Thảo luận Đánh giá bộ nguồn AEROCOOL VX-400

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi nhh1104, 19 Tháng một 2015.

  1. nhh1104 Thành viên

    Aerocool VX-400 tuy vẫn thuộc dòng VX nhưng thiết lại có sự khác biệt nhất định so với hai phiên bản công suất thấp hơn mà chúng tôi từng thử nghiệm và giá thành cũng có sự chênh lệch lớn. Sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng dòng không phải là điều gì quá xa lạ ngay cả đối với các thương hiệu lớn nhưng với Aerocool thì điều này xảy ra thường xuyên hơn, về cơ bản thì VX-400 khác hoàn toàn VX-3x0 ngay từ hình thức bên ngoài.

    Về bao bì, Aerocool VX-400 được trang bị vỏ hộp lớn hơn, phụ kiện đi kèm chất lượng hơn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bạn có thể thấy sự khác biệt giữa một sản phẩm hướng đến thị trường bình dân, nơi mà yếu tố về giá được ưu tiên hơn, với phân khúc cao hơn thì bạn cần tăng cường thêm một số chi tiết, như dây nguồn chất lượng hơn, PSU được bọc túi đệm khí cẩn thận hơn, hộp to hơn,….

    [​IMG]

    Và đây chính là sự khác biệt lớn nhất, chữ APFC dù gọn gàng nhưng có giá trị rất lớn bởi nó là đại diện cho xu thế rất hiện đại, chứng nhận cho một đẳng cấp khác biệt so với các bộ nguồn giá rẻ khác. Về cơ bản thì tính năng này giúp cho hệ thống điện trong nhà của bạn hoạt động ổn định hơn, bao gồm cả hệ thống máy tính sử dụng PSU này.​

    Về thiết kế, tiếp tục là khác biệt dù nó không rõ ràng như vỏ hộp bao bì, Aerocool VX-400 được thiết kế có 2 rail 12V và toàn bộ dây cấp nguồn đều được bọc lưới, phần tản nhiệt hay lớp vỏ cũng nhám hơn,…

    [​IMG]

    Phần khung có thiết kế liền khối tăng thêm sự sắc nét trong các chi tiết, cảm giác bộ nguồn cứng cáp hơn so với các thiết kế đơn giản hơn khác.

    [​IMG]

    Cận cảnh phần tem nhãn công suất, 2 rail 12V với dòng từ 17-18A cho mỗi rail, tổng công suất vào khoảng 336W, đủ sức tải cho khá nhiều hệ thống máy tính ngày nay.

    [​IMG]

    Mặt sau của Aerocool VX-400, lưới thoát nhiệt vuông vức chứ không tròn tổ ong nữa, Aerocool VX-400 có khả năng autovolt trong mức 195-240V tương tự như bộ nguồn KCAS 500 nhờ tính năng APFC.

    [​IMG]

    Toàn cảnh dây cấp nguồn của Aerocool VX-400, toàn bộ đều được bọc lưới đen đẹp mắt, tuy nhiên số lượng đầu cắm lại bị hạn chế là điểm hạn chế rất khó hiểu, bạn sẽ chỉ có 2 đầu cấp nguồn SATA, 2 đầu ATA và không có đầu cấp nguồn phụ nào cho VGA cả, kể cả 1 đầu 6pin (riêng phần VGA thì có thể hiểu được là mức công suất 450W mới phù hợp để tải các VGA rời cần nguồn phụ, các nhà sản xuất luôn phải tính bài toán về lâu dài)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một số hình ảnh khác của Aerocool VX-400​

    Hệ thống thử nghiệm:​

    • Mainboard: Gigabyte Z97X-UD5H-BK
    • CPU: Intel Core i7-4770k
    • RAM: Kingston HyperX Beast 8GBx2 2400MHz
    • VGA: Gigabyte GeForce GTX 970 G1 Gaming
    • SSD: Kingston 120GB M.2
    • SSD PCIe: Plextor M6e Black Edition

    [​IMG][/URL]

    Người viết đã dùng đầu chuyển PCIe đi kèm theo VGA để ép Aerocool VX-400 hoạt động với cấu hình như trên, một cấu hình về cơ bản là hơi quá sức đối với PSU này.​

    Kết quả thử nghiệm:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Kết quả trên ghi nhận về 3 đường điện thế chính của PSU Aerocool VX-400 khi hệ thống tải 100% cả CPU lẫn VGA, mọi dòng điện thế đều hoạt động ổn định trong ngưỡng cho phép là một điều khá bất ngờ đối với bản thân người viết, dù rằng lúc này quạt của PSU hoạt động hết công suất và nghe được tiếng gió, luồng gió ấm thổi ra từ khe thoát nhiệt, nhưng mọi thứ vẫn ổn.

    Thay lời kết, phải nói rất rõ ràng rằng chúng tôi không khuyên dùng bộ nguồn này cho cấu hình trên, chỉ là thử nghiệm thực tế mà thôi, bạn đọc không nên sử dụng như chúng tôi thử nghiệm vì dù bộ nguồn (PSU) có tốt đến mấy mà bị bắt hoạt động quá mức liên tục cũng sẽ nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng, thậm chí có thể gây hư hỏng các linh kiện khác. Aerocool VX-400 này sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các hệ thống máy tính cá nhân sử dụng 1 CPU và chỉ sử dụng VGA không cần đầu cấp nguồn phụ. Yếu điểm gần như duy nhất của bộ nguồn này chính là số lượng đầu cấp nguồn SATA quá hạn chế, chỉ dừng ở con số 2 đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể dùng tối đa là hai HDD hoặc 1 HDD và 1 ODD, rất hạn chế.

    Nguồn: magazine.ocer.vn