Thảo luận Giải mã các bài thi 3G

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi mongdiem, 9 Tháng tư 2009.

  1. mongdiem Thành viên

    ICTnews - 4 giấy phép 3G đầu tiên của Việt Nam đã có chủ dựa trên kết quả thi tuyển theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp.
    Trong số các bài thi 3G, hồ sơ Viettel đạt điểm cao nhất với 966,67 điểm. Việc Viettel được đánh giá cao nhất dựa trên cơ sở mạng di động này có số tiền đặt cọc lớn nhất 4.500 tỷ đồng; cam kết đầu tư lớn nhất cho 3G trong vòng 3 năm đầu tiên với số tiền đầu tư lên tới 800 triệu USD.
    Với hai điểm số gần tuyệt đối như trên, Viettel đã vượt đối thủ nặng ký MobiFone - mạng di động vừa đoạt giải “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất năm 2008” tại Giải thưởng CNTT-TT Việt Nam 2008 - giải thưởng quốc gia đầu tiên về công nghệ thông tin và truyền thông vừa trao tặng tháng 3/2009. Hồ sơ MobiFone được 563,91 điểm.
    Trái ngược với chiến thắng vang dội trước Viettel tại nhiều giải thưởng quan trọng trong lĩnh vực thông tin di động năm 2008 và những kết quả kinh doanh được coi là hiện tượng của nền kinh tế Việt Nam thời khủng hoảng, MobiFone lại đưa ra các cam kết khá khiêm tốn trong bài thi 3G.
    Điểm nhấn số 1 mà mạng di động xuất sắc nhất Việt Nam 2008 công bố với công chúng là sẽ cung cấp dịch vụ 3G tốt nhất Việt Nam cho khách hàng của mình. MobiFone công bố sẽ đầu tư 3G theo tiêu chuẩn 3,75G ngay từ đầu (chuẩn HSPA với tốc độ đường truyền lên tới 14MB).
    Bên cạnh đó, mạng di động này cũng công bố rất rõ chiến lược đầu tư 3G của mình: đô thị đông dân trước rồi mới đến đô thị, tiếp đến là ngoại ô, nông thôn và tuyến quốc lộ. Trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp phép, MobiFone sẽ phủ sóng 3G tại 100% các đô thị lớn.
    Xét về mặt hình ảnh, Viettel đang chiếm ưu thế về các cam kết 3G 'hoành tráng'. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia viễn thông, xét về thực tế kinh doanh dịch vụ 3G sắp tới và kinh nghiệm về kinh doanh 3G trên thế giới, tình hình có thể rất khác.
    Trên thực tế, vào thời điểm hiện tại, dịch vụ thoại và tin nhắn vẫn là các dịch vụ đem lại nguồn thu lớn nhất (khoảng hơn 90%) cho các mạng di động. Theo dự báo, trong vòng 3 năm tới, nguồn thu từ các dịch vụ 3G có thể tăng lên nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nguồn thu này chưa từng vượt quá 15% và đây là ở những quốc gia có dịch vụ 3G phát triển nhất thế giới.
    Với việc nguồn thu từ 3G không lớn, việc đầu tư quá lớn cho 3G trong những năm đầu tiên khi nhu cầu trên thị trường chưa sẵn sàng sẽ đem lại những hậu quả rất lớn về hiệu quả của vốn đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, khi mà tất cả mọi doanh nghiệp đều phải thận trọng với từng đồng vốn đầu tư mà mình bỏ ra, nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp của mình trong những ngày gian khó.
    Hơn nữa, khi kinh tế đang khủng hoảng, mọi người đều thắt chặt chi tiêu thì nhu cầu cho những dịch vụ viễn thông cao cấp như 3G sẽ khó có thể bùng nổ mạnh. Cũng chính vì thế, việc đầu tư quá mạnh cho 3G đặc biệt là ở cả các vùng nông thôn trên thực tế có thể là một quyết định khôn ngoan vào thời điểm hiện nay.
    Thử hình dung việc một mạng di động dựng trạm phát sóng 3G tại một khu vực nông thôn nơi mà thậm chí chính bản thân trạm phát sóng di động 2G cũng đang chưa được dùng đủ công suất để sinh lời thì cam kết đầu tư 3G “được ngưỡng mộ” sẽ đem lại những "hiệu quả" thực tế gì?
    Ở bài thi 3G, MobiFone là mạng di động có số tiền đặt cọc thấp nhất trong số 3 'đại gia' GSM (Viettel, VinaPhone và MobiFone) - chỉ bằng 1/3 so với Viettel.
    Như vậy, cùng được giấy phép triển khai 3G, trong khi Viettel phải "giam" hàng trăm triệu USD vào ngân hàng để ký quỹ trong vòng 4 năm (được rút 50% sau một năm và 50% còn lại trong 3 năm tiếp theo) thì MobiFone lại chỉ phải "giam" số tiền ít hơn nhiều. Chỉ tính riêng lợi thế về việc có lượng tiền mặt 3.000 tỷ đồng không bị "chôn" trong ngân hàng 4 năm, có ý kiến cho rằng MobiFone có cơ hội để đầu tư thực tế cho mạng 3G cùng các ứng dụng trên đó tốt hơn nhiều so với các hồ sơ được chấm điểm cao về khoản mục "tiền đặt cọc" như Viettel hay VinaPhone (tiền cọc được chấm tới 300 điểm và MobiFone kém Viettel và VinaPhone rất nhiều điểm ở phần thi này).
    Cũng chính vì những lý do này, bài thi 3G của MobiFone - mạng di động xuất sắc nhất năm 2008, không được chấm cao về điểm số nhưng là một bài thi thông minh và thực tế nhất trong số 3 đại gia di động (vẫn thi đỗ 3G nhưng không bị ràng buộc bởi các cam kết bất lợi trong khi triển khai). Tuy nhiên, giữa việc có được một bài thi thông minh với các cam kết có lợi trong việc triển khai chỉ là một phần của cuộc chơi, liệu MobiFone có tiếp tục chiếm vị trí xuất sắc nhất trong việc đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ 3G hay không thì cũng cần thời gian mới có câu trả lời chính xác.
    Nguyễn Dũng
    Liên hệ tác giả bài viết tại hanhmpt@gmail.com
    Theo ICTnews
    Mã:
     
