Hầu như ai cũng đều yêu thích câu chuyện về những kẻ “yếu thế” đứng lên chống lại các thế lực hùng mạnh. Có hàng loạt cuốn sách hay bộ phim thể hiện điều đó, với cả một danh sách dài những cái tên quen thuộc như “Money Ball”, “Forrest Gump”, “Billy Elliot” hay “The Lord of the Rings”. Vì sao ư? Đơn giản là vì không ai ưa thích câu chuyện kể về một gã giàu có và quyền thế, chiến thắng hết lần này tới lần khác trước những kẻ yếu ớt hơn mình. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống lại khác xa phim ảnh hay tiểu thuyết. Chúng ta thường thấy nền công nghiệp bị chi phối bởi hai hay ba “gã khổng lồ”, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng, máy tính PC, thiết bị điện tử… Lí do là vì ngành công nghiệp này có rào cản lớn đến từ chi phí phát triển và yêu cầu khắt khe từ các thị trường khác nhau, với đòi hỏi khác nhau từ giới cầm quyền. Một lý do khác là do chính những “ông lớn” đã tự tạo nên “thành trì” cho chính mình, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất và chèn ép các đối thủ “nhỏ bé” hơn. Kết quả là thị trường bị chi phối mạnh bởi các chính phủ và những công ty đa quốc gia nắm nhiều quyền lực trong tay, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung toàn ngành. Việc các chính phủ áp dụng chính sách chống độc quyền, hoặc người tiêu dùng yêu cầu cạnh tranh công bằng không phải là một hành động gây sức ép hay “triệt hạ” tới các “ông lớn” trong ngành. Đó chỉ là một biện pháp nhằm bảo vệ những doanh nghiệp nhỏ hơn, giúp làm “lành mạnh hóa” môi trường kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm dành cho người tiêu dùng: từ sản phẩm trung-cao cấp, đến sản phẩm bình dân-vừa túi tiền. Nó đem đến một “sự lựa chọn” cho tất cả mọi người, nhưng không phải lúc nào việc “bảo vệ” các doanh nghiệp nhỏ cũng đạt độ chuẩn xác tối đa, đem đến nhiều thiệt hại cho những doanh nghiệp lớn hơn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và đổi mới, nhằm vượt qua sự khác biệt về quy mô và chi phí phát triển, đồng thời mang đến sự lựa chọn tối ưu nhất cho người tiêu dùng. Trong cuốn “David và Goliath” của Malcolm Gladwell, tác giả đặt vấn đề rằng câu chuyện về những “kẻ tý hon” vượt qua những “gã khổng lồ” đã được kể đi kể lại hàng triệu lần trong suốt những năm qua, và đưa ra lý do vì sao câu chuyện trên không hoàn toàn chính xác. David không đánh bại Goliath nhờ sự may mắn thần kỳ nào cả, mà bằng một chiến thuật có tính toán hẳn hoi, khác xa so với ý nghĩ thông thường. AMD là công ty chuyên cung cấp vi xử lý và được xem là một “kẻ yếu” trong ngành công nghiệp này suốt 45 năm qua. Đối thủ của công ty thật sự là một “gã khổng lồ”, không khác gì hình tượng trong “David và Goliath” của Gladwell. Để giành được chiến thắng trên thị trường, AMD phải tập trung vào nghiên cứu, phát triển những công nghệ thế mạnh và khác biệt, cùng những tính năng độc đáo nhất cho sản phẩm. Để duy trì khả năng cạnh tranh, công ty phải tạo dược một hệ sinh thái bền vững và một tiêu chuẩn mở dành cho các đối tác. Một ví dụ điển hình cho mô hình sinh thái mở của AMD chính là Liên minh công nghiệp HSA Foundation (Heterogeneous System Architecture – Kiến trúc Hệ thống Phức hợp), bao gồm những công ty đầu ngành như ARM®, MediaTek, Texas Instruments, Samsung Electronics, Qualcomm và Oracle, với mục tiêu chung cùng phát triển kiến trúc điện toán có hiệu năng cao và tiết kiệm điện năng. Một số công ty nêu trên có thể là đối thủ của nhau, nhưng đã cam kết sẽ cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Định hướng của HAS chính là mang Kiến trúc Phức hợp đến với một loạt các thiết bị khác nhau, tạo mối liên kết bền chặt giữa thiết bị sản xuất và phát triển, tạo nên một nền tảng kiến trúc HAS hoàn toàn mở, mang tới một tương lai cực kỳ tươi sáng trong những năm tới cho ngành PC, mobile, server HPC và điện toán đám mây. Việc xây dựng một tiêu chuẩn mở sẽ mang tới rất nhiều lợi ích và lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng ở mọi phân khúc khách hàng. Lấy ví dụ, AMD sẽ mang công nghệ ảo hóa, giải pháp bảo mật và quản lý lên các sản phẩm đạt tiêu chuẩn mở. Tính năng bảo mật và ảo hóa trong vi xử lý tăng tốc AMD PRO A-Series APU có khả năng hoạt động ở mọi môi trường phần mềm, công nghệ và thiết bị khác nhau, nhờ dựa trên chuẩn DASH (Desktop and Mobile Architecture for System Hardware – Tiêu chuẩn kiến trúc dành cho thiết bị vi tính và di động). Các sản phẩm đạt chuẩn DASH sẽ mang tới sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt với mức giá rất phải chăng. Bằng cách xây dựng một hệ sinh thái mở và hiểu rõ những áp lực mà các đối tác phải đối mặt, AMD sẽ có thể tạo nên những sản phẩm ngày càng tốt hơn nữa, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết và những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Như Malcolm Gladwell đã từng viết, thực tế việc trở thành một kẻ “yếu thế” có thể thay đổi nhận thức của mọi người: họ sẽ có thể mở rộng lòng mình hơn, tạo nên nhiều cơ hội hơn, học hỏi được nhiều hơn, được khai sáng và có khả năng làm nên những điều “không thể tin được”. Đây chính là một phương châm vô cùng hợp lý dành cho AMD trong thị trường khốc liệt ngày nay. AMD cam kết sẽ xây dựng một hệ sinh thái và tiêu chuẩn rộng mở dành cho tất cả mọi người. Theo AMD