Thông tin về mã vạch cho VDG Mã số mã vạch của hàng hoá Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Mã số của hàng hoá có các tính chất sau: - Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. - Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá. Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau: - Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada. - Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International) Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8) Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải + Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu + Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số + Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp + Số cuối cùng là số kiểm tra Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo. Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào. Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên. Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số. Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau: + Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13 + Bốn số sau là mã mặt hàng + Số cuối cùng là số kiểm tra Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp. Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được. Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm. Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. Mã vạch EAN có những tính chất sau đây: Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số) Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã. Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm. Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm. Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm? Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.
Lại... mã vạch EAN là gì ? Từ đầu thập kỷ 70, một Tổ chức quốc tế về MSMV vật phẩm đã được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy việc áp dụng một giải pháp toàn cầu: sử dụng hệ thống đánh số duy nhất (unique) trên cơ sở MSMV nhằm thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin điện tử có hiệu quả, hoà nhập được các bên thương mại trong chuỗi cung cấp (suply chain) để có được ngôn ngữ thương mại chung trong toàn cầu và quản lý xã hội có hiệu quả. Đến nay, tổ chức này đã có tới 95 nước quốc gia thành viên và có tên là EAN quốc tế (EAN International). Về Tổ chức EAN quốc tế 1. Khái quát Tổ chức EAN quốc tế được thành lập năm 1977 trên cơ sở Hội Mã số vật phẩm Châu Âu EAN (European Article Numbering), sau đó đã phát triển thành một tổ chức quốc tế với các đặc điểm sau: Mục đích: ứng dụng mã số mã vạch EAN trong toàn cầu để xúc tiến mậu dịch quốc tế, có nghĩa là tất cả các khâu của chuỗi cung cấp : từ người cung cấp, bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng, đều sử dụng ngôn ngữ thương mại chung là mã số mã vạch (viết tắt là MSMV). Tính chất : là tổ chức phi lợi nhuận (non-profit), hoạt động chủ yếu dựa trên phí đóng góp của các quốc gia thành viên (gồm phí gia nhập và niên phí). Phương thức hoạt động chính: là nghiên cứu, liên lạc, đàm phán và triển khai đưa vào áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về MSMV và thống nhất các hoạt động mà các tổ chức quốc gia thành viên thực hiện. Nhiệm vụ chính: hoạch định chiến lược toàn cầu để MSMV đáp ứng nhu cầu người sử dụng trên toàn thế giới; xây dựng và tổ chức áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về MSMV; đưa các tiêu chuẩn và qui định ứng dụng vào các nước thành viên, giúp các thành viên từng bước áp dụng MSMV của EAN vào tất cả các ngành kinh tế; hỗ trợ các thành viên sử dụng MSMV như ngôn ngữ quốc tế trong thương mại điện tử; phát triển thành viên và