Thảo luận Đòi tiền vì lỡ xuất vé máy bay nhưng khách không mua

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi conmeovuive, 29 Tháng bảy 2015.

  1. conmeovuive Thành viên

    Đòi tiền vì lỡ xuất vé máy bay nhưng khách không mua. Mới đây, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp đòi trả tiền vé máy bay giữa Công ty VT (trụ sở ở quận Phú Nhuận) với bà NTMT (ngụ quận 5).

    Đây là một dạng tranh chấp mới rất dễ xảy ra hiện nay giữa bên bán vé máy bay và khách hàng qua giao dịch bằng điện thoại, mạng Internet.

    Xem thêm: Hành khách đi Jetstar Pacific được thay đổi ngày miễn phí

    Bên nói đã mua, bên bảo chỉ hỏi giá

    Trước đó, tháng 8-2014, Công ty VT khởi kiện đòi bà T. phải trả hơn 161 triệu đồng tiền mua sáu vé máy bay. Theo phía công ty, vào ngày 15-8-2014, bà T. gọi điện thoại đến công ty hỏi mua vé máy bay của hãng hàng không Cathay Pacific cho năm người lớn và một trẻ em đi từ TP.HCM đến London (Anh) ngày 23-8-2014, về ngày 19-9-2014. Công ty thông báo giá vé khứ hồi bao gồm thuế, lệ phí là gần 28 triệu đồng/người lớn, hơn 23 triệu đồng/trẻ em cùng các điều kiện hoàn vé, đổi ngày khởi hành. Công ty cũng thông báo cho bà T. biết giá vé trên là loại “vé xuất ngay không giữ được”, nghĩa là không giữ chỗ đặt vé mà chỉ xuất vé sau khi khách hàng thanh toán trong thời hạn công ty quy định.

    Ngày 19-8-2014, bà T. cung cấp đầy đủ thông tin sáu người mua vé. Công ty đề nghị bà T. thanh toán hạn chót là 16 giờ cùng ngày. Trước giờ hết hạn một tiếng, công ty gia hạn thời gian thanh toán cho bà T. vào sáng hôm sau và không hỏi bà T. về việc xuất vé. Tuy nhiên, chiều 20-8-2014, bà T. cho biết đã mua vé ở nơi khác với giá rẻ hơn. Công ty cho rằng bà T. vi phạm việc đồng ý mua vé rồi không thanh toán nên khởi kiện đòi tiền sáu vé máy bay đã xuất (số vé này công ty mua từ một đại lý của hãng hàng không Cathay Pacific và đã thanh toán tiền vé cùng ngày).

    Ngược lại, phía bà T. nói chỉ liên hệ hỏi giá vé và có gửi thông tin về những người bay. Sau đó bà nhận được thông báo giá vé nhưng không có thông báo thời hạn thanh toán. Sau khi kiểm tra trên mạng, thấy giá vé do công ty đưa ra cao hơn giá vé tại hãng nên bà không yêu cầu đặt vé, cũng không trả tiền. Bà T. không đồng ý trả tiền cho Công ty VT vì cho rằng mình không giao dịch, không đặt vé máy bay của công ty này.

    Không chứng minh được khách đặt vé

    Theo HĐXX, tại biên bản hòa giải và các bản tự khai, phía Công ty VT thừa nhận “vé máy bay giá rẻ do hai bên trao đổi là loại vé không giữ chỗ nên thông thường khách hàng phải thanh toán ngay trước khi xuất vé, nếu khách hàng không thanh toán thì công ty không xuất vé”. Công ty cũng khai do tin tưởng bà T. nên mới xuất vé trước khi bà thanh toán.

    Như vậy có thể thấy đây là giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định tại Điều 125 BLDS. Sau khi đã nhận được đầy đủ thông tin hành khách, ngày 19-8-2014, Công ty VT đã tự liên hệ mua sáu vé máy bay của hãng hàng không Cathay Pacific từ một đại lý. Đồng thời, công ty ấn định cho bà T. thời hạn thanh toán tiền vé.

    Theo HĐXX, Công ty VT cho rằng đã nhận được đề nghị xuất vé của bà T. qua điện thoại nhưng bị đơn không thừa nhận, nói chỉ mới đặt chỗ chứ chưa đề nghị xuất vé. Tòa đã yêu cầu Công ty VT cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh bà T. có đề nghị xuất vé qua điện thoại nhưng công ty không cung cấp được. Do đó không đủ căn cứ để xác định bà T. có yêu cầu Công ty VT xuất vé trước khi thanh toán. Vì vậy nghĩa vụ xuất vé của Công ty VT không phát sinh và việc Công ty VT mua vé từ đại lý để xuất vé cho bà T. không có trong các thỏa thuận giữa hai bên. Tại phiên tòa, đại diện Công ty VT xác nhận không liên hệ với đại lý để làm thủ tục hoàn vé, hủy vé nhằm giảm bớt thiệt hại nên cũng không thể buộc bà T. gánh chịu thiệt hại này.

    Từ đó HĐXX đã bác yêu cầu khởi kiện của Công ty VT. Do thua kiện nên công ty này còn phải chịu án phí hơn 8 triệu đồng.