Apple nói iPad mini màn hình Retina “sẽ có bán vào cuối tháng 11”. Tuy nhiên, dự đoán sản phẩm sẽ không thể xuất hiện trên thị trường cho đến năm 2014, hay nếu có lên kệ vào cuối tháng 11 thì cũng rất "nhỏ giọt", vì Apple gặp khó khăn ở nguồn cung. Rạng sáng hôm nay (23/10) theo giờ Việt Nam, Apple đã công bố mẫu iPad mini mới sử dụng màn hình Retina. Sản phẩm này đã nhận được sự đón nhận khá nồng nhiệt của giới công nghệ cũng như người tiêu dùng. Mẫu iPad mini mới dùng màn hình Retina của Apple có mức giá khởi điểm là 399 USD. Tuy nhiên, theo ông Rhoda Alexander, giám đốc mảng nghiên cứu màn hình và tablet của hãng nghiên cứu IHS iSuppli cho biết: “iPad mini màn hình Retina đang gặp vấn đề rất căng thẳng về nguồn cung cấp sản phẩm. Chúng tôi không hy vọng sẽ có nguồn hàng lớn được tung ra trước quý 1/2014”. Một phần lớn vấn đề nằm ở màn hình Retina 7.9 inch của iPad mini mới. Sản phẩm có độ phân giải 2048 x 1536 pixel, giống như iPad Air nhưng ở kích thước nhỏ hơn – chính vì thế cũng có mật độ điểm ảnh cao hơn, dẫn đến các nhà cung ứng linh kiện gặp nhiều khó khăn hơn khi sản xuất lượng lớn loại màn hình này. iPad Air có mật độ điểm ảnh tương đương 264 pixel/inch, nhưng iPad mini mới có mật độ điểm ảnh lên tới 326 pixel/inch. Hiện tại Apple vẫn chưa phản hồi gì về những vấn đề này. Theo ICTNews
cái này thì không thể nói như vậy ! đây chỉ là chiêu pr của Táo. Giống như cái tên Retina vậy. "Tiến sĩ Raymond Soneira hiện đang làm việc tại hãng công nghệ DisplayMate Technologies, nơi chuyên viết các phần mềm để kiểm nghiệm chất lượng hiển thị hình ảnh. Ông cũng có nhiều kiến thức và trải nghiệm về các cơ chế hiển thị hình ảnh số hơn bất kỳ ai mà tôi được biết – và tôi biết cũng khá nhiều chuyên gia khá giỏi về vấn đề này. Dịp này, tiến sĩ Soneira đã gửi cho tôi một email về vấn đề được gọi là “Retina Display” của iPhone 4. Để làm sáng tỏ vấn đề: Một cơ chế hiển thị Retina là một độ phân giải đạt mức tiệm cận hoặc vượt quá ngưỡng khả năng nhận biết của võng mạc chúng ta, giới hạn tầm nhìn ở mức hoàn hảo. Trước khi đi vào phân tích này, tôi xin lưu ý một chút, cái tên retina mà Apple sử dụng cũng có nghĩa là võng mạc (elpvn). Đây là một vấn đề hơi khó diễn giải về mặt ngôn từ, bởi vì mắt người không có khái niệm “pixels” và độ phân giải đòi hỏi khớp với khả năng quan sát của mắt người tùy thuộc vào khoảng cách từ mắt bạn đến màn hình. Nếu bạn ngồi cách xa màn hình tivi 50″ ở độ phân giải HD 1080p cỡ 4 feet (tương đương với khoảng 1,3m), thì bạn sẽ nhìn thấy các điểm ảnh (pixel). Cũng với màn hình đó, nhưng nếu bạn ngồi cách xa tới cỡ 100 feet (khoảng 32m), thì bạn sẽ không thấy được các điểm ảnh đó nữa. Khoảng cách giữa bất kỳ hai yếu tố thị giác luôn là một vấn đề quyết định mật độ điểm ảnh cho mỗi “cấp độ” hiện thị. Theo nội dung e-mail của tiến sĩ Soniera, chúng tôi xin lược trích đầy đủ một đoạn chưa biên tập về vấn đề này như sau: “… iPhone 4 sở hữu một màn hình xuất sắc… và tôi rất vui khi được biết Apple không đụng tới các công nghệ OLED bởi vì chúng vẫn cần cải thiện nhiều trước khi sẵn sàng hoàn thiện với các màn hình LCD tinh tế theo chuẩn IPS. Màn hình iPhone 4 có thể sánh ngang với màn hình LCD công nghệ IPS mà thế hệ Motorola Droid đang sở hữu, một mẫu mà tôi đã thử và so sánh với Nexus One OLED, và ngay lập tức đã bị Droid “đánh cho tơi tả”. Steve Jobs đã xác nhận rằng iPhone 4 có độ phân giải cao hơn ngưỡng nhận biết của giác mạc – nhưng theo tôi điều đó là không chính xác, bởi hai yếu tố: Độ phân giải của võng mạc được đánh giá theo góc nhìn – vào khoảng 50 chu trình/độ (Cycles per degree). Một chu trình là một cặp điểm, tức là hai pixel tương ứng hai mắt nhìn, do vậy độ phân giải góc của mắt người nằm ở tầm 0.6 arc minutes/pixel. Do vậy nếu bạn đặt một chiếc iPhone cách mắt tầm 12 inches (khoảng 30cm), thì khả năng nhận biết của mắt đạt tầm 477 pixels/inch. Tương tự vậy, khi bạn đặt mắt sát khoảng 8 inches (cỡ 20cm) thì con số nhận biết của mắt người tăng lên ngưỡng 716 ppi. Do vậy, bạn phải đặt nó ngoài tầm mắt khoảng 30cm trước khi đến ngưỡng phân giải 318 ppi mà nó sở hữu thì mới thực sự… không phân biệt được. Do vậy, có