Nam 1 ngày hít đất 30 - 100 cái Nữ 1 ngày thụt dầu 30 - 100 cái ===> sẽ phát triển vòng 3 rất cân đối và hấp dẫn !
Khi con gái nóng nảy, cáu gắt,khó gần... thì không nên nói nhiều với họ; họ đang "bị" đó! Nếu được thì hãy "an ủi", khác phái thì chiều chiều họ xíu ! nha.
Khi thất vọng và chán nản mọi người chung quanh. Bạn nên tìm 1 con vật gì đó thật dễ thương mà "trò chuyện" với chúng !không hão huyền đâu, thử đi bạn sẽ thấy kết quả. Để bạn có thể regain ur health and power ! nhất định.
Mắt bạn bị cận? từ từ bạn sẽ bị "tăng độ"! để kéo time đó bạn nên ăn nhiều những gì màu đỏ, cam và vàng nhé ! ớt, cà chua, cà rốt, xí muội,... gấc nữa nha !
Trái đất ngày xưa có màu tím Ảnh: Livescience. Cuộc sống xa xưa trên trái đất từng bao phủ một màu tím chứ không phải xanh như bây giờ. Các vi khuẩn cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử khác ngoài chất diệp lục để khai thác ánh sáng mặt trời, và chính chất này mang lại cho sinh vật sắc tím. Chất diệp lục, thành phần quang hợp chính của thực vật, hấp thu chủ yếu sóng màu đỏ và xanh lam từ mặt trời và phản xạ sóng màu xanh lục, chính ánh sáng phản chiếu này mang lại cho thực vật màu xanh tươi. Điều này làm một số nhà sinh vật học băn khoăn bởi phần màu xanh lục của dải quang phổ là nơi mặt trời chứa nhiều năng lượng nhất. "Tại sao chất diệp lục lại từ chối vùng có nhiều năng lượng nhất?", Shil DasSarma, nhà di truyền học vi khuẩn tại Đại học Maryland, Mỹ, nói. Bên cạnh đó, sự tiến hoá đã khiến đôi mắt người nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh lục (điều đó lý giải vì sao các loại kính nhìn ban đêm thường phủ màu xanh này). Vậy thì tại sao quá trình quang hợp lại không được điều chỉnh như vậy? DasSarma cho rằng đó là bởi chất diệp lục xuất hiện sau khi một phân tử nhạy sáng khác có tên gọi retinal tồn tại trên trái đất. Retinal, ngày nay có ở lớp màng màu mận chín của một phân tử quang hợp gọi là halobacteria, hấp thu ánh sáng màu xanh lá cây và phản chiếu màu đỏ và tím, mang lại màu tía tổng hợp. Những phân tử nguyên thủy sử dụng retinal để khai thác năng lượng mặt trời có thể đã thống trị trái đất cổ đại, vì vậy khiến các vùng có sự sống đầu tiên trên trái đất có sắc tím nổi bật. Là những kẻ đến sau, các phân tử sử dụng chất diệp lục không thể cạnh tranh trực tiếp với những sinh vật sử dụng retinal, nhưng chúng lại sống sót bằng cách phát triển khả năng hấp thu những sóng ánh sáng mà retinal không sử dụng. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các sinh vật có chất diệp lục và retinal đã tồn tại song song với nhau. "Bạn có thể tưởng tượng tình huống mà quá trình quang hợp diễn ngay ra dưới lớp của sinh vật mang màng tím", DasSarma nói. Nhưng sau đó các nhà khoa học thấy rằng cán cân nghiêng về chất diệp lục bởi nó hiệu quả hơn retinal. "Chất diệp lục có thể không khai thác được cái tốt nhất của dải quang phổ nhưng nó lại tận dụng tốt hơn những ánh sáng mà nó hấp thu được", Sparks giải thích. Trong khi đó retinal có cấu trúc đơn giản hơn chất diệp lục và hoạt động dễ hơn trong môi trường thiếu oxy ban đầu của trái đất. Ngoài ra, halobacteria, một sinh vật sống ngày nay sử dụng retinal, lại không phải là một vi khuẩn. Nó thuộc về nhóm sinh vật gọi là archaea, có từ thời trái đất chưa có bầu khí quyển. Tất cả những điều này cho thấy retinal ra đời sớm hơn chất diệp lục, DasSarma kết luận. Nhóm đã trình bày giả thuyết về trái đất màu tím của mình vào đầu năm tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội thiên văn học Mỹ và miêu tả công trình trong tạp chí American Scientist số mới nhất. M.T. (theo Livescience)
Trái đất sẽ kết thúc như thế nào? Nếu chúng ta sống sót qua cơn đại hạn sắp tới, qua hậu quả khó lường của biến đổi khí hậu, và ngay cả nếu những nghiên cứu trẻ mãi không già thành hiện thực và bạn có thể sống tiếp vài ba tỷ năm nữa, cuối cùng tất cả chúng ta cũng sẽ tiêu vong. Mặt trời sẽ phình ra thành một quả cầu đỏ khổng lồ mà những tính toán lạc quan nhất cũng biết rằng nó sẽ nuốt chửng trái đất. Hành tinh chúng ta bị hoá hơi. Bảng thời gian số phận. Từ trái sang: 4,5 tỷ năm trước, mặt trời được sinh ra, với kích cỡ tương tự ngày nay, và trái đất ra đời không lâu sau đó; Hiện nay; 1 tỷ năm nữa, trái đất sẽ quá nóng để có thể có sự sống; 5-7 tỷ năm nữa, mặt trời phình to 