thúc đẩy công nghệ MSMV phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của EAN - Quốc tế được nêu trong sơ đồ dới đây : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EAN - quốc tế Theo sơ đồ : Đại hội toàn thể (General Assembly) mỗi năm họp một lần (vào tháng 5), luân phiên ở các nước khác nhau, để quyết định các chính sách; nghe báo cáo hoạt động và thu chi hàng năm; dự kiến kế hoạch hoạt động và dự toán của năm tài chính tiếp theo; kết nạp thành viên mới và bầu cử (nếu cần). Ban quản lý (Management Board) : Có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động kỹ thuật của EAN quốc tế; chuẩn bị cho hoạt động cho Đại hội toàn thể (GA). MB phải thành lập các ban kỹ thuật và chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ và công việc được giao. Cơ quan đầu não ( HO) và các cán bộ điều hành (CEO) : Là cơ quan thường trực của EAN - Quốc tế, có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của EAN - Quốc tế. CEO chịu trách nhiệm quản lý HO. CEO là thành viên không tuyển cử và không bỏ phiếu của MB, do MB chỉ định. CEO được nhân viên của HO trợ giúp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với MB về các phát minh chiến lựợc, chỉ đạo về mặt kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn và marketing. Hội nghị các nhà quản lý tổ chức thành viên (Member Organization Manager's Meeting MOMM & RMOMM) : Họp hai lần một năm (kể cả hội nghị theo khu vực RMOMM), tư vấn kỹ thuật và đề ra phơng hướng cho MB của EAN - Quốc tế. Dới sự điều hành của MB hiện có các ban kỹ thuật và chuyên ngành sau: Ban hệ thống kỹ thuật (TSC - Technical System Committee) : Họp 4 lần trong 1 năm. Nhiệm vụ chính của TSC là biên soạn các tiêu chuẩn liên quan đến mã số mã vạch cho nhận dạng sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và thúc đẩy ứng dụng công nghệ MSMV trong thương mại. Ban hệ thống thông tin (CSC - Communication System Committee), họp 4 lần một năm, có nhiệm vụ soạn thảo các phần mềm tiêu chuẩn cho những giao dịch thương mại, trao đổi thông tin từ máy tính đến máy tính (EDI - Electronic Data Interchange và EAN/COM - Standards - Communication Standards). Ban tiêu chuẩn ứng dụng dữ liệu Quốc tế (IDASC - International Data Application Standards Committee), họp hai lần một năm, phối hợp với tổ chức UCC để quốc tế hoá ngôn ngữ MSMV và hỗ trợ áp dụng MSMV trong thương mại điện tử toàn cầu. 3. Điều kiện và lợi ích khi gia nhập EAN Quốc tế a) Một tổ chức MSMV quốc gia, muốn trở thành thành viên của EAN - Quốc tế phải đạt những điều kiện sau : Có đủ tư cách pháp nhân; Bảo vệ quyền lợi về MSMV cho cả bên cung cấp và phân phối thuộc quốc gia thành viên; Đại diện duy nhất về MSMV cho quốc gia; Đưa vào áp dụng và góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn của EAN - Quốc tế trong quốc gia; Có khả năng đảm đương vị trí là Tổ chức mã số EAN duy nhất được công nhận trên lãnh thổ. b) Lợi ích của việc gia nhập EAN - Quốc tế nh sau : Được cấp mã quốc gia để thành lập và quản lý thống nhất ngân hàng mã số quốc gia; Có được hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về MSMV để áp dụng trong các lĩnh vực phân phối, bán hàng,kiểm tra thông tin, quản lý... Các doanh nghiệp thành viên có được hệ thống tiêu chuẩn đưa năng về phân định hàng hoá và dịch vụ và trao đổi dữ liệu thông tin; Người tiêu dùng được phục vụ nhanh chóng; Các yêu cầu thông tin sẽ được quốc tế đáp ứng. Có thể trao đổi tiếp thu kinh nghiệm của các thành viên khác; Được quốc tế hỗ trợ để cung cấp kỹ thuật MSMV cho các thành viên EAN Quốc gia bằng ngôn ngữ quốc gia và được giúp đỡ đào tạo về kỹ thuật và quản lý mã số mã vạch EAN Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và Việt nam về MSMV 1. