Thảo luận Dân cản trở lắp trạm BTS, chính quyền xã bất lực?

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi salem2501, 27 Tháng hai 2009.

  1. salem2501 Thành viên

    Ngày 19/2, hơn 50 người dân thôn Phi Liệt (xã Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên) kéo đến nhà ông Nguyễn Văn Bồi để ngăn cản việc xây dựng trạm BTS phát sóng ĐTDĐ tại đây. Sự việc lặp lại nhiều lần nhưng Chủ tịch xã cũng chỉ giải thích: “Chúng tôi cũng hết cách”.
    [​IMG] Hàng chục người dân thôn Phi Liệt "lấy thân người đè ... thiết bị" để ngăn cản việc thi công trạm BTS tại đây. Ảnh: H.P. Quyết sống chết với … cây cột BTS
    Cuộc “đấu tranh” tại thôn Phi Liệt không thể nói hoàn toàn mang tính chất tự phát. Trong lần đầu “ra quân” ngày 11/2 nhằm “trấn áp” cán bộ kỹ thuật công ty CP Viễn thông Hòa Phát, đơn vị có công trình trạm BTS đang xây dựng, đã có một số hành vi manh động xảy ra. Quá bức xúc trước những lời lăng mạ, chửi bới, đe dọa của đám đông “khách không mời” trong nhà mình, chủ nhà đã phải dùng tới máy bơm nước để giải tán.
    Lực lượng công an xã sau đó phải "dàn hòa" và mời mọi người đến trụ sở UBND xã Liên Nghĩa để giải quyết. Tại đây, ông Lý Xuân Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa, đã lập biên bản sự việc, đề nghị công ty ngừng thi công và để xã giải quyết. Đến thời điểm thích hợp thì xã sẽ thông báo sau.
    Ngày 19/2, công ty Hòa Phát nhận được thông báo tiếp tục thi công công trình xây dựng trạm BTS. Nhưng trong lần 2, sự phản đối của người dân đã được tổ chức lại: bà già, con trẻ, phụ nữ được đưa lên “tuyến đầu”, vượt rào vào nhà ông Bồi, nơi có trạm BTS đang xây dở dang, quyết lấy thịt đè … thiết bị để không thể đưa lên lắp đặt.
    Từ bà lão hơn 80 đến con trẻ vài tuổi cùng ngồi trên những đoạn cột chưa kịp dựng còn nằm dưới đất, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy đến từ công trình chưa hoàn chỉnh. Mỗi khi có công nhân kỹ thuật leo lên cột thì một nhóm người ùa ra … rung chân cột. Một nhóm khác lao vào tóm dây bảo hiểm kéo, lắc, buộc công nhân phải xuống đất.
    “Tuyến 2” gồm đàn ông, con trai đứng ở sân nhà hàng xóm theo dõi động tĩnh, sẵn sàng “tiếp ứng” khi cần thiết. Nước uống, trầu ăn được tuyến sau cung cấp lên cho tuyến đầu “bám trụ”. Mỗi khi “tuyến đầu” hành động, tuyến sau cũng hùa lên gào thét cổ vũ hoặc đe dọa.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Bà già, phụ nữa, trẻ con được đưa lên "tuyến đầu". Đàn ông con trai ở "tuyến sau". Mỗi khi có công nhân leo lên cột thì cùng hè nhau lôi xuống. Ảnh: H.P. “Đánh chúng tôi cũng không đánh lại, chúng tôi cũng chả đánh ai. Chúng tôi cứ ngồi đây cho đến bao giờ cái cột này dời đi chỗ khác thì thôi”, bà Tính, một người tham gia “biểu tình” nói trong khi quên mất chỉ riêng việc xâm nhập gia cư bất hợp pháp cũng đã vi phạm pháp luật rồi.
    Trao đổi với phóng viên VietNamNet, người dân đi “chống" lắp trạm BTS cho biết có 2 lý do để bà con “quyết tử” với cái trạm BTS này. Thứ nhất là sợ chiếc cột cao 30 mét này “mưa gió, sét đánh nhỡ đâu đổ vào nhà hàng xóm thì sao”.
    “Cả cái cầu Cần Thơ to như thế, nhiều nhà khoa học thế mà còn sập, cái cột con con này ăn thua gì, lấy gì đảm bảo là nó không đổ”, bà Dung, một người dân nói khi công nhân kỹ thuật công ty Hòa Phát cố giải thích về độ bền vững và chống sét của cây cột phát sóng.
    Lý do thứ hai và cũng lo lắng nhất là sợ ảnh hưởng đến sức khỏe vì “xem tivi cũng nói sóng này có tác hại, sách học trẻ con cũng nói, báo đài cũng nói có tác hại. Có thể dẫn đến các bệnh vô sinh, ung thư, trọc đầu... Mà nói chung con người ta cũng có thể dẫn đến bất kỳ bệnh nào từ cái cột này(!?)".
    Khi được hỏi là sách nào, báo đài nào nói vậy thì không ai nhớ được là xem cái thông tin “có hại” đó ở đâu. Hỏi nếu có những tài liệu khoa học, văn bản của cơ quan khoa học, y tế của Nhà nước giải thích cái này không có hại thì bà con mình thế nào, bà con vẫn khăng khăng: “Kệ! Chúng tôi vẫn cứ ở đây đến khi nào cái trạm này được di dời đi xa dân”. Nơi mà mọi người muốn chuyển trạm BTS này đến là “ra ngoài đồng hay vào sân ủy ban xã thì tùy”.

