc tính toán thời gian dự sinh của một thai nhi. Trong khi Google tổng hợp và liệt kê một loạt trang web liên quan đến câu lệnh tìm kiếm, Wikipedia đưa thông tin dựa trên mỗi từ khóa cụ thể, thì Wolfram Alpha phân tích câu hỏi và hiển thị kết quả trực tiếp một cách khoa học gồm text, bảng biểu... thay vì yêu cầu người dùng tự đọc website để lấy ra dữ liệu họ cần. Công cụ mới, do chuyên gia người Anh Stephen Wolfram phát triển và sẽ có mặt vào cuối tháng này, cung cấp số liệu khá ấn tượng nhưng lại không am tường trong lĩnh vực nghệ thuật hay triết học và vẫn chưa chắc phục được điểm yếu của các cỗ máy nhân tạo là lúng túng trước các truy vấn dài, phức tạp. "Google chưa cần phải lo lắng, nhưng nên biết về mô hình này. Google đã làm khá tốt trong việc tìm thông tin nằm rải rác trên Internet và hiển thị những câu hỏi từng được hỏi và trả lời. Trong khi đó, Wolfram Alpha có thể trả lời cả những câu chưa từng được hỏi trước đó", trang công nghệ CNet nhận xét. Bên cạnh đó, Google không hoàn hảo nhưng đủ hữu ích và người ta đã quá quen thuộc với Google để có thể nghĩ đến chuyện chuyển sang dùng thử một công cụ khác. Khi hỏi về tuổi thọ dự tính của một người Mỹ (hiện 45 tuổi), Wolfram Alpha phân tích câu lệnh và đưa ra kết quả 78,22 năm, đồng thời cho thấy ít người vượt qua được mốc 100 tuổi. Khác với Google, Wolfram Alpha tự tổng hợp thông tin và hiển thị kết quả trên một trang được trình bày đẹp mắt thay vì cung cấp một loạt trang web liên quan. Sẽ có trăng tròn vào tối 4/9 tại thành phố Buenos Aires (Argentina). Năm 1992, lương của bạn là 14.000 USD, vậy mức thu nhập đó có giá trị là bao nhiêu vào thời điểm này? Wolfram Alpha sẽ trả lời là 21.124 USD. Cấu trúc hóa học của C20-H30-O2 (Eicosapentaenoic acid). Châu An VNexpress (theo CNet)
cái này hay thật đấy nhưng để soán ngôi google thì chắc còn lâu lắm nếu ko muốn nói là ko thể khi mà google đã trở thành "một phần tất yếu của cuộc sống" ngày nay. Điều này cũng giống như trường hợp của chúng ta sử dụng bàn phím QWERTY ngày nay, mặc dù sự sắp xếp chữ cái trên bàn phím giúp chúng ta đánh tốc độ không bằng một loại bàn phím gì mà mình quên tên mất rồi, nhưng sự phổ biến của bàn phím QWERTY trên toàn thế giới đã khiến cái tốt hơn dần dần bị rơi vào quên lãng....................................