Uhm, 1 số kiến thức VN không giải thích nên tui phải cầu cứu trang nước ngoài thôi. Đúng là có 1 số kiến thức cũ xưa thật, nên từ cũng cũ và của chuyên ngành nên đôi khi từ chưa bao giờ gặp và khó hiểu... Thôi thì chịu khó vậy, xem như cơ hội luyện thêm tiếng Anh...
Cho các bác đã, đang (và sẽ) có baby Đúng yêu cầu. Mỗi ngày 1 bài... mới Sự châm biếm không 'thọc lét' được trẻ em Trẻ em có thể không hiểu rằng chúng đang bị giễu cợt.Khi người lớn đùa cợt trẻ em bằng những câu châm biếm, liệu đứa trẻ có nhận thấy sự hài hước trong đó? Một nhà nghiên cứu Canada cho rằng, câu trả lời là "Không". Theo ông, trẻ em cần phải lớn hơn 10 tuổi mới có thể hiểu rõ được sự châm biếm đó mang tính hài hước hay sỉ nhục. "Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bắt đầu từ 5 tuổi, trẻ em có thể hiểu được hình thức mỉa mai đơn giản nhất, nhưng chúng không nhận thấy sự hài hước trong đó cho đến ít nhất năm 8 tuổi", Penny Pexman, nhà tâm lý học tại Đại học Calgary (Canada) nói. "Chúng có thể hiểu rằng người nói muốn ám chỉ điều ngược lại, nhưng lại không thấy đó là một điều đáng cười". Pexman và đồng nghiệp đã điều tra trên 64 đứa trẻ từ 5 đến 8 tuổi, cho chúng xem các hoạt cảnh múa rối khác nhau. Trong đó, một cảnh miêu tả một anh chàng làm vườn vụng về nhổ hết hoa khỏi khu vườn và chỉ để lại những đám cỏ dại. Điều này đã khiến chủ nhà phải thốt lên: "Anh đúng là một tay làm vườn tài ba!". Một nửa số trẻ đã hiểu câu đó theo đúng nghĩa đen. "Mặc dù có giọng điệu và hoàn cảnh hẳn hoi, nhưng trẻ em vẫn tin rằng đó là một lời nhận xét tích cực", Pexman nói. Ngoài ra, hầu hết trẻ em dưới 10 tuổi đều hiểu những câu châm biếm là hoàn toàn nghiêm túc, cho dù chúng chỉ mang ý trêu đùa. Những kết quả tìm thấy có thể giúp các nhà tâm lý học, cũng như những bậc cha mẹ, hiểu được phản ứng của trẻ em khi bị trêu hoặc bắt nạt, để có thể xử sự với chúng một cách thích hợp hơn.
Kết luận như trên là sai hoàn toàn ( sai vì thiếu sót) bác lightblue ạ Nếu xét THẬT CHÍNH XÁC VÀ KHOA HỌC thì phải nêu RÕ 3 trường hợp sau : 1- Khối gỗ có trọng lượng riêng lớn hơn nước Lúc này khôí gỗ chìm hẳn trong thùng nước và thùng có khối gỗ sẽ nặng hơn thùng kia . 2- Khối gỗ có trọng lượng riêng đúng bằng trọng lượng riêng của nước Khi đó khối gỗ chìm lơ lửng trong thùng nước ( không nhô một tí nào lên trên bề mặt nước ) , lúc này cân mới THỰC SỰ ở vị trí CÂN BẰNG . 3-Khối gỗ có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ( tức khối gỗ có phần chìm lẫn phần nổi ) Lúc này lại phải tiếp tục chia ra làm HAI TRƯỜNG HỢP cụ thể a và b a. Đo trong môi trường chân không : ( không tồn tại lực archimède của không khí ) Cân cũng cân bằng b. Đo trong môi trường không khí phải tính đến lực Archimède của khối khí bị chiếm chỗ do phần nổi của khúc gỗ ) Cân sẽ lệch về phiá ...thùng nước , lệch với trị số rất nhỏ mắt thường khó thấy ( lệch do lực archimède đẩy thùng có chứa khúc gỗ lên , trị số lực đẩy này chính bằng trọng lượng của phần không khí bị phần nổi của khúc gỗ chiếm chỗ ) Tóm lại câu hỏi tưởng đơn giản nhưng sẽ tạo nên 4 trường hợp tổng quát 1 , 2 , 3a và 3 b . Hai trường hợp cân lệch và hai trường hợp cân cân bằng . Nếu theo sát đề bài " khúc gỗ nổi lên trên mặt nước " thì cũng đã tạo ra hai trường hợp 3a và 3b . Các kiến thức vật lý bình dân thời trước thường dừng lại ở những kết luận quá đơn giản và thiếu chính xác kiểu cuốn " Vật Lý Vui " của Perenman hay "10 vạn câu hỏi tại sao "... Ngày nay học sinh được tiếp cận với nhiều thông tin hơn nên kiến thức cũng cần hiệu chỉnh lại chính xác hơn để tránh ngộ nhận . Nhân tiện cũng xin nêu bài toán đố vui : Theo các bạn một tấn sắt với một tấn gỗ cái nào nặng hơn ?