    [​IMG] Bỏ công việc, mọi người ngồi từ sáng đến tối trong nhà ông Bồi để đòi dỡ trạm đi nơi khác. Ảnh: H.P. Cứ thế, cuộc chiến “chống lắp cột BTS” của người dân thôn Phi Liệt kéo dài hàng tháng trời. Mỗi khi có công nhân hoặc bất cứ động tĩnh gì liên quan đến cây cột này là người dân lại bỏ cả đồng áng, công việc, trẻ con bỏ học để chạy về lo giữ không cho xây. Toàn bộ quá trình làm việc đều không để lại văn bản làm việc, không ký giấy tờ gì hết.
    Hết cách hay lòng vòng nước đôi?
    Trước hiện trạng tại thôn Phi Liệt, phóng viên VietNamNet tìm đến UBND xã Liên Nghĩa để tìm hiểu và được ông Nguyễn Ngọc Thắng tiếp với cương vị Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa (ông Thắng đã kiên quyết từ chối xưng tên đầy đủ - PV).

    [​IMG] Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa: "Chúng tôi cũng hết cách". Ảnh: H.P. Tại đây, ông Thắng cho biết về cơ bản trạm BTS do công ty CP Hòa Phát dự kiến xây dựng trên địa phương có đầy đủ giấy tờ thủ tục do pháp luật quy định, từ các cơ quan quản lỹ về mặt kỹ thuật là Sở TT-TT tỉnh Hưng Yên cho đến cơ quan quản lý hành chính các cấp từ tỉnh Hưng Yên đến huyện Văn Giang chỉ đạo về xã. Trong thời gian doanh nghiệp về địa phương xây dựng trạm, chính quyền xã cũng “hết sức tạo điều kiện” bằng cách tổ chức 1 buổi họp dân với doanh nghiệp để tuyên truyền, gửi tài liệu giải thích đến nhà dân trong thôn. Khi có vụ việc, xã cử một Phó Chủ tịch là ông Lý Xuân Minh để chuyên trách xử lý.
    Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì UBND xã đã tổ chức nhiều cuộc họp chứ không phải một lần trên. Trong những lần họp không có đại diện doanh nghiệp thì hoàn toàn không có phổ biến, giải thích thêm cho bà con về tác động của cột BTS đối với sức khỏe. Mặt khác, Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều khẳng định với người dân rằng: Nếu dân không đồng ý cho xây thì thì xã cũng không cho.
    Và như vậy, cả chính quyền xã Liên Nghĩa và người dân thôn Phi Liệt cùng tạo ra một mớ bòng bong để ngăn chặn việc xây dựng cột phát sóng BTS tại đây: Chính quyền xã tuy "hết sức tạo điều kiện" nhưng kiên quyết không ký xác nhận cho miếng đất nhà ông Bồi không có tranh chấp để hoàn thành hợp đồng giữa ông Bồi với công ty Hòa Phát mặc dù miếng đất gần 200 mét vuông nhà ông đã được cấp sổ đỏ, không có mua bán, tranh chấp gì với ai và việc xây dựng này đã có công văn chỉ đạo từ UBND huyện Văn Giang chuyển xuống địa phương.
    Nhưng lý do để Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa không xác nhận vì "đang có người dân tụ tập phản đối việc xây dựng này".
    Trong khi đó, tại hiện trường, người dân lại lấy cớ "về ở đâu có chính quyền đó, xã cũng không xác nhận tức là xã cũng không cho làm, và chúng tôi phản đối là đúng". "Chả thấy xã phát thanh phổ biến, chúng tôi cứ tự tìm hiểu thấy có hại thì chúng tôi phản đối", cụ Túc, người dân tham gia phản đối, nói.
    Né tránh trả lời về giải pháp tháo gỡ câu chuyện "quả trứng, con gà" quanh chiếc trạm BTS, người đứng đầu UBND xã Liên Nghĩa kiên quyết: "Chúng tôi đã giải thích và dân không hiểu thì cũng hết cách".