thể khẳng định rằng màn hình iPhone 4 chứa đựng độ phân giải thấp hơn khả năng nhận biết của võng mạc chúng ta. Nó thực sự cần một độ phân giải cao hơn đáng kể so với khả năng nhận biết tới hạn của võng mạc mới có thể cung cấp một hình ảnh xuất hiện hoàn hảo trong mắt chúng ta. Dẫu vậy, nó thực sự là một màn hình tuyệt vời, gần như là một màn hình di động tốt nhất đang có mặt trên thị trường (và tôi mong sẽ có dịp thử nghiệm nó) nhưng đây vẫn là một minh chứng cho sự cường điệu quá mức của giới kinh doanh…” Đến đây thì chắc bạn đã đọc và hiểu rõ một phần nội dung e-mail này, một vài tính toán từ một chuyên gia màn hình đã chỉ ra rằng, dù màn hình của iPhone 4 chắc chắn là ấn tượng và có lẽ sẽ đại diện cho một bước tiến của các smartphone, nhưng có vẻ như Apple đã phát biểu đầy cảm tính khi nói rằng độ phân giải màn hình thế hệ mới của họ vượt ngưỡng ghi nhận của võng mạc con người, đây là một quan điểm chưa thực sự chính xác về khoa học, nếu không muốn nói là một sự phóng đại quá mức cần thiết! Cập nhật thêm từ tiến sĩ Soneria Ngày 22/06/2010 vừa qua, tiến sĩ Soneira đã gửi cho chúng tôi thêm một vài bổ sung, để giải thích một vài hiểu lầm trong quan niệm về cơ chế hiển thị của võng mạc (retina display). Ông mong mọi người hiểu rằng, những gì ông diễn giải chỉ để làm sáng tỏ rằng màn hình Retina của iPhone 4 vẫn còn cách giới hạn hiển thị của võng mạc rất xa, chứ không hề có ý định chê bai hay bình luận gì về màn hình Retina của iPhone 4 hay bản thân chiếc điện thoại di động đời mới này. Dù màn hình Retina của iPhone 4 thực sự là một cuộc cách mạng giúp hiển thị hình ảnh rõ nét hơn, nhưng nó còn cách giới hạn của võng mạc con người rất xa!!! Ngược lại, ông cho rằng màn hình này đang có những bước tiến quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh độ nét cao. Các nhận định của tiến sĩ Soneira chỉ nhằm phản bác lại luận điểm và tuyên bố của ngài Steve Jobs rằng 300 pixels/inch là giới hạn tối đa mà mắt người có thể phân biệt được ở khoảng cách từ “10 đến 12 inches.” Sau đây là nội dung phần cập nhật trong e-mail của tiến sĩ Soneira gửi cho chúng tôi: … Màn hình iPhone 4 thực sự vẫn còn cách ngưỡng hiển thị của võng mạc (retina display) rất xa. Sự khác biệt này là rất lớn và thực tế là còn rất xa: Ở khoảng cách12 inches, sự khác biệt tuyến tính giữa một đường thẳng là 326/477 tương đương với 68%. Nhưng mật độ điểm ảnh pixel (khu vực) trong môi trường 2 chiều, thứ liên quan đến khả năng quan sát, có giá trị bình phương = 0.47, do vậy màn hình iPhone 4 chỉ có độ phân giải đạt ở mức một nửa khả năng nhận biết của võng mạc ở khoảng cách quan sát tấm 12 inch. Nói cách khác: Màn hình iPhone phải cần tới độ phân giải 1.3 megapixels thay vì 0.6 megapixels như ở iPhone 4 mới có thể đạt ngưỡng hiển thị của võng mạc (retina) con người. Tất nhiên những phân tích đó của tôi là dành cho tầm nhìn hoàn hảo, tuyên bố về “retina” của Jobs không phải là dành cho “mắt người” với yếu thị lực. Nếu bạn thay thế các số liệu từ một người yếu thị lực để lấy đó là số liệu chuẩn của Retina display thì thật vô nghĩa, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người có thể lạm dụng nó để đặt tên tùy ý cho các chuẩn màn hình của họ, và khi đó thì khái niệm này hoàn toàn không có giá trị. Và nếu vậy, ta cũng có thể gọi iPhone 3GS là một màn hình Retina display nữa vì nó cũng vượt qua các thông số giới hạn tầm nhìn ở võng mạc của… những người cận nặng! Kỹ thuật và các số liệu đi kèm cần phải khách quan, chính xác và chuẩn mực. Cho phép khoác lác và thổi phồng trong các lĩnh vực bán hang hay tiếp thị cuối cùng sẽ dấn tới việc lạm dụng 1000% các chỉ số kỹ thuật thoải mái mà tôi đã đề cập như trong trường hợp màn hình gọi là Retina của iPhone 4 là điều không nên tí nào để tránh hiểu lầm về sau. … Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này và quyết định đăng tải bài viết này để các bạn hiểu thêm về cơ chế hiển thị “retina” và giới hạn thực sự của võng mạc con người vượt xa khả năng hiển thị và độ phân giải của iPhone 4. - Mình đăng lại bài này chỉ để khẳng định retina thực ra là LCD IPS. Như mọi người thì không có chuyện theo màn hình...