100 lần kích cỡ hiện nay. Tuy nhiên, có một khả năng khác, một cơ hội nhỏ bé - khoảng 1 phần 100.000 - rằng trong khi đang phình ra như vậy, mặt trời sẽ nhẹ đi đủ để làm mất đi lực hấp dẫn vốn trói buộc trái đất. Sau đó, hành tinh của chúng ta sẽ trôi giạt vào vũ trụ - một hành tinh không có mặt trời trôi vô định trong không trung lạnh lẽo, tối tăm và cuối cùng là đêm đen vĩnh cửu. Sau đó tất cả chúng ta sẽ hoá băng. Cũng đã có một vài ý tưởng tươi sáng để giữ cho loài người tiếp tục tồn tại. Chẳng hạn, chúng ta đơn giản có thể di chuyển tới sao Hoả hoặc xa hơn nữa, một khi có được công nghệ thích hợp. Hoặc, theo lý thuyết, chúng ta hãy bắt một tiểu hành tinh ở đâu đó và dùng lực hấp dẫn của nó để kéo chúng ta từ từ tới một quỹ đạo xa mặt trời hơn, nhờ thế chúng ta có thể nằm bên ngoài ảnh hưởng của "cái chảo rán". Còn mặt trăng thì sao? Hãy xem nó là lịch sử cổ đại trong tương lai xa xăm. Tính toán cho thấy nó sẽ tan ra trước khi chúng ta hoá hơi. T. An (theo LiveScience)
Muốn nhớ lâu, hãy quên đi một số thứ Ảnh: ftp.pcworld. Ký ức tuổi thơ có lẽ được lưu giữ tốt nhất trong album ảnh, chứ không phải trong trí não. Việc ghi nhớ những kỷ niệm cũ dễ khiến bạn quên đi một cuộc hẹn quan trọng hay những gì cần mua trong hôm nay. Một nghiên cứu mới vào tháng trước đã tìm thấy quá nhiều ký ức dài hạn khiến việc lọc thông tin mới và xử lý ký ức ngắn hạn trở nên khó khăn. "Trong thế giới hiện đại, chúng ta thường xuyên bị tấn công bởi hàng tấn thông tin mới mà chúng ta phải lọc bỏ thường xuyên, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ bị ngộp thở", thành viên nghiên cứu Gaël Malleret tại Trung tâm y khoa thuộc Đại học Columbia nói. Nghiên cứu mới tìm thấy những ai có trí nhớ tốt có thể có ít neuron thần kinh mới được phát triển trong vùng hippocampus - vùng não liên quan tới sự hình thành ký ức. Điều này giúp họ quên đi những thông tin cũ không cần thiết nhanh hơn và giúp họ dễ dàng tiếp nhận thông tin mới chóng hơn. Trước đó các nhà nghiên cứu tin rằng việc phát triển các neuron thần kinh mới trong vùng hippocampus có lợi cho ký ức. Nhưng trong nghiên cứu mới, Malleret và cộng sự ức chế sự phát triển của vùng não này và tìm thấy trí nhớ ngắn hạn được cải thiện tốt hơn. "Chúng tôi ngạc nhiên khi tìm thấy ngăn cản sự phát triển neuron thần kinh trong hippocampus lại dẫn tới sự cải thiện trí nhớ ngắn hạn, điều này cho thấy quá nhiều ký ức không hẳn là một điều tốt, và việc lãng quên là cần thiết cho một trí óc và hành vi bình thường", Malleret phát biểu. M.T. (theo Livescience)
Không nên vừa ăn tối vừa xem TV Ảnh: benton. Dù thế nào bạn cũng nên ăn tối với gia đình. Nhưng đừng bật TV đồng thời. Một nghiên cứu mới tìm thấy việc cả nhà ăn tối sẽ mất đi tác dụng của nó khi mọi người vừa ăn vừa dán mắt vào màn hình. "Khi bạn bật TV lên thì về bản chất mọi người cũng như đang ăn một mình", Arlene Spark, trợ lý giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Hunter ở New York, nói. "Ăn cơm và trò chuyện cùng gia đình sẽ giúp cho bữa cơm ngon miệng hơn. Mọi người nên tắt TV đi và nói chuyện cùng nhau. Đó là một thói quen tốt cần rèn luyện cho con trẻ". Bonnie Taub-Dix, phát ngôn viên của Hiệp hội ăn kiêng Mỹ và là cố vấn dinh dưỡng ở New York, cho biết: "Bạn cần phải rất cân nhắc khi bật TV và vào thời đại này, rất hiếm để cả gia đình có thể quây quần bên nhau thưởng thức bữa tối, vì vậy thời gian đó là rất quý báu". Những nghiên cứu trước cũng cho thấy những trẻ em nghiền TV sẽ ăn uống kém hơn và dễ sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, khi người ăn dán mắt vào TV, họ sẽ không chú ý tới mình đang ăn gì. "Trong nạn dịch béo phì ngày nay thì TV không chỉ khiến bạn kém hoạt động mà nó còn khiến bạn sao nhãng, không biết mình đang ăn bao nhiêu", Taub-Dix nói. Trong nghiên cứu, hơn 1.300 bậc cha mẹ được phỏng vấn về số ngày trong tuần cả nhà ăn cơm với nhau, số lần tuần TV được bật khi ăn, và bao nhiêu trái cây và rau quả được ăn kèm. Kết quả cho thấy rau quả xuất hiện nhiều hơn trong những bữa cả gia đình ăn cơm cùng nhau. Số lượng rau củ quả giảm đi mỗi khi TV được bật trong bữa ăn. Các chuyên gia cho biết rau quả là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và giúp giảm bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. M.T. (theo Healthday)