    Nguồn VietnamNet
    quanvu72 thích bài này.
  2. quanvu72

    quanvu72 Thành viên

    Bài viết:
    158
    Được Like:
    177
    Gì thì gì,em học về kỹ thuật nên vẫn thừa nhận 1 điều là sóng di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ,dùng di động nhiều cũng không tốt đâu!Các nhà mạng kinh doanh nhưng cũng phải chú ý đến sức khoẻ người dân 1 chút!:)]:)]
  3. conan2901

    conan2901 Gác Cổng Chợ Staff Member

    Bài viết:
    10,720
    Được Like:
    14,843
    Chả có cái gì là không có hại cả, tuy nhiên mức độ đạt mức độ cho phép

    Nước, khí , rau quả,.. ở VN còn quá quy định hàng chục, thậm chí hàng trăm lần về ô nhiễm, an toàn thực phẩm
    Rượu các lão uống gấp hàng chục lần giới hạn cho phép !

    Cái gì cũng có quy chuẩn của nó :D
    nếu bảo hại không dùng thì làm sao có tivi, điện thoại, máy tính, đèn,xe máy,....
    (Thử không dùng chúng vài ngày xem ;)) )
  4. Nec

    Nec Guest

    công nhận là cái gì quanh ta cũng có hại thật, mức đọ cho phép nhưng mà né được cái nào tốt cái đó chẳng thừa tí nào cả.
    rau củ quả có hại nhưng vẫn phải ăn
    máy tính nhiều bức xạ nhưng ích lợi đem lại hơn nhiều cái bức xạ có hại, không đi xe máy, coi như là chết đói vì đó là con trâu của quá nhiều người
    xây cái chạm BTS đó ra chỗ khác chẳng chết ai mà vẫn dùng được là được.
    làng có luật làng kể cả chính quyền bắt tay với dân thì đó cũng là điều tốt thể hiện tính đoàn kết, có những nơi mà chính quyền hoàn toàn mất lòng dân ấy chứ.

    tục ngữ có "câu tránh voi chẳng xấu mặt nào"
  5. anhhuycan83

    anhhuycan83 Thành viên

    Bài viết:
    214
    Được Like:
    199
    chắc ủy ban xã cũng sợ ảnh hưởng nên mới ko đáp ứng yêu cầu này
  6. conan2901

    conan2901 Gác Cổng Chợ Staff Member

    Bài viết:
    10,720
    Được Like:
    14,843
    Vị trí lắp đặt thường được các nhà tư vấn, khảo sát và lựa chọn kỹ lưỡng. Viêc thay đổi địa điểm không phải đơn giản, chưa kể chi phí khảo sát lại, Chi phí vẫn chuyển, tất tần tật các cái khác mà còn liên quan đến địa điểm đó có phù hợp để thu phát sóng hiệu quả tốt nhất,... Đến hiện nay trên toàn thế giới vẫn chưa có 1 báo cáo nào nói là trạm BTS có hại đến sức khoẻ ! (ảnh hưởng rất nhỏ không đáng kể ).
    Diện muốn dùng, nước muốn dùng, điện thoại, máy tính muốn dùng mà không muốn cùng hợp tác thì bó chưn. Đó là do chính quyền xã. (Có lẽ chắc không lót tay, không đưa về xã đặt để xã thu tiền thuê :)) , mình gặp thực tế quả này nhiều rồi -> Chưa chắc đã vì dân, mà là vì lợi ích của xã ;)) )
  7. hieunghia_dhtg