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: Qua hơn 20 năm hoạt động, EAN Quốc tế đã xây dựng và phổ biến áp dụng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật EAN trên toàn thế giới gồm các phần sau : Mã vật phẩm: EAN-13, EAN-8, EAN-14; Mã vạch: EAN-13, ITF14; 128 và một số mã khác; Mã địa điểm EAN; Mã Côngtainơ và seri vận chuyển EAN và mã cho tài sản vận chuyển; Nhãn thùng hàng EAN; Bộ tiêu chuẩn trao đổi thông tin EAN COM. Tính đến nay đã có 825.000 cơ sở sử dụng mã số mã vạch trên thế giới. Xem sơ đồ phát triển của EAN quốc tế dới đây: 2. Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành về MSMV: Số TT Số hiệu TCVN Tên tiêu chuẩn 6382:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN-VN 13) - Yêu cầu kĩ thuật 6383:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 8 chữ số (EAN-VN 8) - Yêu cầu kĩ thuật 6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã UPC-A - Yêu cầu kĩ thuật 6512:1999 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số đơn vị gửi đi - Yêu cầu kĩ thuật 6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch ITF - Yêu cầu kĩ thuật 6939:2000 Mã số vật phẩm - Mã số tiêu chuẩn 13 chữ số - (EAN-VN 13) - Yêu cầu kĩ thuật 6940:2000 Mã số vật phẩm - Mã số tiêu chuẩn 8 chữ số - (EAN-VN 8) - Yêu cầu kĩ thuật 6754:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Số phân định ứng dụng EAN.UCC 6755:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch EAN.UCC 128 - Qui định kĩ thuật 6756:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số mã vạch EAN cho sách và xuất bản phẩm nhiều kì - Qui định kĩ thuật MSMV - công cụ hữu hiệu cho hoạt động quản lý 1. Tính ưu việt Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng tự động. Mã số mã vạch EAN là loại MSMV do tổ chức EAN quốc tế tiêu chuẩn hoá để áp dụng chung trong tất cả các nước công nhận hệ thống EAN và tham gia là thành viên. MSMV được áp dụng rộng rãi vì nó đem lại các lợi ích sau: Hiệu suất: nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc; Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản, MSMV cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ thay thế "nhập" và "truy cập" dữ liệu bằng tay, do đó cho "kết quả" chính xác, không nhầm lẫn. Thông tin nhanh: MSMV giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, phục vụ các nhà kinh doanh và quản lý để có thể có những quyết định đúng đắn và đúng thời điểm trong kinh doanh và quản lý. Thoả mãn khách hàng : do tính hiệu suất, chính xác và thông tin nhanh, MSMV giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lợng hàng, chủng loại, về chất lợng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu... 2. Vũ khí cạnh tranh trong kinh doanh Do có những tính u việt nêu trên, MSMV EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong "chuỗi cung cấp" quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, MSMV là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các thông điệp về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại... Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu. Do đáp ứng yêu cầu khách hàng, MSMV có thể tạo điều kiện tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mã vạch... tiếp theo và hết Hiện nay tất cả các loại hàng hóa từ những vật nhỏ nhất như lọ nước hoa, bánh xà phòng, quần áo, ti vi, tủ lạnh đến cả máy móc thiết bị, công-ten-nơ chở hàng, sản xuất ở tất cả các nước (trừ một số rất ít nước đang phát triển) đều có ghi mã số và mã vạch. Năm 1993, một số đoàn đại biểu của Viện tiêu chuẩn và phân loại mã hóa thông tin (Trung tâm mã số vật phẩm) Trung Quốc sang Việt Nam và đặt vấn đề giúp