Đánh giá CPU AMD FX 8320e, Vishera 95W

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi nhh1104, 2 Tháng hai 2015.

  1. nhh1104 Thành viên

    [​IMG]

    FX 8320e là CPU mới từ AMD trên nền tảng Vishera/Piledriver trước đây, cùng kiến trúc nhưng tiết kiệm năng lượng hơn với chỉ 95W so với 125W trước đây. Cùng kiến trúc và tất nhiên vẫn là quy trình sản xuất 32nm nhưng AMD đã tối ưu mọi thứ tốt hơn nhằm đạt được giá trị sử dụng điện năng cao hơn.[/h] Thực sự thì đây không phải là điều mà mọi người mong chờ ở AMD bởi họ mong mỏi Bulldozer sẽ có bước tiến mới, ít nhất là về quy trình sản xuất nhằm đạt được những tối ưu tốt hơn nhưng theo lộ trình của AMD thì phải cần thêm thời gina, với FX 8320e thì ít nhất AMD đã làm được điều mà đáng ra các CPU trước đây phải làm được là hiệu năng cao song song với mức tiêu thụ điện năng hợp lý. Loạt CPU mới ra của AMD có hai model, FX 8320e và 8370e với cùng mức công suất thiết kế TDP 95W như nhau, theo thông lệ trước nay thì ký tự “e” luôn dùng cho các sản phẩm tiết kiệm điện năng của họ.

    [​IMG]
    Giá thành chỉ có giá trị tham khảo do chênh lệch khác nhau giữa các thị trường

    So sánh với hai CPU “anh em” là FX 8320 và 8370 thì hai CPU mới xung nhịp mặc định thấp hơn đáng kể, bù lại thì mức xung nhịp Turbo vẫn bằng nhau và mức tiêu thụ điện năng thì lệch nhau 30W. Và nhờ mức tiêu thụ điện năng dễ chịu như vậy nên hai CPU mới này từ AMD có thể kết hợp với các mainboard sử dụng chipset AMD 970, vốn ít khe PCIe hơn và thiết kế hạn chế hơn về mặt linh kiện, bù lại thì giá thành rất hấp dẫn và chi phí đầu tư cho hệ thống tổng thể cũng giảm rất đáng kể.

    [​IMG]
    So sánh với các “người anh em khác”

    Như vậy, AMD FX-8320e có giá thành mềm hơn so với người tiền nhiệm của chính nó và phù hợp với nhiều mainboard hơn như MSI 970 Gaming chẳng hạn, giá thành hệ thống giảm đáng kể tương ứng với nhiệt độ hệ thống trong khi sức mạnh mở rộng về đồ họa của hầu hết người dùng là không đổi do vẫn còn đó khả năng đồ họa đa nhân với AMD CrossfireX, như vậy có thể kết luận đơn giản là AMD FX 8320e là CPU 8 nhân được tối ưu tốt nhất và mới nhất từ nhà sản xuất này.

    Chi tiết hơn, CPU 8 nhân AMD FX-8320e có các thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

    [​IMG]

    AMD FX 8320e chỉ được áp dụng quy trình sản xuất 32nm như đã nói ở trên, có lẽ đây chính là điều hạn chế duy nhất trong khi Intel đã triển khai hoàn chỉnh quy trình 14nm của riêng mình, có lẽ AMD nên tạo một bước đột phá hoặc nhảy vọt theo một cách nào đó chứ không phải đơn giản là quy trình sản xuất. AMD muốn tận dụng tốt nhất những gì mình đang có, điều này là rất tốt nhưng nếu để thời gian trôi mãi thì thành ra lại chậm chân hơn so với kẻ khác.

    [​IMG]

    Hình ảnh trên cho thấy những chipset nền tảng cho CPU AMD, toàn bộ đều đã ra mắt từ cách đây khá lâu, từ lúc quy trình 65nm còn là bước tiến lớn của AMD nhưng mãi đến giờ nó vẫn chưa thay đổi là mấy, người dùng sử dụng các hệ thống cũ vẫn có thể đơn giản là cập nhật BIOS bản mới nhất và gắn các CPU AMD mới vào, như FX 8320e trong bài viết chẳng hạn, miễn là hãng làm mainboard có cập nhật.

    Đây là thế mạnh của AMD nhưng nó chưa hẳn là tốt, hãy suy nghĩ các vấn đề rộng ra và khách quan hơn, lợi cho cả đôi bên mới luôn là tiền đề phát triển vững chắc nhất, điều mà Intel đang làm với thị trường và các đối tác của mình.

    Nền tảng, kết hợp với MSI 970 Gaming.

    Để có thể giúp CPU phát triển hết sức mạnh của mình thì nền tảng là rất quan trọng, AMD vẫn còn để việc quản lý các khe PCIe cho chipset đảm nhiệm do đó vai trò của mainboard lại càng quan trọng hơn và MSI là một trong những hãng sản xuất mainboard hàng đầu thế giới, model 970 Gaming thực sự đã giúp ích cho thị trường của AMD tốt hơn, đẹp hơn đáng kể.