    hieunghia_dhtg Thành viên

    Bài viết:
    175
    Được Like:
    80
    Cản trở lắp đặt BTS, người dân chịu thiệt đầu tiên17:40' 26/02/2009 (GMT+7) [​IMG] - Phản ứng của người dân xuất phát từ nhiều lý do, nhưng họ đang tự từ bỏ quyền lợi của mình và làm ảnh hưởng đến nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của Nhà nước.
    Dân cản trở lắp trạm BTS, chính quyền xã bất lực?
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có bản báo cáo số 193 vào tháng 6/2000 nêu rõ: Tần số hoạt động của các hệ thống điện thoại hiện nay trong khoảng từ 450MHz đến 1.800MHz. Loại sóng vô tuyến này không phải bức xạ i-on, không gây ra hiện tượng i-on hóa hay phóng xạ trong cơ thể người.
    Trong tài liệu số 304 được công bố tháng 5/2006 của WHO, tổ chức này khẳng định: "Xét về mức phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập được đến nay, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra ảnh hưởng có hại tới sức khỏe".
    Thực tế tại xã Liên Nghĩa chỉ là một trong rất nhiều vụ việc người dân phản đối xây dựng trạm BTS tại địa phương mình. Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Trần Ngọc Tiếp, Phó Chánh thanh tra Bộ TT-TT, cho biết hiện tượng này xuất hiện nhiều trong thời gian 4-5 năm qua - thời gian viễn thông di động bước vào phát triển bùng nổ và việc lắp đặt trạm BTS để phủ sóng trở thành yếu tố cạnh tranh quyết liệt giữa các mạng.
    Phản đối không có cơ sở
    Cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục về ảnh hưởng của sóng vô tuyến của các mạng di động ảnh hưởng đến sức khỏe con người và điều này cũng đã được truyền thông rộng rãi tới người dân bằng các phương tiện truyền thông đại chúng.
    [​IMG]Ông Lý Xuân Minh (áo đen), Phó Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa, thuyết phục người dân về nhà nhưng không ai nghe. Ảnh: H.P.
    Thực tế, môi trường sống của con người luôn tồn tại các loại sóng điện từ trường phát ra từ nhiều nguồn khác nhau như máy móc công nghiệp, thiết bị điện, sóng truyền hình, sóng phát thanh... Tùy theo mức độ mà năng lượng sóng vô tuyến đi vào cơ thể và tạo thành nhiệt, nhưng mức độ quá yếu thì lượng nhiệt này sẽ tự bị tải đi bởi tiến trình điều hòa nhiệt tự nhiên của cơ thể. Để so sánh, một trạm phát thanh có công suất phát thông thường khoảng 20 KW trong khi mỗi trạm BTS có công suất khoảng 15-30W.
    Bộ TT-TT cũng đã phối hợp cùng với nhiều tổ chức, các nhà khoa học và trung tâm nghiên cứu để xem xét kỹ lưỡng vấn đề ảnh hưởng của trạm phát sóng BTS đối với sức khỏe người dân. Thanh tra Bộ TT-TT cũng đã có trả lời chất vấn Quốc hội theo văn bản số 1046/BTTTT-TT ra ngày 19/11/2007. Trước đó, Bộ BC-VT và Bộ KH-CN cũng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ giải trình vấn đề này.
    Trao đổi với VietNamNet về mặt kỹ thuật, Ericsson, một trong những hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn tại Việt Nam, cho biết hãng này cũng đã nghiên cứu và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế khi sản xuất thiết bị. Đối với các trạm BTS, chỉ có một không gian nhỏ xung quanh ăng-ten phát sóng đạt đến chỉ ngưỡng giới hạn an toàn. Không gian giới hạn này cũng chỉ vài centimet đến một vài mét tính từ ăng-ten tùy theo công suất phát sóng. Những ăng-ten này cũng được đặt tại những nơi mà con người không thể tiếp cận được, thường là cột cao, để loại bỏ những ảnh hưởng có thể.