đỡ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Viện tiêu chuẩn Việt Nam trong thời gian qua đã liên lạc với các cơ quan về mã số - mã vạch của các quốc gia: New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản ... và một số tổ chức quốc tế (Tổ chức người tiêu dùng - IOCU) và đặc biệt là tổ chức EAN - INTERNATIONAL, đề nghị giúp đỡ để sớm thành lập tổ chức EAN - Việt Nam. I. VÀI NÉT LỊCH SỬ Việc nghiên cứu phát minh ra mã vạch bắt đầu từ nước Mỹ vào năm 1949. Người đầu tiên phát minh ra mã vạch là ông N. Jwod Landa. Năm 1960, Sylvania đã phát minh ký hiệu mã vạch toa xe lửa trong thời đại phát triển của tự động hóa, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật thông tin. Tuy nhiên mãi đến năm 1970, Ủy ban thực phẩm Mỹ là cơ quan đầu tiên ứng dụng vào bán hàng hóa thực phẩm đã đưa máy quét và máy thu tiền kết hợp, do đó giảm bớt được nhân viên, quyết toán nhanh và tránh được thiếu sót, tăng thêm lợi ích cho xã hội và đã thu được thành công lớn. Năm 1973, Hiệp hội công nghiệp tạp hóa thực phẩm Mỹ thống nhật thành lập hiệp hội UCC (Uniform Code Council) bao gồm hệ thống các nhà quản lý mã số - mã vạch của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý thông tin. Đây là một tổ chức phi doanh lợi có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát mã số, cung cấp thông tin và điều lệ của UCC, phổ biến áp dụng mã UPC (Universal Product Code) chủ yếu ở Mỹ và Canada. [FONT="] Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp của 12 nước châu Âu đã thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống mã số vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất cho châu Âu, tương tự như UPC của Mỹ. Kết quả là một hệ thống mã số của châu Âu được thiết lập trên cơ sở UPC và gọi là EAN (European Article Numbering). [/FONT] [FONT="] Tháng 2.1977, Hội EAN chính thức được thành lập, mang tính chất một hội quốc tế phi doanh lợi theo luật của Bỉ và do Bỉ làm tổng thư ký. Mục đích chính của hội là: phát triển tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế. [/FONT] [FONT="] Mục đích của hội EAN nhanh chóng được các tổ chức thành viên ủng hộ và ngày càng mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu tới các châu lục khác. Do đó đến năm 1992 tên của tổ chức được đổi thành "EAN - quốc tế"[/FONT][FONT="] (EAN - INTERNATIONAL). Hiện nay EAN - Quốc tế có 56 thành viên đại diện cho các tổ chức EAN - Quốc gia của 63 nước. Các tổ chức này hỗ trợ và thông tin đầy đủ về mã số - mã vạch của EAN cho các công ty, xí nghiệp là thành viên trong nước mình. [/FONT] II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG [FONT="] EAN - Quốc tế hoạt động theo điều lệ được thiết lập trong khuôn khổ điều luật của Bỉ. Quy chế hoặc điều lệ hoạt động của EAN - Quốc gia phải thể hiện là một tổ chức phi doanh lợi, đại diện cho các nhà sản xuất và thương mại, có chuyên gia quản lý, phát triển tiêu chuẩn của EAN - Quốc tế và nguồn tài chính cần đề đạt (thường là từ phía gia nhập và phí hàng năm của các thành viên trong tổ chức của mình). [/FONT] [FONT="] Vai trò chính của tổ chức EAN - Quốc gia là quản lý mã số quốc gia, quy định thống nhất số của nhà sản xuất cho các công ty, nhà máy và đại diện cho quốc gia tại tổ chức EAN - Quốc tế. Khi EAN - Quốc gia được quốc tế công nhận sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia như: có được hệ thống tiêu chuẩn EAN - Quốc tế trong nước để áp dụng rộng rãi, tiếp thu được kinh nghiệm của các nước thành viên khác, các yêu cầu quốc gia được Ban thư ký của EAN - Quốc tế giải quyết nhanh chóng, các công ty, xí nghiệp có được hệ thống tiêu chuẩn đa năng về nhận biết hàng hóa và thông tin nhanh chóng; người tiêu dùng được phục vụ nhanh chóng, hạn chế sai sót khi đọc giá. [/FONT] III. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN EAN [FONT="] Thông tin có hiệu quả là chìa khóa thành công trong thương mại. Hệ thống tiêu chuẩn của EAN về nhận biết quốc tế đối với sản phẩm, dịch vụ và địa điểm cho phép các nhà công nghiệp và kinh doanh trao đổi thông tin một cách chắc chắn. [/FONT] [FONT="] Các tiêu chuẩn của EAN - Quốc tế gồm có: [/FONT] [FONT="] * Tiêu chuẩn phân định hàng hóa, dịch vụ và địa điểm. [/FONT] [FONT="] * Tiêu chuẩn mã số bổ sung để thông tin các dữ liệu. [/FONT] [FONT="] * Các mẫu mã vạch tiêu chuẩn cho phép lấy tự động, chính xác các dữ liệu phân định và dữ liệu bổ sung. [/FONT] [FONT="] * Mẫu tiêu chuẩn cho giao dịch thương mại được thông tin từ máy tính đến máy tính. [/FONT] [FONT="] Các tiêu chẩn của EAN - Quốc tế được áp dụng không những trong thương mại và công nghiệp để nhận biết hàng tiêu dùng, mà còn trong quản lý các sản phẩm sách, hàng dệt, chăm sóc sức khỏe, tự động hóa v.v... Các ký hiệu mã vạch đã được thiết kế và tiêu chuẩn hóa để áp dụng trong EAN: [/FONT] [FONT="] - EAN (EAN - 8, EAN - 13) [/FONT] [FONT="] - ITF - 14 [/FONT] [FONT="] - UCC/EAN - 128 [/FONT] IV. MÃ SỐ - MÃ VẠCH 1. Mã số hàng hóa là một phương pháp để phân định hàng hóa áp dụng trong quá trình luân chuyển từ người sản xuất qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Giống như thẻ căn cước giúp ta phân biệt được những người khác nhau thì mã số của hàng hóa là thẻ căn cước của hàng hóa giúp ta phân biệt được các loại hàng hóa. 2. Mã vạch [FONT="] là một nhóm các vạch đi kèm theo mã số dùng để thể hiện các con số dưới dạng ký hiệu, giúp cho các máy quét laser (scanner) có thể ?đọc? được các con số này. Các máy quét lại được nối với máy tính làm trung tâm lưu trữ thông tin và hàng hóa: giá cả, số lượng hàng trong kho, số lượng bán ra. Khi các loại hàng hóa đều có mã số - mã vạch thì các máy quét có thể lưu trữ, tính toán mọi số liệu về chúng một cách chính xác và rất nhanh chóng. [/FONT] [FONT="] Tất cả các loại hàng hóa bán ở thị trường EU và Bắc Mỹ đều có mã số và mã vạch. [/FONT] 3. Nguyên tắc chung về ghi mã số và lập mã vạch [FONT="] là sử dụng một dãy các con số gồm từ 8 đến 13 hoặc 14 con số để đánh số hàng hóa, dãy số này chia thành các nhóm biểu thị xuất xứ hàng hóa: nơi sản xuất, công ty sản xuất, loại hàng hóa, các đặc điểm khác biệt của hàng hóa như kích thước, màu sắc, các kiểu dáng cải tiến, các cách bao gói... Mỗi loại hàng hóa được đặc trưng bởi một dãy các con số và mỗi dãy con số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. [/FONT] [FONT="] Mã vạch dùng để thể hiện các con số, mỗi con số được thể hiện bằng một nhóm các vạch rộng hẹp khác nhau, có từ 1 đến 3 phương án khác nhau tùy theo vị trí con số trong dãy và tùy theo hệ mã vạch. [/FONT] 4. Các loại mã vạch thông dụng [FONT="] - Mã vạch UPC:[/FONT] là một trong những loại được sử dụng sớm nhất, do Hội mã sản phẩm đa năng (Universal Product Code Association) của Mỹ lập ra chủ yếu dùng ở Mỹ và Canada. Mã UPC lại chia thành nhiều loại UPC-A, UPC-B, UPC-D và UPC-E, sử dụng dãy số gồm 6, 12 hoặc 14 con số. [FONT="] - Mã vạch EAN:[/FONT] là mã vạch do Hội mã số hàng hóa châu Ấu (European Article Numbering Association) lập ra. Hiện nay mã vạch EAN được phổ biến trên toàn thế giới. Có hai loại mã vạch EAN: EAN-13 và EAN-8. EAN-13 gồm 13 con số: 3 con số đầu là mã số quốc gia, 4 số tiếp theo là mã số công ty, 5 số sau là mã số của sản phẩm, cuối cùng là con số kiểm tra, con số này được tính từ giá trị của tất cả các con số đứng trước nó. Trong mã EAN, mỗi con số được thể hiện bằng 3 phương án khác nhau tùy