GSM hay CDMA - Sự lựa chọn không dễ

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi haidove, 14 Tháng sáu 2007.

  1. haidove Ex-Mod

    Nếu cách đây ít năm, việc sử dụng “dế” công nghệ CDMA bị coi là sự lựa chọn hơi... quê thì giờ đây hẳn bạn phải nghĩ lại. Hiệu quả kinh tế cùng những tiện ích vượt trội so với GSM đã báo hiệu sự thay đổi rõ rệt trên thị trường viễn thông đa truy cập. Hay nói cách khác, sự xuất hiện của những nhà cung cấp mạng CDMA với những HT-Mobile, EVN Telecom và HaNoi Telecom đã tạo sự thay đổi đột ngột trong cán cân cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, nơi lâu nay vẫn là sự thống trị của công nghệ GSM mà điển hình là các đối thủ nặng ký như MobiFone, VinaPhone, Viettel.

    Kẻ tám lạng, người nửa cân Không phải không có cơ sở khi một số chuyên gia nước ngoài nhận định đây chính là năm cách mạng về CDMA ở Việt Nam. Với hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, CDMA hiển nhiên có những ưu thế vượt trội so với GSM. Các nhà cung cấp dịch vụ CDMA có thể quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công nghệ GSM. Về chất lượng các cuộc gọi ở các vùng chuyển giao, thuê bao CDMA có thể kết nối với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng lúc, do đó cuộc điện đàm không bị ngắt quãng và giảm đáng kể tỷ lệ rớt sóng.

    Một trong những lợi thế lớn nhất của CDMA là băng thông. CDMA có thể kết hợp nhiều dịch vụ gia tăng cho khách hàng (download, truyền tải dữ liệu, tin nhắn đa phương tiện). Đó là những tiện ích cực kỳ hấp dẫn với các khách hàng ở Việt Nam trong thời gian tới. Những ưu thế mạnh nhất của CDMA có thể được thấy rõ trong hệ thống điện thoại di động thế hệ 3 (3G), đây là tương lai gần và tất yếu của thị trường viễn thông Việt Nam. Dù vậy thì GSM lại là hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào máy điện thoại, bạn có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. Trong khi đó với CDMA, điện thoại phải hoàn toàn đồng bộ. Đồng thời, xét về tính phổ cập, GSM vẫn là công nghệ chiếm đa số trên thế giới, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và kết nối chuyển vùng (roaming). GSM rõ ràng sẽ dễ roaming hơn CDMA.

    GSM và CDMA, “người tám lạng, kẻ nửa cân”. Tất cả báo hiệu cuộc đua khốc liệt giữa CDMA và GSM trên thị trường Việt Nam giờ đã bắt đầu, thay vì cách đây khoảng 4 năm khi, S-Fone quá đơn độc và yếu thế giữa hai “Chàng khổng lồ” MobiFone và VinaPhone.

    Nhất cự ly, nhì tốc độ

    Căn cứ vào thống kê của Bộ Thương mại, nhập khẩu điện thoại CDMA “nóng” từng ngày. Ngay trong tháng đầu năm lượng máy CDMA nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới 26.850 chiếc, trong khi cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp không nhập về bất cứ một chiếc ĐTDĐ CDMA nào. Đến tháng 2, nhập khẩu điện thoại loại này lên tới gần 105.000 chiếc, tăng tới 403% so với tháng 2/2006. Và gần đây nhất, nhập khẩu ĐTDĐ CDMA trong 15 ngày đầu tháng 4 đã đạt 67.000 chiếc, tăng gấp gần 7 lần so cùng kỳ năm 2006. Bên cạnh đó, lượng thuê bao cũng tăng đột biến. S-Fone vừa thông báo đạt 2 triệu thuê bao và dự kiến sẽ đạt đến 3,5 triệu thuê bao trong năm 2007; HT-Mobile, “em út” mới gia nhập thị trường vào tháng 1 cũng nhắm đến mục tiêu 1 triệu thuê bao trong năm nay, cho thấy CDMA thực sự là một thế lực mạnh trên thị trường di động.

    Không chỉ có thế, cuộc đua còn “nóng bỏng” hơn trên chặng đầu tư công nghệ. HT-mobile tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có ưu thế vượt trội với công nghệ mới được đầu tư tới 656 triệu USD, là mạng di động có số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Không chịu thua kém, S-Fone cũng vừa thông báo với Bộ Bưu chính viễn thông sẽ tăng vốn đầu tư lên 543 triệu USD, gần gấp đôi so với năm 2004. Bị đẩy vào thế “thuyền đua thì lái cũng đua”, trước sự “bứt tốp” mãnh liệt của mạng di động CDMA cùng với sức ép từ những đối thủ cạnh tranh cùng công nghệ, hai “cua rơ” MobiFone và VinaFone đã gấp rút công bố kế hoạch đầu tư mạnh vào việc xây dựng thêm trạm phát sóng (mỗi mạng thêm 3.000 trạm BTS mới trên cả nước).

    Ai được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh này?

    Câu trả lời hiển nhiên là các “Thượng đế”. Cuộc chiến đã nóng hừng hực từ tốc độ tung chiêu khuyến mãi của các hãng. Nếu năm 2005, Viettel Mobile gây sốc thị trường bằng hình thức miễn phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên trong ngày đồng thời chiếm vị trí số một về mạng di động có mức cước thấp nhất, thì nay “em út” HT-Mobile đang làm xiêu lòng các khách hàng bằng những gói cước “siêu rẻ” như B-Easy, B-smart và B-saving. MobiFone và VinaPhone cũng bị “choáng” trước gói cước Forever không giới hạn thời hạn gọi, nghe của S-Fone. VNPT buộc phải có những chiến lược cạnh tranh mới, mà việc hai “Đại gia” VinaFone và MobileFone phải “miễn cưỡng” giảm thêm 5% cước gọi nội mạng là biểu hiện rõ nhất. Đây được xem là một trong những động thái quyết liệt trong chiến lược cạnh tranh về giá của VNPT. GSM hay CDMA? Sự lựa chọn giờ là của bạn.

    e-Chip MOBILE
  2. truong82

    truong82 Nick Vi Phạm

    Bài viết:
    110
    Được Like:
    13
    Thật sự ra thì ai cũng biết thế nhưng tại thời điểm đó ko ai có thể mạo hiểm chuyển sang một mạng mà chưa có nhiều ở VN. Bản thân đến bây giờ thì các mạng CDMA cũng chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của việc mất sóng và sóng yếu được thì làm sao người tiêu dùng có thể tin tưởng được.