    Cũng theo những tài liệu của Ericsson, người sống tại căn nhà có đặt trạm phát sóng viễn thông hoàn toàn không chịu ảnh hưởng nhiều hơn nơi khác. Loại sóng viễn thông di động thường có tần số cao (450 - 1.800 MHz) nên phải truyền thẳng và có độ đâm xuyên thấp. Để đạt được vùng phủ tối ưu, sóng phát từ trạm phải hướng ra ngoài căn nhà đang đặt chúng. Điều này tương tự như đèn pha ôtô: chiếu sáng cả con đường chứ không phải sáng chiếc xe. Vì thế, ảnh hưởng của sóng từ trạm BTS đến người trong nhà không cao hơn các loại sóng khác như truyền hình hoặc phát thanh.
    "Thực tế thì không phải riêng chúng ta mới có trạm BTS. Tại các nước phát triển, mật độ điện thoại di động của họ cao hơn Việt Nam rất nhiều. Việt Nam cũng mới chỉ có phương tiện liên lạc này từ năm 1992-1993 trở lại đây, còn thế giới người ta đã dùng trước đó lâu rồi. Các tổ chức quốc tế như WHO, ITU, ... và rất nhiều tổ chức khác cũng đã nghiên cứu về vấn đề này rồi", ông Tiếp nói. "Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta vẫn kết luận rằng: Không thấy bằng chứng về ảnh hưởng của sóng phát ra từ trạm BTS có ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
    Phó Chánh Thanh tra Bộ TT-TT cũng cho biết mức phơi nhiễm cho phép hiện nay tại Việt Nam là 2mW/m2 . Con số này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
    Muôn vàn lý do để phản đối
    "Trên thực tế những vụ việc mà chúng tôi đã giải quyết, nếu trường hợp người dân không biết thì rất dễ giải quyết, khi được giải thích là người ta đồng thuận ngay. Nhưng nếu người ta đã biết nhưng vẫn cố tình cản trở thì rất khó giải quyết, đặc biệt khi chính quyền địa phương cũng không thực sự vào cuộc", ông Trần Ngọc Tiếp nói. "Theo tôi, trường hợp ở xã Liên Nghĩa có thể rơi vào trường hợp thứ 2 này".
    Ông Tiếp cho biết có rất nhiều lý do có thể dẫn đến những vụ việc như thế này xuất phát từ cách quản lý, phía doanh nghiệp, người dân và cả từ chính cách tuyên truyền phổ biến của một số phương tiện thông tin đại chúng.
    Về người dân, có thể có những nơi thông tin chưa đến nên người ta không hiểu dẫn đến việc thắc mắc. Nhưng những trường hợp này chỉ cần trả lời cho người dân bằng giấy trắng mực đen đàng hoàng là mọi người hiểu và làm theo.
    Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Cơ sở hạ tầng Công ty Viễn thông Hòa Phát - đơn vị đang xây lắp trạm BTS tại xã Liên Nghĩa, cho biết công ty ông cũng nhiều lần phải xử lý những trường hợp tương tự. Hầu hết sau khi giải thích và phổ biến cho người dân hiểu được thì công việc thi công rất thuận lợi.
    "Có trường hợp đầu tiên rất khó khăn, nhưng khi đã dựng được cột lên, cắm cờ và đi vào hoạt động thì mọi người lại rất vui vẻ", ông Bình chia sẻ.
    Còn khó nhất là các trường hợp cố tình không hiểu. Lý do có thể do ghen ghét, mâu thuẫn cá nhân giữa người này người khác, nhà này nhà khác, kể cả mâu thuẫn về kinh tế hay quan hệ cá nhân. Khi đồng ý đặt trạm tại nhà mình, chủ nhà được các công ty trả tiền thuê vài triệu mỗi tháng. Số tiền này khá lớn đối với thu nhập tại các vùng nông thôn.
    [​IMG]Hình ảnh một gia đình có trạm BTS tại Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) phải "gia cố phòng thủ", lúc nào cũng trong tình trạng kín cổng cao tường vì bị người xung quanh ném đất đá, trứng thối vào nhà. Ảnh: H.P.
    Trong việc gây nên những hiểu lầm trong người dân cũng có nguyên nhân từ một số cơ quan truyền thông khi đăng tải những thông tin nghiên cứu không đầy đủ hoặc chưa qua kiểm chứng.
    "Có một số tờ báo đăng tải thông tin nghiên cứu của một tiến sĩ của trường Đại học Bách Khoa rằng thử nghiệm với chuột bạch thì có những dấu hiệu bị bỏng và một số tác hại khác, từ đó kết luận là sóng vô tuyến có ảnh hưởng. Nhưng khi hỏi ra thì được biết, thử nghiệm được tiến hành trong 1 lồng sắt hẹp với cường độ rất mạnh. Tất cả những tiêu chuẩn, môi trường thí nghiệm, cường độ thí nghiệm đều khác xa so với thực tế. Thanh tra Bộ cũng đã phát công văn đề nghị đính chính những thông tin chưa kiểm chứng như vậy", Phó Chánh thanh tra Bộ TT-TT chia sẻ. "Cái gì cũng phải có mức độ an toàn. Ví dụ như bạn sờ vào ổ điện 220V ở nhà thì bị điện giật, có khi tử vong. Nhưng nếu ở mức thấp thì lại thành điện châm, kích thích các huyệt đạo và có lợi cho sức khỏe".