theo vị trí của nó trong dãy số. [FONT="] - Mã vạch 3-9[/FONT][FONT="]: là mã vạch do Công ty Intermec đưa ra sử dụng từ năm 1974. Hệ thống mã vạch này có thể thể hiện các con số từ 0 đến 9, các chữ cái từ A đến Z và các ký hiệu. Mỗi con số hoặc chữ cái được thể hiện bằng một phương án[FONT="]. [/FONT][/FONT] [FONT="] - Mã vạch 2-5[/FONT][FONT="]: mỗi con số được thể hiện bởi một nhóm 2 vạch rộng và 3 gạch hẹp, khoảng cách giữa các vạch không có ý nghĩa thông tin. [/FONT] [FONT="] Trước đây các thiết bị dùng trong hệ nào chỉ sử dụng cho hệ đó. Hiện nay, các thiết bị EAN có thể đọc được UPC và một số loại thiết bị UPC có thể đọc được EAN. [/FONT] [FONT="] Mã số và mã vạch không những được dùng để phân định hàng hóa mà còn ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau: quản lý hộ khẩu, xuất nhập cảnh, hồ sơ bệnh nhân, tài liệu lưu trữ EAN - Quốc tế đã dẫn đầu cho một giải pháp toàn cầu nhờ hệ thống đánh số đơn lẻ và hệ thông tin điện tử. Lợi ích của hệ thống này đã được chứng minh: việc cốt lõi là thành lập một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả, hòa nhập được các bên thương mại trong mạng lưới cung cấp (từ nhà sản xuất đến bán buôn, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng cuối cùng), để có ngôn ngữ chung cho thương mại toàn cầu và quản lý xã hội có hiệu quả. [/FONT]Chi cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng Lâm Đồng
Bằng cách nào các hành tinh có vành sáng? Vành sáng rộng bản quanh Thổ tinh. Kể từ khi Galileo quan sát thấy chúng lần đầu tiên vào năm 1610, các vòng tròn sáng rực quanh sao Thổ vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Ban đầu, Galileo cho rằng sao Thổ là hành tinh bộ ba, vì ông chỉ có thể phân biệt được hai đốm sáng bất thường ở hai bên của hành tinh này. Đến năm 1655, Christian Huygens giả định rằng các đốm sáng đó thực ra là một hệ thống các vòng dẹt quay quanh xích đạo của Thổ tinh. Ngày nay, chúng ta biết rằng những vòng sáng như thế xuất hiện ở cả 4 hành tinh khí khổng lồ trong hệ mặt trời: sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Trong đó, chỉ có vành sáng của sao Thổ là có thể nhìn rõ từ trái đất. Tương phản với vẻ bề ngoài, chúng thực ra không phải là các vành sáng hay đĩa sáng cứng rắn. Đó chỉ là tập hợp của vô số các mảnh, cục bằng băng, đá và bụi. Đối với vành sáng rực rỡ của sao Thổ, vì chứa nhiều băng hơn, nên nó phản xạ ánh sáng tốt hơn. Còn vành sáng của các hành tinh khác chủ yếu chứa bụi, chúng sẫm màu và không phải xạ nhiều ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, trong khi vành sáng của sao Thổ rất rộng, thì các hành tinh khác chỉ có những "vành khăn" rất mỏng. Vành sáng mỏng mảnh quanh sao Thiên Vương, Vành sáng của sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương có thể đã hình thành khi sao băng va chạm vào các vệ tinh bé nhỏ nằm sát bên trong hành tinh mẹ. Bụi và các mảnh vụn đất đá bị bốc khỏi bề mặt các vệ tinh, tiếp tục quay trong nhiều năm, rồi tập hợp lại thành các vành bụi đá này. Riêng với sao Thổ, có lẽ đã xảy ra một vụ va chạm lớn giữa thiên thạch với một vệ tinh băng nằm sát cạnh hành tinh, làm bắn ra các mảnh vụn, rồi quy tụ lại thành vành sáng. Như thế, ta có thể tưởng tượng rằng trái đất cũng đang tạo nên các vòng sáng của riêng mình, bằng cách thu hút các mảnh vụn và rác thải từ các vệ tinh vũ trụ và các tên lửa cũ. Mặc dù các vành sáng rất rộng, nhưng khối lượng của chúng hầu như không đáng kể so với các hành tinh. Và cuối cùng, sau nhiều năm xoay vần "mệt nhoài", các vật liệu trong vành sáng cũng rơi vào bầu khí quyển của hành tinh, bốc cháy sáng rực và tạo thành các "mũi tên sao".