Đúng là ở đây người ta chỉ xét đơn thuần về thể tích bị chiếm chỗ như nhau (theo Archimède) mà chưa chú ý đến khối lượng riêng! Tui trả lời câu hỏi của bác bằng 1 câu hỏi ngược lại: 1 tấn sắt với 1 tấn bông gòn, 1 tấn nào nặng hơn?!
Tui chỉ tìm được thông tin thế này thôi. (có lẽ là bác Lelam tìm hiểu cho vợ?!) Khoảng phân nửa phụ nữ mang thai mắc chứng buồn nôn và ói, gọi là "ốm nghén". Một vài phụ nữ buồn nôn khi thấy hoặc ngửi mùi thức ăn, đặc biệt mùi thức ăn đang nấu, những người khác cảm thấy đau dạ dày mỗi khi thức dậy, họ thường ăn bánh snach (như bánh quy giòn) cứ hai hoặc ba giờ họ ăn một lần giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Cần tránh các thức ăn chiên có mỡ và các loại thức ăn khó tiêu. Phần lớn chứng ốm nghén sẽ qua đi và biến mất vào đầu tháng tư, điều quan trọng là không nên dùng các loại thuốc như kháng acid để điều trị chứng đau dạ dày, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Tùy theo cơ địa mà mỗi người có một kiểu nghén khác nhau. Chẳng hạn, có người không chịu được mùi thức ǎn, người lại thấy buồn nôn khi đói hay uống nước... Thông thường triệu chứng xảy ra vào khoảng từ 5-10 tuần sau khi có thai và sẽ hết sau khi thai được khoảng 16 tuần. Bạn hãy khắc phục bằng cách chọn những thức ǎn hợp khẩu vị và cũng đừng lo lắng quá vì giai đoạn này chưa cần quan tâm nhiều đến dinh dưỡng cho thai nghén. Chứng bệnh dạ dày thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Các chuyên gia nói rằng đa số phụ nữ có thai đều trải qua thời kỳ này khi thức ăn không xuống được phía dưới. Họ cảm thấy như mình có thể bị ốm bất cứ khi nào. Buồn nôn và nôn thường xảy ra đồng thời vào buổi sáng. Nhiều phụ nữ có thai sợ phải dùng thuốc. Họ lo lắng về tác dụng có hại của thuốc đối với em bé của mình. Bởi vậy, nhiều phụ nữ đã dùng các chế phẩm từ gừng như là một phương thức điều trị đối với các chứng bệnh dạ dày. Mới đây một nghiên cứu nhỏ ở Australia đã bổ sung bằng chứng mới về hiệu quả của gừng. Nhóm nghiên cứu đã so sánh gừng với vitamin B6 (một loại thuốc mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ có thai nên dùng để trị chứng bệnh dạ dày), tiến hành nghiên cứu gần 300 phụ nữ có thai dưới 16 tuần và có các triệu chứng buồn nôn và nôn. Tất cả các phụ nữ đều được dùng 3 viên thuốc mỗi ngày. Họ không được biết những viên thuốc này chứa gừng hay vitamin. Những phụ nữ dùng viên gừng nhận được hàm lượng gừng là 1,05g mỗi ngày. Những phụ nữ khác nhận được 75mg vitamin B6 mỗi ngày. Sau 3 tuần các kết quả được so sánh với nhau: một nửa số phụ nữ ở cả hai nhóm đã thông báo rằng có sự giảm triệu chứng nôn và buồn nôn. Như vậy, gừng và vitamin B6 đã có hiệu quả như nhau và không có bằng chứng nào về những ảnh hưởng xấu của cả hai loại thuốc này. Qua nghiên cứu các tác giả đã chỉ ra rằng gừng có tác dụng tốt giúp cho phụ nữ có thai chống đỡ được với buồn nôn và nôn.
