Kênh kiến thức bổ ích cho bà kon đây!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi VDG, 11 Tháng ba 2006.

  1. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Có thật to đầu là thông minh?

    [​IMG] Bộ óc của nhà toán học vĩ đại Gauss cũng chẳng khác gì người thường. Ngày thường, ta vẫn nghe không ít người rót vào tai câu đường mật này: “Cậu này có cái đầu to, chắc là thông minh lắm đây!” Hãy cảnh giác! Người có trọng lượng não quán quân thế giới, 2.850 g, lại là... một người đần. Còn não của nhà toán học Đức, Gauss, thì chẳng hơn gì đầu óc chúng ta, chỉ có 1.490 g.
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều năm về vấn đề này. Đầu tiên người ta so sánh giữa người và động vật. Người được cho là động vật thông minh nhất trong thế giới tự nhiên. Nhưng não voi nặng 3.400 g, não cá voi nặng 4.200 g, não người bình thường chỉ nặng khoảng 1400 g. Như vậy, trọng lượng tuyệt đối của não không thể nói lên điều gì.
    Có người lại đề xuất lấy tỷ số giữa trọng lượng của não và thể trọng để đo trí thông minh. Lúc đầu quả thực là người ta thấy tỷ số đó ở người hầu như vượt trội so với các động vật, nhưng về sau lại thấy nó còn thua tỷ số của cá heo. Vậy cá heo thông minh hơn người? Thật là khôi hài. Do đó, các nhà khoa học nhận định không thể lấy trọng lượng não để giải thích.
    Dưới đây chúng ta xét sự tiến hoá của nhân loại và sự phát triển của cá thể xem sao. Các nhà khảo cổ phát hiện, dung lượng sọ não của vượn cổ là 500-600 cm3, dung lượng sọ não của người vượn là 750-1.250 cm3, dung lượng sọ não của người hiện đại là 1.100-2.200 cm3. Kết quả đo sọ não của giới y học: trọng lượng trung bình của kẻ sơ sinh là 390 g, 9 tháng là 660 g, 3 tuổi đạt 1.000 g, 7 tuổi đạt 1.280 g, người lớn là 1.400 g. Những số liệu trên đây có vẻ thuyết minh được rằng dung lượng và trọng lượng của não tăng cùng với sự biến đổi trí thông minh từ thấp đến cao. Nhưng đây chỉ là trường hợp chung, còn riêng từng cá thể, tình hình lại phức tạp hơn nhiều.
    Đâu phải cứ to đầu là khôn
    Theo thống kê, trọng lượng não của nhà văn Nga Turgenev là 2.012 g, của nhà thơ người Anh Byron là 1.807 g, của Kant là 1.650 g, rõ ràng là nặng hơn người bình thường. Trọng lượng não của nhà thơ người Italia, Tandin là 1.420 g, của nhà toán học Đức Gauss là 1.490, cũng chẳng khác gì chúng ta. Còn trọng lượng não của nhà sử học Đức Dollinger là 1.207, của nhà văn Pháp Anatole France là 1.017, rõ ràng thấp hơn trọng lượng não của người bình thường.
    Turgenev và A.France đều là những nhà văn xuất sắc, trí lực đều rất tốt, nhưng trọng lượng não lại chênh lệch nhau 1.000 g. Do đó, nói trọng lượng não quyết định trí thông minh xem ra cũng không xong. Theo tài liệu lịch sử, trọng lượng não người nặng nhất là 2.850 g, nhưng là của một người đần.
    Các nhà khoa học cho rằng, não người là do tế bào thần kinh và tế bào keo làm thành. Trí lực của người cao hay thấp liên quan với số lượng tế bào thần kinh, chủng loại và sự phân bố của nó. Đương nhiên não quá nhẹ sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và cơ năng của đại não. Các nhà khoa học cho rằng, trọng lượng não người bình thường, nam không dưới 1.000, nữ không thấp quá 900 là được.
    Vậy đấy, chúng ta đừng có thấy đầu mình nhỏ bé mà cho rằng trí óc kém người, cũng chớ vì có cái đầu to mà tưởng rằng mình xuất chúng. Thực ra, kết cấu và cơ năng đại não của mỗi người chẳng khác nhau bao nhiêu, chỉ cần cố gắng học tập các bạn đều có thể phát huy trí thông minh của mình.
  2. khanhkiller3000

    khanhkiller3000 Thành viên

    Bài viết:
    372
    Được Like:
    38


    mình bit có 1 con cá có thể lên bờ nè:Cá sấu.Vậy là bạn thiếu rùi nha.HEHEHEHEHHEE
  3. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Lại nói về tay trái - tay phải...

