Giờ G' cho các thuê bao di động trả trước Đến hết tháng 6, các thuê bao di động trả trước không khai báo thông tin cá nhân có thể sẽ bị cắt dịch vụ. Như vậy khách hàng sử dụng di động chỉ còn một tháng để hoàn các thủ tục khai báo nếu không muốn bị mất liên lạc. Theo Nghị định về quản lý thuê bao trả trước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, từ 1/1/2008, thuê bao di động trả trước trên toàn quốc bắt đầu khai báo thông tin cá nhân trực tiếp tại các cửa hàng, đại lý, phòng giao dịch hoặc qua tin nhắn SMS. Công việc này sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2009. Tuy nhiên, để các thuê bao di động "sớm vào khuôn khổ", Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố rút ngắn thời gian xuống còn 6 tháng và khuyến khích các doanh nghiệp hoàn tất việc khai báo trước ngày 31/6. Như vậy, đến hết tháng 6/2009, tất cả các thuê bao di động trả trước phải đến các đại lý cửa hàng khai báo thông tin cá nhân, nếu không sẽ bị cắt liên lạc. Các dữ liệu cần khai báo, gồm số máy, họ tên, ngày tháng năm sinh của chủ thuê bao, số CMND (hoặc hộ chiếu). Riêng chủ thuê bao là người nước ngoài phải đăng ký thêm quốc tịch. Cả nước có khoảng 80 triệu thuê bao di động. Ảnh: Hoàng Hà. Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng việc đẩy nhanh kế hoạch quản lý thuê bao trả trước sớm hơn dự kiến là vì các doanh nghiệp đã sẵn sàng và dư luận cũng rất đồng tình ủng hộ. Hơn nữa, với tốc độ phát triển thuê bao nhanh tới 100% hiện nay, nếu càng để lâu, thuê bao di động phát triển ngày càng nhiều sẽ khiến công tác quản lý sẽ gặp khó khăn hơn. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ di động phản ánh hiện tượng họ bị mất sim điện thoại khi đang sử dụng. Số máy đang liên lạc bình thường bỗng có người khác đứng tên khai báo thông tin. Anh Thắng một khách hàng ở TP HCM mới đây còn gọi điện tới đường dây nóng của VnExpress.net phản ánh hiện tượng sim điện thoại của anh đột nhiên bị một người lạ đứng tên và tự động khai báo các dữ liệu cá nhân vào hệ thống. Anh Quốc Cường, một khách hàng ở Hà Nội còn bị "cướp trắng" sim điện thoại mà anh đang sử dụng. Số điện thoại này sau đó được đem bán cho một người khác tại TP HCM. Sự cố nhanh chóng được nhà khai thác dịch vụ can thiệp, song cũng để lại mối lo ngại cho người sử dụng về khả năng dữ liệu cá nhân bị rò rỉ, số điện thoại bị rao bán hoặc bị người khác cướp đoạt. Trao đổi với VnEpxress.net các nhà khai thác di động cũng thừa nhận có những lỗi kể trên và xảy ra trong quá trình cập nhật dữ liệu trên hệ thống hoặc do chính sự lơ là mất cảnh giác của người sử dụng. Theo một quan chức của VinaPhone thì việc khai báo thông tin cá nhân chính là để nhà khai thác dịch vụ có điều kiện "chăm sóc" khách hàng được tốt hơn. "Việc khách hàng không đăng ký thông tin cá nhân hoặc khai báo sai chẳng khác nào việc họ từ chối quyền lợi của mình để đối mặt với các nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra", vị quan chức này nói. Theo công bố của các nhà khai thác dịch vụ di động, tính đến cuối tháng 5, cả nước có gần 80 triệu thuê bao di động, thuê bao trả trước thường chiếm khoảng 80%. Trong số này có khoảng trên 70% thuê bao đã hoàn tất việc khai báo thông tin cá nhân. Kết quả này được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là tốt. Tuy nhiên, trong số 50 triệu thuê bao di động đã đăng ký thông tin không doanh nghiệp nào dám đảm bảo về độ chính xác. VnExpress.net
Tạ ơn tin tốt lành! Mình luôn bị kẻ gian phá hoại bằng cách nhá máy phá Cty, Cửa hàng, bạn bè hằng ngày! Mình biết chính xác là ai nhưng không cách nào tố họ được! hy vọng là Nghị định này..."Cứ Thế Mà Làm!"
Đây cũng là tin đáng mừng và đáng lo ngại cho những ai chưa đăng ký, hoặc không muốn đăng ký. Cũng may, PS này đã đăng ký từ rất lâu rồi, đăng ký từ lúc trước khi ra Nghị- Quyết định luôn ( mừ hem thấy chính sách ưu đãi dành cho những thuê bao trả tước đã đăng ký nghiêm túc từ rất lâu nhỉ )
đăng kí chỉ để họ quản lý tốt hơn, đỡ mất thêm tièn của nhà mạng bảo trf tổng đài, mình dùng trả sau nên chẳng cần đăng kí nữa