    [​IMG]
    Thông tin cơ bản về MSI 970 Gaming​

    [​IMG]
    Có thiết kế đẹp mắt, bổ sung tính năng âm thanh mạnh, hệ thống phase nguồn tốt là những gì mà MSI 970 mang đến cộng hướng cùng AMD FX 8320e.​

    [​IMG]
    Cận cảnh hệ thống âm thanh chất lượng cao của MSI 970 Gaming​

    [​IMG]
    Hệ thống phase nguồn này hoàn toàn đủ sức để giúp FX 8320e tỏa sáng​

    [​IMG]
    MSI 970 Gaming sử dụng socket CPU do Foxconn gia công và họ gọi socket AMD3+ là AMD3b !?!​

    [​IMG]
    Mọi thứ đã sẵn sàng, hãy xem AMD FX 8320e có thể tỏa sáng đến đâu với vấn đề năng lượng, với khả năng ép xung,…​

    Hiệu năng tổng thể hệ thống với Passmark PeformanceTest:

    [​IMG]

    Thông tin cơ bản và điểm số trung bình của các hệ thống sử dụng AMD FX 8320e, điểm số này thực sự không tệ chút nào nhưng ở tầm một hệ thống cao cấp thì cũng chưa hẳn do chính mức giá giới hạn lại.

    [​IMG]

    So sánh với các CPU khác thì nếu gọi là trung cấp, so cùng về mức giá có thể thấy AMD FX 8320e mạnh hơn so với bất cứ CPU tầm trung nào khác từng có, có thể so sánh trực tiếp được với Intel Core i5 3570K hay i5 2500K.
    [​IMG]

    Do có hiệu năng và mức giá khá là lệch nhau nên khi tính qua tỷ lệ hiệu năng trên từng đồng chi phí đầu tư thì AMD FX 8320e đứng ngay vị trí thứ hai ngay sau CPU FX 6300 trước đây nhờ hiệu năng cao, giá thành rẻ (giá thành thấp cho cả hệ thống chứ không đơn giản chỉ là CPU do tối ưu được vấn đề năng lượng nên FX 8320e không cần mainboard khủng đi kèm).
    *Thông tin tham khảo từ PassMark Software

    Khả năng ép xung?! Với tản nhiệt tốt, với sự mát mẻ đã có của dòng CPU tiết kiệm được thì khả năng ép xung thông thường sẽ không tệ chút nào, đây cũng là đặc trưng của các CPU dòng e của AMD.

    [​IMG]

    Đạt được mức 50% ép xung được không khó do AMD vẫn trung thành với phong cách điều chỉnh hệ số nhân của CPU và chỉ dòng FX được trang bị. Tuy ép xung dễ, chỉ tăng Vcore khi cần để hệ thống ổn định nhưng lúc này mức tiêu thụ điện năng của CPU tăng “phi mã”, bạn có thể đạt được thêm 50% xung nhịp không khó nhưng trả giá cho 50% xung nhịp đó có thể là 100% mức tiêu thụ điện năng, CPU sẽ cực kỳ nóng. Do đó, lời khuyên là hãy cứ để mặc định và dùng tính năng Turbo hoặc giới hạn mức xung nhịp dưới 4.5GHz. Thay lời kết, có thể nói AMD vừa tung ra một sản phẩm rất tốt, hợp tình hợp lý nhưng chưa hợp thời, bởi nếu FX 8320e ra đời cách đây 1-2 năm thì câu chuyện thị trường đã hoàn toàn khác, thị phần của AMD sẽ lớn hơn hiện tại rất đáng kể do nó đạt được điểm cân đối hoàn hảo giữa nhiều yếu tố khác nhau, từ giá thành, hiệu năng và cả điện năng. Những lợi điểm dễ dàng có được nếu bạn sử dụng CPU AMD FX 8320e kèm theo mainboard MSI 970 Gaming:

    • Giá thành tổng thể hệ thống rất cạnh tranh
    • CPU FX 8320e là một trong những CPU FX có mức TDP thấp của AMD nhưng hiệu năng không hề thua kém phiên bản 125W là mấy nhờ công nghệ AMD Turbo
    • Nhờ mức TDP thấp nên FX 8320e dễ dùng hơn với nhiều loại mainboard AMD khác nhau
    • Khả năng ép xung tiềm ẩn vẫn luôn là thế mạnh của các CPU AMD phát triển từ kiến trúc “xe ủi” đột phá trước đây
    • Kết hợp với MSI 970 Gaming, hệ thống trang bị CPU AMD FX 8320e cho sức mạnh tính toán hợp lý với giá thành kèm theo những tính năng cao cấp khác như đồ họa đa nhân khi cần, SATA III, USB 3.0, âm thanh chất lượng cao,…..
    Nhược điểm: dễ dàng thấy rõ với góc nhìn của fanboy hoặc người dùng chuyên nghiệp là AMD quá chậm chạp trong việc phát triển đẩy nhanh tiến trình sản xuất để cạnh tranh, ở góc nhìn người dùng truyền thống đây lại là ưu điểm do họ có thể dễ dàng nâng cấp hệ thống của mình hơn.

    Cái gì cũng có cái giá của nó, hiện tại tính riêng sản phẩm FX 8320e thì AMD đang làm rất tốt, nhưng vấn đề là AMD sẽ chọn phe nào với những gì họ đang tính toán, phát triển cho tương lai gần xa?
    SG, 01/2015
    Bài viết có sử dụng tư liệu từ:

    Chân thành cảm ơn các đối tác đã hỗ trợ:

    • Cooler Master
    • Image Media
    • OCZ
    • Kingston

    Nguồn: http://magazine.ocer.vn
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng hai 2015