Tập tành viết blog cho đúng cái tiêu chí về CNTT như mình đã đặt ra, hum nay rảnh rỗi thử phân tích hướng đi chung cho các dịch vụ OTT và nhà mạng. Khái quát dịch vụ OTT : Về cơ bản, các dịch vụ hoặc ứng dụng OTT là những dịch vụ trên Internet mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đưa đến. Tất nhiên, đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông/ ISP, điểm đáng lưu tâm nhất của một ứng dụng hoặc dịch vụ OTT là người dùng không phải trả tiền cho họ. Những năm 2008 và 2009, thuật ngữ "ứng dụng/dịch vụ OTT" chủ yếu được áp dụng cho các dịch vụ video như Netflix hay Hulu. Vào thời điểm đó, một số nhà cung cấp dịch vụ lớn của Mỹ như Comcast và AT & T đã tung ra dịch vụ video theo yêu cầu và gặp phải sự thách thức từ Netflix và Hulu. Các công ty này đã đưa đến những dịch vụ OTT thông qua kết nối Internet mà không cần bất kỳ sự tương tác nào với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (cũng như không tạo ra bất kỳ khoản chi phí nào cho người dùng). Sau đó, OTT được áp dụng cho một loạt các ứng dụng nhắn tin, thay thế cho các dịch vụ nhắn tin SMS tốn phí truyền thống do các công ty viễn thông cung cấp. WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me ... và hàng trăm hàng trăm ứng dụng khác thi nhau xuất hiện. Một vài người thậm chí còn xếp Twitter và Facebook vào dạng ứng dụng này. Hệ quả tất yếu của "sự xâm lăng" này là doanh thu của các công ty viễn thông bị suy giảm nghiêm trọng. Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Ovum đã ước tính sự suy giảm này lên đến 13,9 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2011. OTT cũng được áp dụng cho các ứng dụng VoIP như Skype, FaceTime của Apple, Viber, Voxer, Tango… Gần đây, ý nghĩa của thuật ngữ OTT đã được mở rộng hơn, áp dụng cho bất kỳ nhà cung cấp nội dung nào. Điểm mấu chốt của tất cả điều này là các ứng dụng/dịch vụ OTT không đến từ các công ty viễn thông truyền thống hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp kết nối IP mà các ứng dụng OTT hoạt động trên đó. Hiểu nôm na, các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là những "ống dẫn to béo và ngốc nghếch". Một vài công ty viễn thông và ISP đã nhận thấy những gì đang xảy ra và cố gắng để trở thành "ống dẫn to béo nhất" trên mạng, cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể. Một số tung ra các ứng dụng/dịch vụ OTT riêng không giới hạn đối với cơ sở khách hàng của mình. Một vài các công ty viễn thông khác thì lại cố gắng gia nhập Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) nhằm điều tiết các ứng dụng OTT và các nhà cung cấp thông qua Hội nghị Thế giới về Viễn thông quốc tế (WCIT). Họ hy vọng WCIT sẽ là một phương tiện để khôi phục lại doanh thu của mình và bằng cách nào đó bắt đầu tính phí đối với các nhà cung cấp OTT. ( Theo vnreview) Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi nghiên cứu dịch vụ OTT trên thế giới và Việt Nam, Cục nhìn nhận OTT là một xu hướng mới, không nên và không thể ngăn cấm. Bà Mơ cho biết, để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ OTT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Công an theo dõi và đưa ra các chính sách cần thiết. Áp dụng kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Cục đề xuất ba biện pháp quản lý các dịch vụ OTT. Thứ nhất nhà mạng tính phụ phí khi sử dụng OTT. Thứ hai, nhà mạng phát triển dịch vụ OTT để cạnh tranh với các doanh nghiệp OTT. Thứ ba, nhà mạng hợp tác với OTT để đưa ra các gói cước đặc biệt, phù hợp với yêu cầu khách hàng. Bà Mơ cho rằng, đây là cách làm rất tốt để trả lại doanh thu cho nhà mạng và đảm bảo phát triển bền vững. Phân tích : Thứ nhất : tính phụ phí như nào cho phụ hợp? Giả sử tính thêm phụ phí thì gánh nặng thuộc về ai? Đương nhiên gánh nặng dồn về nhà mạng/ nhà cung cấp internet, 3G. Vì tính thêm phụ phí thì nhà mạng sẽ cần phải có thêm nhân lực để quản lý, tính toán, thiết kế lại phần mềm,... mà lợi nhuận thu lại chưa chắc đã khả quan hơn. Vì OTT miễn phí nên họ chỉ việc cung cấp cho khách hàng. Giả sử người dùng là nhà mạng Viettel, dùng OTT qua 2G/3G bị tính thêm phụ phí nhưng nếu như họ dùng Wifi thì tính như nào? Nếu chỉ tính phụ phí cho các nhà mạng cung cấp 2G/3G thì các nhà mạng cung cấp Internet họ hưởng lợi ở đâu? Thứ 2 : Nhà mạng phát triển dịch vụ OTT để cạnh tranh? Họ đã bỏ bao nhiêu tiền của, thời gian để phát triển và đạt đuợc số người dùng khổng lồ, liệu các dịch vụ OTT mới có cạnh tranh lại hay không? Chưa kể đến chi phí phát triển, quảng cáo, ... phải bắt đầu từ con số 0. Thứ 3 : Nhà mạng hợp tác với OTT để đưa ra các gói cước đặc biệt, phù hơp yêu cầu khách hàng. Theo mình thì trường hợp này khả quan hơn. Lấy ví dụ như hợp tác giữ Mobifone và Opera Mini. Miễn cước Data, sử dụng không giới hạn tính năng truy cập nội dung các website, tải file (có dung lượng nhỏ hơn 15MB) từ trình duyệt Opera Mini phiên bản dành cho MobiFone. Vì nếu như người dùng cài đặt Opera Mini chỉ có nhu cầu đọc tin tức, lướt facebook chỉ cần tắt hình ảnh, thì 1 tháng " cày " giỏi lắm được 20MB dữ liệu. Với 20MB dữ liệu đó thì nhà mạng thu về được bao nhiêu tiền? Trong khi đó, khuyến mại sim sinh viên của Mobi thì ngập trời, vậy nên với 15K 1 tháng mà người dùng có thể xem tin tức thoải mái với hình ảnh đầy đủ. Cả nhà mạng - người dùng - nhà cung cấp trình duyệt đều được hưởng lợi ích. Nếu so sánh với OTT thì sao? + Các dịch vụ OTT như viber,line, zalo,... chỉ cài được trên các smartphone trong khi đó Opera Mini có thể cài được trên các dòng điện thoại có Java. + Các dịch vụ OTT có tính tương tác cộng đồng cao hơn Opera mini, và tiêu tốn nhiều dung lượng hơn khi sử dụng hình ảnh, video, video call,... + Các dịch vụ Viber, Zalo,.. bắt buộc phải xác nhận qua số điện thoại mới có thể sử dụng được. Vậy tại sao không bắt người dùng xác minh số điện thoại bằng cách nhắn tin đến tổng đài của nhà mạng? (Cái này Opera chả cần) Còn mấy cái nữa, để các bạn cùng thảo luận cho vui. Mình chỉ ý kiến thế thôi, kẻo lại ảnh hưởng đến quyền lợi của các ông lớn, ông nhỏ mình copy lại từ http://blog.kunvn.com lười type lại quá