    Tại sao nhiều người thuận tay phải?
    [​IMG] Hầu hết mọi người sử dùng tay phải để làm việc, tay trái hỗ trợ. Đa số nhân loại thuận tay phải. Chả trách có câu ví những người thân thiết nhất như "cánh tay phải", có thấy ai ví "như cánh tay trái" bao giờ! Nhưng phải có lý do vì sao mà con người mới ít dùng tay trái đến thế chứ?
    Nhân loại có chừng 95-98% người thuận tay phải. Sinh lý học gọi đây là hiện tượng hữu lợi và giải thích: do ảnh hưởng từ quá trình lao động, chiến đấu của tổ tiên từ rất xa xưa truyền lại.
    Trong thời đại đồ đá, con người sống thành bầy đàn, khi đánh nhau với thú dữ thì tay phải họ cầm lao hoặc rìu…, còn tay trái họ co gập lại theo bản năng để bảo vệ một bộ phận quan trọng nhất của cơ thể là quả tim ở lồng ngực trái. Nhiều bức tranh cổ trên vách đá trong các hang động cổ xưa lưu lại từ hàng nghìn năm trước đã minh họa điều này. Về sau, khi con người xung đột với… con người, các chiến binh cũng sử dụng vũ khí bằng tay phải, còn tay trái lại cầm khiên hoặc thuẫn để che chắn. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra, cùng với phần đào tạo, huấn luyện khiến hiện tượng hữu lợi dần trở nên phổ biến.
    Xưa nay, hầu hết dụng cụ của nhân loại đều được thiết kế cho người thuận tay phải sử dụng. Do đó, người thuận tay trái có thể gặp vài trở ngại trong sinh hoạt. Tuy nhiên, do thích nghi từ bé nên đại đa số trường hợp người thuận tay trái vẫn thấy bình thường. Riêng trí thông minh, chưa có tài liệu khoa học nào quả quyết người thuận tay phải ưu việt hơn và ngược lại.
  4. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    bác hơi bị thiên vị đấy nhé, thê mình là người thuận tay trai đây. :cool:
    vơi tui lại ngược nhé haha, thân nhất phải là tay trái nhé. ông bạn đừng có vơ đũa cả nắm nhá haha. :hit: :(( :D =)) =)) :)) :cool: :eek: :(( =)) :D
  5. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Lá cây màu đỏ quang hợp bằng cách nào?

    [​IMG] Gỗ thích với màu đỏ "chói mắt". Với nhiều người, hễ là thực vật thì hiển nhiên là có lá xanh. Vì lá xanh tức là có chất diệp lục, nhờ đó chúng mới quang hợp, tạo ra chất hữu cơ để sống chứ! Ấy thế mà có kẻ lại chơi trội. Rau dền đỏ, gỗ thích... chẳng hạn. Lá của chúng đỏ tía tai. Chúng sống bằng gì, khí trời chắc?
    Đương nhiên là chúng cũng dùng rễ hút dinh dưỡng và dùng lá để quang hợp rồi. Tạo hoá màu mè chút thôi. Bởi vì những lá này tuy màu đỏ, nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn sở dĩ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỷ lệ chất này trong lá so với diệp lục nhiều đến nỗi nó át cả màu xanh của diệp lục. Để chứng minh hiện tượng này, người ta chỉ cần nhúng lá đỏ vào nước nóng - nó sẽ bộc lộ chân tướng ngay lập tức.
    Khác với chất diệp lục, antocyan rất dễ bị hoà tan trong nước nóng.Vì vậy, khi bị luộc, chất antocyan sẽ tan dần và lá cây chuyển từ đỏ thành xanh. Vậy là, tuy lá cây có màu đỏ, nhưng nó vẫn chứa chất diệp lục như thường.
  6. nghiemtu

    nghiemtu Thành viên

    Bài viết:
    569
    Được Like:
    32
    hay đó nhá, đúng là dân hóa có khác nha. thêm nhiều bài nữa nhá hiihhi=)) =)) =)) :p :D :))
  7. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Vì sao tre nứa không tiếp tục to mãi?