Nói tiếp về sức khỏe [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có khoảng 50 bệnh gây triệu chứng đau đầu, trong đó có những loại bệnh thông thường, có thể giải quyết đơn giản bằng vài viên thuốc giảm đau chống viêm. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đặc biệt quan trọng, phải xác định sớm nguyên nhân và điều trị triệt để như sau một chấn thương vùng sọ não, do cơn cao huyết áp đột biến hoặc khi đã có sẵn các bệnh: - Cao huyết áp (đau đầu thường kèm theo tim đập hồi hộp, ra mồ hôi, choáng váng, lo lắng...) - Cơn thiên đầu thống (glôcôm) do tăng nhãn áp (đau nửa đầu, cảm giác nhãn cầu bên đau như căng phồng lên và có quầng xanh đỏ trước mắt). - Bệnh viêm màng não cấp (đau đầu có kèm theo triệu chứng sốt, nôn, cứng gáy...). Ngoài ra, các triệu chứng đau đầu thường gặp do các nguyên nhân sau: - Do mắt: Khi thị lực không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh không chuẩn xác do các khuyết tật của mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị...). - Đau đầu xảy ra sau khi xem ti vi hoặc làm việc với máy vi tính quá lâu, đau tập trung chủ yếu quanh hố mắt và có thể lan ra phía sau đầu. - Viêm xoang: Có thể gây đau đầu ở vị trí trán, nơi giao nhau của hai cung lông mày hoặc hai gò má, thường kèm theo triệu chứng viêm nhiễm, tiết dịch... - Viêm ngà răng, viêm lợi, viêm tuỷ, viêm khớp thái dương hàm gây đau đầu khu trú giữa gò má và tai. - Do cột sống cổ: Đau đầu thường tập trung ở vùng gáy và cổ. Phương pháp xoa nắn vùng cổ có thể giảm đau, nhưng trước đó phải được thăm khám, chụp phim cột sống cổ để loại trừ một số bệnh của cột sống cổ có chống chỉ định tuyệt đối với động tác xoa nắn (lao đốt sống cổ, ung thư đốt sống cổ...). - Đau thần kinh mặt (còn gọi là đau thần kinh tam thoa) với cơn đau xảy ra từng đợt như điện giật ở một phía bên mặt, có thể khởi phát khi nhai, tiếp xúc với nước lạnh, bị gió lùa... - Do căng thẳng thần kinh- cơ, xảy ra ở 50% trường hợp đau đầu. Triệu chứng đau lan toả, đôi khi tập trung vào vùng gáy, thường xảy ra sau các chấn thương tình cảm. - Do bệnh migraine, gặp nhiều ở phụ nữ, có liên quan tới yếu tố gia đình. - Một triệu chứng của bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc virus như sổ mũi mùa, viêm mũi hầu, cúm. Đau đầu trong trường hợp này có thể dịu đi bằng các thuốc giảm đau thông thường, nhưng chỉ có thể khỏi hẳn sau khi đã tìm và điều trị nguyên nhân. - Do không đáp ứng với một loại thuốc điều trị nào đó, mà thường khi ngừng thuốc thì đau cũng hết. Như vậy, đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên việc điều trị cũng có thể khác nhau. Ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, có khi phải dùng đến các loại thuốc điều trị nguyên nhân.[/FONT]
Một tấn sắt và một tấn gỗ , 1 tấn nào nặng hơn ? Tui trả lời câu hỏi của bác bằng 1 câu hỏi ngược lại: 1 tấn sắt với 1 tấn bông gòn, 1 tấn nào nặng hơn?! ===================== Hai câu hỏi tương đương , mời các bác trả lời
Vì sao đêm mùa hè có nhiều sao hơn đêm mùa đông? Dải sáng ở giữa là mặt phẳng của Milky Way, với số lượng các sao dày dặc ở trung tâm. Những đêm hè trời quang, nhìn lên bầu trời chúng ta sẽ thấy chi chít các vì sao và rành rành là nhiều hơn hẳn so với đêm mùa đông. Tại sao vậy? Lý do là mùa hè chúng ta đứng ở gần trung tâm ngân hà, nơi có nhiều sao nhất, còn mùa đông, trái đất của chúng ta đứng ở rìa ngân hà, nơi có ít sao hơn. Trong hệ ngân hà của chúng ta (Milky Way) có khoảng 100 tỷ sao và chủ yếu phân bố trong một chiếc “bánh tròn”. Phần giữa chiếc bánh này hơi dầy hơn chung quanh. Ánh sáng đi từ phía mép “bánh” bên này đến phía bên kia phải mất 10 vạn năm ánh sáng, đi từ mặt trên xuống mặt dưới bánh cũng phải mất 1 vạn năm ánh sáng. Mùa hè, chúng ta ở gần trung tâm ngân hà, nên ban đêm thấy nhiều sao hơn. Mùa đông, chúng ta ở về phía đối diện, nhìn thấy ít sao hơn.Mặt trời và những hành tinh láng giềng của hệ mặt trời đều nằm trong hệ ngân hà. Hầu hết những sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường cũng đều nằm trong đó. Nếu mặt trời nằm giữa hệ thì dù chúng ta nhìn từ phía nào cũng thấy số lượng sao trên trời nhiều như nhau. Thế nhưng hệ mặt trời cách trung tâm hệ ngân hà khoảng 3 vạn năm ánh sáng. Khi chúng ta nhìn về phía trung tâm ngân hà sẽ thấy ở khu vực đó dày đặc các vì sao. Ngược lại, nếu nhìn về phía đối diện trung tâm ngân hà sẽ chỉ nhìn thấy một số ít sao trong một phần của hệ. Trái đất không ngừng quay quanh mặt trời. Về mùa hè trái đất chuyển động đến khu vực giữa mặt trời và hệ ngân hà gọi là Đới ngân hà. Đới ngân hà là khu vực chủ yếu của hệ ngân hà, tập trung nhiều sao của hệ. Bầu trời đêm hè chúng ta nhìn thấy chính là Đới ngân hà dày đặc các vì sao. Về mùa đông và các mùa khác, khu vực Đới ngân hà nằm về phía trái đất đang ở ban ngày, nên rất khó nhìn thấy. Còn ở mặt kia của trái đất (vùng đang là đêm) sẽ không thể nhìn thấy nó.