    [/URL][URL]http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Giai-ma-cac-bai-thi-3G/2009/04/1CMSV517522/View.htm[/URL][URL="http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Giai-ma-cac-bai-thi-3G/2009/04/1CMSV517522/View.htm"]
    
  2. winter

    winter Thành viên

    Bài viết:
    268
    Được Like:
    110
    hick kiểu gì Mobifone cũng nói được, nếu đc nhất thì chắc lại nổ theo 1 kiểu khác chứ kong bêu nhau như thế này. thực tế VT có đủ tiềm lực KT và nhân sự thì họ cam kết mạnh thôi. Nói thật đúng là đầu tư ban đầu 3G HSPA chưa chắc đã là khôn ngoan đâu... xem 3 mạng cam kết thì vinaphone có lộ trình rất thực tế, điều này dễ hiểu vì có Docomo tư vấn. Còn VT có nguồn vốn hùng hậu nên họ cũng chẳng pai lo.
    mongdiem thích bài này.
  3. timtom

    timtom Thành viên

    Bài viết:
    17
    Được Like:
    12
    ôi ôi, có chuyên mục 3G riêng em buôn dưa bên đó mà không biết bên này cũng có.

    Theo phân tích của một số chuyên gia viễn thông thì việc nhất của VT thể hiện hoài bão và tham vọng của họ, nhưng lại là gánh nặng các bác ạh. Vì quy chế phạt kinh lắm, nếu k khai trương đúng hạn là phạt 50% đặt cọc, mà đặt cọc càng cao phạt càng chết. do đó đây cũng là một vụ bị lố.

    em tìm hiểu thì thấy tiền đặt cọc được tính điểm cao lắm, chiếm 30% tổng số điểm cơ, do đó nếu muốn bỏ xa đối thủ chắc chắn có tấm vé thì chỉ có cách đơn giản nhất là rẽ dòng mà đi lên một mình thôi. Chiến lược đó cũng đúng đắn, có gì đáng trách đâu, chỉ có tốn kém, và hơi không hiệu quả trong thời điểm này.

    mấy bác nhà báo kinh tế mà thấy vụ này hay xông vào phân tích thì hơi khổ Viettel.
    Vina, Mobi họ đặt 1500, chắc họ cũng lo ngay ngáy nhưng ít nhất là em thấy khôn hơn, kiếm một đồng thời khủng hoảng khó chết người, ai lại ném cả đống đi.
  4. mongdiem

    mongdiem Thành viên

    Bài viết:
    29
    Được Like:
    9
    Mỗi công ty thì sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau các bạn ah,Viettel họ cũng có nhiều điểm rất hay mà Mobi,Vina nên học hỏi,mong rằng 3G sớm triển khai ở việt nam!:D:D:D