    Về phía chính quyền địa phương, thực tế cũng không hoàn toàn tốt "trăm người như một". Có những địa phương làm rất tốt, ủng hộ nhiệt tình thì công việc tiến triển rất nhanh. Đơn cử như hầu hết các tỉnh phía Nam hoặc điển hình như các địa phương thuộc tỉnh Thái Bình. Nhưng cũng có những nơi mà người đứng đầu không ủng hộ, đơn giản chỉ vì ... không thích! Khi có cuộc họp thì người ta vẫn tuyên bố "ủng hộ", "trải thảm đỏ", v.v... Nhưng đằng sau thì người ta cứ nói: "Không được".

    "Kể cả khi có cán bộ Trung ương về tuyên truyền thì lời nói cũng không thể trọng lượng bằng một ông chủ tịch xã hay ông trưởng thôn với dân. Vì họ còn quan hệ láng giềng hàng ngày, thậm chí cả quan hệ họ hàng ở đó", ông Tiếp nói.
    Thiệt hại mọi bề
    Trong những tình huống như thế này, người chịu thiệt thòi đầu tiên là người dân. Đơn cử trường hợp ở thôn Phi Liệt, gia đình ông Bồi bị thiệt hại hàng chục triệu đồng vì vườn cây cảnh nhà mình bị người dân đi "biểu tình" tàn phá. Những người tham gia chống đối cũng bỏ công việc, đồng áng chỉ để ngồi giữ thiết bị không cho lắp đặt.
    Bên cạnh đó, người dân địa phương này cũng không được hưởng lợi ích từ những dịch vụ viễn thông. Bản thân mỗi trạm BTS có thể triển khai nhiều loại dịch vụ, từ viễn thông di động cho đến các loại điện thoại nội vùng cố định không dây giá rẻ. Công ty Hòa Phát bị đọng vốn hàng trăm triệu đồng tại đây vì không thể tiếp tục công trình (Dự toán kinh phí trung bình để xây dựng mỗi trạm BTS dao động ở khoảng 500 triệu đồng).
    "Điều đáng buồn là vì những xung đột quanh cái cột này mà nhà tôi bị cách ly với hàng xóm láng giềng", ông Nguyễn Văn Bồi, người cho thuê địa điểm đặt trạm BTS tại thôn Phi Liệt, nói.
    Ông Bồi cho biết trước đây gia đình ông rất hòa thuận xóm giềng, không hề có tranh chấp gì với ai. Bản thân ông cũng từng được bà con bầu làm Hội trưởng Hội nông dân của xã. Đầu tiên, bản thân ông cũng sợ khi có cây cột phát sóng trong nhà. Nhưng khi được giải thích và thuyết phục thì ông đồng ý.
    "Nhưng giờ nhìn nhà mình như bãi chiến trường, bà con xóm giềng mất hết tình cảm thì tôi giờ cũng chẳng muốn đặt cái trạm này nữa", ông Bồi phân trần.
    [​IMG]Khi Trưởng công an xã đọc biên bản ghi nhận tình hình, mọi người đều công nhận đúng nhưng không ai chịu ký. Ảnh: H.P.
    Bản thân những người dân đi cản trở việc lắp trạm BTS tại đây cũng phần nào ý thức được việc mình làm là không đúng. Điều đó thể hiện qua việc mọi người chỉ ngồi và hành động chứ kiên quyết không chịu ký bất cứ giấy tờ, văn bản gì hết. Ngay cả khi công an xã lập biên bản việc một số người dân đến tụ tập tại nhà ông Bồi, tất cả mọi người đều xác nhận biên bản đó là đúng sự thật, nhưng không ký.
