Chúng tôi đã dõi theo chiếc LG Optimus 3D suốt từ khi nó xuất hiện trong sự kiện ngày hôm qua, và thiết bị này vẫn đang thu hút sự chú ý không nhỏ từ giới mộ điệu. Hôm nay chúng tôi đã quyết định sẽ "hạ gục" nó - chiếc Optimus 3D - để có thể có cảm nhận cũng như ấn tượng sâu sắc hơn về khả năng ghi và phát 3D cũng như thử sức hắn qua vài bài benchmark sơ bộ. Tính năng nổi trội của Optimus 3D chính là màn hình hiển thị 3D mà LG đã trang bị cho nó. Cả panel IPS bên dưới màn hình và rào cản thị sai đều được trang bị ở trên mặt chiếc điện thoại. Hầu hết giao diện người dùng đều hiển thị ở dạng 2D - và rào cản thị sai có thể thay đổi, bật hoặc tắt hoặc thay đổi cường độ tuỳ thuộc vào ngữ cảnh người dùng. Chúng tôi đã có một vài lần kiểm tra ứng dụng 3D trên Youtube. Không phải là một thiết bị phụ trợ hay một thiết bị đính kèm, nhưng chiếc điện thoại này thực sự là một ứng dụng chính thức của Youtube. Điều này xảy ra khi Optimus 3D hiển thị theo kiểu 3D. Ngay bây giờ phiên bản Youtube này đang là độc quyền cho LG Optimus 3D, nhưng rồi nó sẽ được đưa ra thị trường và sẽ xuất hiện trên những chiếc điện thoại khác khi chúng cũng hỗ trợ khả năng ghi và phát 3D. Youtube đặt một biểu tượng 3D cạnh các đoạn video có hỗ trợ 3D và sẽ phát chúng trên chiếc Optimus 3D với rào cản thị sai được bật. Ấn tượng của chúng tôi về cái rào cản thị sai này khá là tích cực. Độ sâu không quá nặng nề ở hầu hết các thiết lập, và có thể chuyển đổi sang hiển thị 3D chỉ với thao tác kéo thanh trượt. Khi xem màn hình hiển thị, rõ ràng rằng có những góc nhìn tối ưu cho rào cản thị sai. Thật khó để mô tả các hiệu ứng 3D từ các góc nhìn khác nhau - khi bạn thay đổi góc nhìn của mình trên màn hình, các hiệu ứng 3D cũng được thay đổi tương ứng một cách phù hợp. Nó chắc chắn sẽ yêu cầu sự động não để có thể thấy được góc nhìn 3D tối ưu nhất cho từng người. LG cũng đã hợp tác với Gameloft ở một số tựa game, bao gồm tựa game N.O.V.A 3D. Chúng tôi đã có cơ hội được chơi thử game này trên chiếc Optimus 3D (dĩ nhiên) và đã thực sự bị choáng ngợp (hiển nhiên thôi ). LG hẳn đã mất rất nhiều thời gian cho những cảnh game yêu cầu tới thị sai một cách chủ động và bị động, và bao gồm một thanh trượt cho phép người dùng điều chỉnh độ sâu của hiển thị 3D. Các tựa game 3D khác cũng cho phép người dùng điều chỉnh độ sâu khi hiển thị dưới dạng 3D và thậm chí cho phép vô hiệu hoàn toàn hiệu ứng 3D - tức là có thể hiện thị dưới dạng 2D (tôi đoán vậy). Có một loạt các ứng dụng 3D mà LG đang tham gia hợp tác, trong đó có cả việc hợp tác chặt chẽ hơn với Google trong các ứng dụng khác. Ứng dụng cuộc gọi video 3D được hỗ trợ bởi một ứng dụng camera có sẵn. Giao diện thì giống với giao diện ứng dụng trên Optimus 2X, ngoại trừ việc có thêm 1 phím 3D. Ấn vào đó để kích hoạt rào cản thị sai, và bạn sẽ nhận được sự hiển thị 3D trực tiếp từ video call - quá ấn tượng phải không nào! Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có những chuỗi ngày bận rộn để benchmark chiếc điện thoại này tại Mobile World Congress. Hôm qua chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian với việc công bố Samsung Galaxy S2 của Samsung, với tính năng Samsung's Exynos SoC (chưa biết dịch là gì ). Tính năng Exynos này là của riêng chip Cortex A9 lõi kép với một GPU (nhân xử lý đồ hoạ) ARM Mali 400MP. Chúng tôi đã tính toán hiệu suất cạnh tranh của CPU từ tính năng Exynos trên chiếc Galaxy S2, và đáng buồn là hiệu suất của nó thụt lùi lại phía sau một chút so với nền tảng Tegra 2. .............. ---------- Post added at 10:20 AM ---------- Previous post was at 10:19 AM ---------- .............. Tin tức quan trọng là chúng tôi đã dành kha khá thời gian để benchmark chiếc Optimus 3D. Optimus 3D là smartphoen đầu tiên sử dụng chip OMAP 4430 của SoC. Giống như Tegra 2 của nVidia, 4430 tích hợp một cặp lõi ARM Cortex A9 đằng sau bộ nhớ đệm chia sẻ L2 1Mb. Về căn bản, OMAP 4430 khác với Tegra 2 ở 3 điểm chính: - TI tích hợp cơ chế xử lý truyền thông của ARM (ARM's Media Processing Engine - MPE) cho phép hỗ trợ NEON (mình cũng chả biết nó là cái quái gì - để cập nhật sau nhé ) - TI có bộ điều khiển bộ nhớ DDR2 kênh đôi (dual channel) trong khi Tegra 2 chỉ có cơ chế điều khiển bộ nhớ kênh đơn (single channel) - OMAP 4430 tích hợp Imagination Technologies' PowerVR SGX 540 (có lẽ là vi xử lý đồ hoạ - vì tớ thấy so sánh với GPU Geforce) chạy ở tốc độ xấp xỉ 300MHz, còn Tegra 2 của nVidia thì sử dụng chính GPU Geforce của nó. Tôi không trông đợi lắm về việc có được một lợi thế trong việc kiểm tra hiệu suất vì tôi thực sự không biết nhiều lắm về MPE và mã NEON trong các ứng dụng mà chúng tôi sẽ sử dụng để kiểm tra. Bộ điều khiển bộ nhớ kênh đôi và xung nhịp cao hơn của SGX 540 hoàn toàn lại là một vấn đề khác. Hầu như PowerVR SGX 540 sẽ để GPU chạy với tốc độ 200MHz. Khả năng tính toán của chip OMAP4 nhanh hơn đó chừng 50%. Phần mềm do LG phát triển cũng sử dụng một phiên bản driver mới hơn của Imagination Technologies (công nghệ tưởng tượng - tên nghe đã thấy ảo) là 1.6 thay vì 1.5 để khắc phục 1 số vấn đề về rendering (đặc biệt là ở phần test Ai Cập) và để cải thiện hiệu suất 1 cách đáng kể (có thể từ 10 tới 30% trong phép GLBenchmark2). Bạn có thể thấy vấn đề chất lượng hình ảnh đã được khắc phục trong đoạn video giả lập Ai Cập chạy trên chiếc Optimus 3D ở bên dưới: [youtube]GKDSHI_f4Ik[/youtube] Link youtube: YouTube - LG Optimus 3D running GLBenchmark 2.0 Dưới đây là 1 số kết quả benchmark khác Nâng cao hiệu suất từ việc sử dụng các trình driver mới nhất, chúng tôi thấy sự gia tăng tới gần 20% so với hiệu suất trên SGX 540 trong Hummingbird. Chip OMAP 4430 có một sức mạnh tương đương so với Tegra 2 của nVidia. Thật là tốt khi có nhiều phiên bản SoC khác nhau trong cùng một thời điểm. TI's OMAP 4430, Samsung's Exynos 4210, NVIDIA's Tegra 2 AP20H và sắp tới là Qualcomm MSM8860. Tại thời điểm bây giờ thì có vẻ như OMAP 4430 là có hiệu năng tốt nhất trong số đó, tuy nhiên nó sẽ cần phải dè chừng những gì sắp thấy từ những gì mà Qualcomm's Adreno 220 sẽ mang tới trong chiếc tablet MSM8860 sắp tới. Tin từ AnandTech