    [​IMG] Tre nứa chỉ lớn tới một điểm nào đó rồi già đi và chết. Có những loài cây dường như không có tới hạn lớn. Trẻ đã đành, nhưng già rồi mà chúng vẫn không ngừng phình ra. Xà cừ chẳng hạn, lúc mới trồng chỉ bằng chiếc đũa, rồi mỗi năm một to cao hơn. Sau 10 năm, phải 2 người mới ôm hết vòng thân của nó. Tre nứa không thế, chúng lớn đến một mức nào đó rồi... "chột", chỉ già đi mà thôi.
    Lý do vì tre nứa là cây một lá mầm, còn các cây thân gỗ khác phần lớn là cây hai lá mầm. Cấu tạo của hai loại cây này rất khác nhau. Điểm chủ yếu nhất là thân cây một lá mầm không có lớp thượng tầng.
    Nếu cắt một lát mỏng ngang qua thân cây hai lá mầm, dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy từng bó mạch gỗ. Lớp ngoài bó mạch gỗ là phloem, lớp trong là xylem, giữa lớp phloem và xylem là lớp thượng tầng. Đừng coi thường lớp thượng tầng mỏng đó, thân cây to lên được là nhờ có nó. Lớp thượng tầng rất năng động, hàng năm nó đều phân chia tế bào, sản sinh ra lớp phloem và xylem mới nên thân cây cứ mỗi năm lại to dần ra.
    Còn nếu cắt ngang một lớp mỏng qua thân cây một lá mầm, ta cũng sẽ thấy các bó mạch gỗ, lớp ngoài cũng là lớp phloem, bên trong cũng là lớp xylem nhưng lại không có lớp thượng tầng, vì thế thân cây một lá mầm chỉ phát triển từ khi bắt đầu mọc ra, đến một mức độ nhất định sẽ không to thêm nữa.
    Tre nứa to đến mức nào? Ở huyện Phụng Tân, tỉnh Giang Tây Trung Quốc, có một cây bương cao 22 m, chu vi vòng ngọn là 58 cm, chu vi vòng gốc là 71 cm, có thể coi là vua của loài tre nứa. Ngoài tre nứa ra, lúa mỳ, lúa nước, cây cao lương, cây ngô đều là cây một lá mầm, cho nên thân cây phát triển đến một mức độ nhất định sẽ không to thêm nữa.
  8. thaothucSG

    thaothucSG Thành viên

    Bài viết:
    287
    Được Like:
    133
    VDG mở cái topic này hay đấy ha! Hoan nghênh nhiệt liệt ! =D>
  9. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Vì sao ớt cay?

    Còn tui thì không đáng hoan nghênh à?! :rolleyes: :cool:

    Dù sao vẫn post tiếp đây...:D

    [​IMG] Cái vị bốc lửa của ớt thực ra là một mẹo tiến hoá được dùng để chặn đứng các con thú định ăn quả và phá huỷ hạt của chúng. Nhưng khéo thay, tạo hoá vẫn còn chừa lại loài chim, vốn "tỉnh bơ" trước vị cay, có thể ăn được thứ quả khó nuốt này và truyền nòi giống của ớt đi xa hơn.
    Điều này giúp đảm bảo sự sống còn của họ nhà ớt. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Montana và Đại học Bắc Arozina (Mỹ) đã tìm thấy trong ớt chất capsaicin khiến nó có vị cay nóng đặc biệt. Chất này kích thích các vùng da và lưỡi, vốn là nơi cảm nhận cái nóng và đau, đánh lừa não rằng nó đang “đốt cháy” da. Capsaicin khiến thú phải chạy xa nhưng lại không hề hấn gì với chim.
    Khi tìm hiểu thói quen ăn uống của động vật sống xung quanh vùng có nhiều ớt mọc ở miền Nam Arizona, người ta đã thấy chuột và các loài gặm nhấm sa mạc không hề động đến thứ quả này nhưng lại chén ngon lành các hoa quả khác. Trong khi đó, chim gần như độc quyền với món ớt.
    Phát hiện này có thể mở ra những phương thức mới kiểm soát hiệu quả các loài chim gây hại cho cây trồng, hoặc chế ra thứ hạt đặc biệt để tiêu diệt động vật có hại mà không ảnh hưởng đến các loài chim.



    thaothucSG thích bài này.
  10. thaothucSG

    thaothucSG Thành viên

    Bài viết:
    287
    Được Like:
    133
    Bạn là người đáng hoan nghênh nhất vì sau khi VDG mở topic này thì gần như toàn bộ bài viết trong topic này là của bạn. Chả có ai cạnh tranh thế bạn có buồn k ? =D>