    Đối với doanh nghiệp, việc lắp đặt trạm BTS đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng vùng phủ sóng và triển khai các dịch vụ gia tăng.
    "Về mặt kỹ thuật, tần số phát càng cao thì mức vươn càng hẹp nhưng chất lượng truyền dẫn lại tốt hơn. Các mạng CDMA đang hoạt động trên tần số 450MHz sẽ cần ít trạm phát hơn các mạng GSM 900 MHz nếu muốn phủ cùng một diện tích. Sắp tới chúng ta triển khai công nghệ 3G trong dải tần số 1.800 - 2.200 MHz thì lại càng cần thêm nhiều trạm phát sóng nữa", người đại diện Thanh tra Bộ TT-TT phân tích.
    Mặt khác, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường viễn thông theo cam kết gia nhập WTO. Việc dựng trạm phát sóng này giống như việc các doanh nghiệp Việt Nam "cắm cờ" xác nhận chủ quyền tại các địa phương. Điều này sẽ trở thành lợi thế cơ sở hạ tầng trong những đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
    "Bản thân Bộ TT-TT cũng đã ban hành những quy định rất chặt chẽ liên quan đến vấn đề xây dựng trạm BTS", ông Tiếp chia sẻ. "Hiện tại có cả một Cục Quản lý chất lượng là cơ quan quản lý kiểm soát trực tiếp của Bộ. Việc kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên với cơ cấu rất khách quan và đầy đủ. Bên cạnh người của Trung tâm đo kiểm còn có đại diện Sở TT-TT, chính quyền, Sở KH-CN hoặc Sở Y Tế tại địa phương, đại diện của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia chứng kiến việc đo kiểm. Sau đó, đoàn kiểm tra cùng đối chiếu với những văn bản quy định xem trạm đó có đạt chuẩn hay không".
    • Hải Phương
  8. thay nhin

    thay nhin Thành viên

    Bài viết:
    150
    Được Like:
    74
    Thật buồn,tất nhiên là sóng VTD có làm thay đổi nhưng mức độ nhỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe được!Rất nhiều ý kiến trái ngược đã thảo luận rồi,cả của các trung tâm khoa học nước ngoài cũng thống nhất như vậy mà!
    Ai đó đủ uy tín và trách nhiệm nên sớm trao đổi với bà con để công trình sớm vận hình,chỉ tốt cho tiến bộ!
    XIN ĐỪNG ĐỂ VONTE PHẢI NHẮC LẠI:Không một sự thiện chí nào không bị thói dốt lát xuyên tạc hoặc hiểu nhầm.
  9. tichau

    tichau Guest

    Dân VN ít hiểu biết,bảo thủ =>đi lùi so với các nơi trên thế giới :-ss.
    Họ không dùng đt di động,không muốn tiếp cận công nghệ cao và muốn trở lại thời kỳ đồ đá rồi ^:)^.
  10. phamhunghp

    phamhunghp Thành viên

    Bài viết:
    5
    Được Like:
    0

    bác nói đúng đấy, dân ít hiểu biết lại manh động và hung hãn, mình làm bên Viettel nhiều điểm lên trạm mới gặp mấy tay nông dân nhiều khi đau đầu lắm