cảm ơn bác nhiều nhé. rất nhiều điều bổ ích hihi. mệt quá hả bác ăn uống gì cho nó lại sức để em đây còn hỏi tiếp chứ. nguyên tắc là khg dc mệt mỏi nhé hihi. thế bác có muốn em hỏi nữa khg. hic hic
cái này là phổ cập kiến thức quần chúng...có gì biết là cho bà con biết ngay...thời đại thông tin bùng nổ bùm bùm mà bác cứ hỏi vô tư...trong phạm vi em biết em sẽ trả lời hì hì
Do trước đây ở La Mã người ta thường xử tất cả các kẻ tử tội vào tháng 2 hàng năm nên tháng 2 2 dựoc coi là tháng đau buồn nhất của năm nên nó chỉ có 29 ngày nhuận là 30 ngày nhưng sau đó do 1 vị vua của La Mã sinh nhật vào tháng 8 chỉ có 30 ngày nhưng ông ta muốn tháng vui của mình dài ra và tháng buồn thì ít đi nên đã ra lệnh cho các nhà làm lịch phải bớt đi 1 ngày của tháng 2 và tăng 1 ngày của tháng 8 nên thàng 8 đã có 31 ngày tháng 2 có 28 ngay.
bác cứ đợi nhé để mấy hôm nữa em nghĩ ra câu gì mà khg hiểu là hỏi bác liền đó ok. cảm ơn bác nhiều nhé hiihihi
Tuyết trên đường đi đâu? Tuyết bao phủ mặt đường làm việc đi lại rất khó khăn. Khi tuyết rơi, chỉ qua một đêm, trên đường phố sẽ tích tụ một lớp tuyết dày khiến cho giao thông trở nên khó khăn. Ôtô phải giảm tốc độ, người đi xe đạp nếu không chú ý có thể lộn nhào. Dùng sức người hay dùng xe dọn tuyết để làm sạch cả một thành phố chăng? Các nhà hoá học đã có một phương pháp cực kỳ đơn giản để giải quyết vấn đề này. Sau khi có tuyết lớn, ở các đường phố chính của thành phố, xe phun nước bắt đầu tưới. Chắc bạn cho rằng tưới nước lên đường thì do nhiệt độ thấp, nước có thể đóng băng, càng dễ gây tai nạn hơn? Trên thực tế, nước này không phải là nước thường mà là nước muối. Nguyên do là nước đóng băng ở 0 độ C, nhưng nếu nước có hoà tan muối thì nhiệt độ đóng băng của nước muối thấp hơn nhiều so với nước tinh khiết. Nếu hoà tan một mol muối natri clorua vào nước, ta sẽ thu được 1 mol ion clo và 1 mol ion natri. Theo số liệu thực nghiệm, cứ hoà tan vào nước nguyên chất 1 mol ion natri hoặc ion clo sẽ làm hạ nhiệt độ đóng băng 1,86 độ C, vì vậy nước muối có thể hạ nhiệt độ điểm đóng băng xuống gần 4 độ C. Do đó nếu tưới nước muối lên tuyết đọng ở trên đường, tuyết sẽ không bị đóng băng mà còn tan đi. Theo lý luận trên, trong thực nghiệm hoá học người ta thường dùng băng và muối ăn chế tạo hỗn hợp băng muối có thể giảm nhiệt độ đến 7-8 độ C. Cần phải nói thêm rằng nước muối có tác dụng ăn mòn các kiến trúc đô thị và các đường ống dưới nền đất, đất đai bị nhiễm muối làm cho thực vật kém phát triển. Bởi vậy người ta đang phải tìm các biện pháp tốt hơn.
Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa? Quầng sáng quanh mặt trăng. Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất quần áo, đóng cửa sổ... Họ bảo nhau mưa gió sắp đến đấy. Vầng sáng ấy được gọi là tán hay quầng. Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng. “Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt. Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng ẩm đang giao tranh với luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây. Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian kéo dài và iện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti. Không khí nóng chờm lên không khí lạnh, ngưng tụ rất cao trên bầu trời, hình thành các tinh thể băng, tạo nên mây ti. Ta nhìn qua đó, thấy mặt trời, mặt trăng có quầng. Vì mây ti hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng. Khitia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng. Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sẽ có mưa gió. Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to gió lớn. Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
bác quên một ý bác ạh. sau khi làm như bác đã nói ở trên, thì họ rắc cát, đá sỏi xay vụn hoặc vụn gỗ chộn lẫn muối . để đường khg bị chơn, và khi tuyết rơi tiếp thì cũng dễ tan ngay. và muối khg thể ăn mòn nhanh dc ( một phần nào đó thôi ) như bác nói. vì đã chộn lẫn các thứ kia.
bác này mới học lớp 3 trường làng hay sao í.....chính tả sai be bét từ đầu room tới cuối room ......tội quá..... chộn lẫn hoàn toàn bó tay..... để tớ up cuốn sách chính tả cho bác xem lại nhé.....he he he he
Da của người da đỏ có màu vàng Màu đỏ của da là do một loại son. Thường thì ai cũng nghĩ người da đỏ có màu “đỏ”, phân biệt với màu trắng, vàng, đen. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học Đại học Havard, Mỹ, thì người da đỏ phải được xếp vào đại chủng Mongoloist (cùng với tộc người Mông Cổ). Hiện nay, dân số của người da đỏ còn lại khoảng 36 triệu, chủ yếu sống ở các nước Mỹ Latinh như Bolivia, Peru, Ecuado, Paraguay, Canada… Họ chính là những người có gốc gác từ châu Á. Từ thế kỷ 15, những người châu Âu đi theo Colombo chinh phục châu Mỹ, khi đặt chân lên các vùng đất mới đã nhìn thấy các thổ dân mình mẩy đỏ lừ đang nhảy múa và vì vậy gọi họ là người da đỏ. Màu đỏ ấy thực chất là do một loại son có tên là hồng hoàng do thổ dân tự tạo rồi bôi lên người. Ngoài tác dụng làm đẹp, loại son này còn giúp chống côn trùng và chống nắng. Sách báo thường gọi họ là người Anh-điêng (Indien). Indien có nghĩa là người Ấn Độ. Cách gọi này xuất phát từ việc đoàn thám hiểm nhầm lẫn lục địa họ mới phát hiện với đất nước Ấn Độ mà họ từng nghe danh. Thế là những thổ dân ở đó được gọi là Indien. Suốt một thời gian dài sau đó, từ Indien vẫn được người châu Âu dùng để chỉ những người da đỏ.
đừng nói thế mà em buồn hihi khổ quá các bác cử mắng em hoài, em có biết tiếng việt nhiều đâu mà mắng em thế. các bác ở vn thì nói làm gì.......... ;) nói thế thôi các bác nói thoải mái vì nói thì mới biết mình ...