Mã vạch ( barcode) sắp kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình rồi , khoảng 3- 5 năm nữa ngươì ta sẽ chỉ còn nghe nói đến RFID mà thôi .( công nghệ xuất sắc hơn hẳn barcode ) Barcode sẽ đi vào dĩ vãng giống như băng cassette so với CD vậy . Bên Đức hiện nay đã có hệ thống siêu thị sử dụng RFID rồi .
Rfid Chip RFID sẽ là xu hướng chủ đạo của năm nay Chip RFID có thể được cài trong những vật dụng nhỏ nhất. Hãng IDC dự báo 2004 sẽ là một năm quan trọng đối với việc áp dụng trên quy mô lớn thiết bị thu phát sóng radio siêu nhỏ sau một thời gian dài là tâm điểm tranh cãi. Các nhà sản xuất và phân phối đang nỗ lực đáp ứng những quy định nghiêm ngặt về an ninh và quyền cá nhân để công nghệ này đi vào đời sống. Các chuyên gia của công ty khảo sát này cho rằng chi tiêu vào RFID (Radio Frequency Identification) trong các tổ hợp bán lẻ ở thị trường Mỹ sẽ tăng từ 91,5 triệu USD năm 2003 lên 1,3 tỷ USD năm 2008. Một nghiên cứu của IDC dự báo RFID sẽ chiếm phần lớn chi phí vào phần cứng, đạt 875 triệu USD vào 2007. Các dịch vụ liên quan đến công nghệ này cũng sẽ tăng nhanh, nhưng từ sau 2005 sẽ chậm lại và đạt khoảng 270 triệu USD vào 2007. Theo Christopher Boone, Giám đốc chương trình khảo sát công nghiệp của IDC, RFID sẽ được triển khai một cách có kiểm soát song song với việc các nhà sản xuất và bán lẻ dần làm quen với công nghệ này và khi chi phí của các loại thẻ và đầu đọc thẻ hạ bớt. Trong xu hướng áp dụng RFID vào những sản phẩm và dịch vụ để tăng cường khả năng theo dõi và quản lý hàng hóa, mới đây các sòng bạc ở Monte Carlo (Monaco) quyết định triển khai một loại chip radio do Công ty Chipco International (Mỹ) chế tạo. Song song với biện pháp hiện có là quay camera các bàn đánh bạc, công cụ mới sẽ góp phần tăng cường chống nạn gian lận cờ bạc, vốn là một trong những vấn đề khiến các casino đau đầu nhất. Không chỉ giúp các sòng bài kiểm tra xem những người đang thắng to trên xới bạc có chơi gian hay không, chip RFID còn cho phép họ xác định được những “con gà” máu me để khuyến khích chơi. Mặt khác, các thiết bị này cũng sẽ giúp nhà cái biết những ông khách nào quá “đỏ” không thể chọi lại được để còn liệu đường lịch sự mời họ nghỉ. Việc cài những thiết bị đọc thẻ RFID ở cửa ra vào của nhân viên cũng sẽ góp phần hạn chế bớt tình trạng thụt két và ăn cắp vặt trong nội bộ.
RFID more... Ghi nhận sau một chuyến đi Chỉ sau một thời gian ngắn nữa toà nhà thư viện mới của trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ được đưa vào hoạt động. Điều làm cho thư viện mới khác với thư viện cũ là nhiều khâu hoạt động của thư viện sẽ được điện tử hoá, bạn đọc sẽ tra cứu tài liệu trên máy, đọc tài liệu điện tử, và hiện đại hơn cả là hệ thống an ninh và quản lý sách RFID. Nhưng RFID là gì và việc ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện có những lợi ích gì so với các loại công nghệ khác? Với mục đích tìm hiểu về công nghệ RFID trong quản lý thư viện điện tử, trong thời gian từ 1 đến 10 tháng 8 năm 2005 đoàn cán bộ trường đại học Giao thông Vận tải dẫn đầu là Phó hiệu trưởng, tiến sỹ Trần Quốc Thịnh đã tới tham quan khảo sát học tập tại Trung tâm Thông tin – Thư viện của ba trường đại học lớn ở thành phố Bangkok, thủ đô Thái Lan, đó là trường đại học Thammasat, trường đại học Bangkok và trường đại học Chualalongkorn. Và sau đây là những ghi nhận của đoàn chúng tôi sau chuyến đi. 1. Thông tin về̀ RFID Chíp RFID RFID là tên gọi tắt của các từ tiếng Anh Radio Frequency Identification, nghĩa là nhận diện qua sóng vô tuyến. Đây là loại phương tiện để nhận diện người hoặc vật qua việc truyền sóng vô tuyến. Hệ thống thu dữ liệu nhận diện tự động không dây này rất chú trọng đến việc đọc và ghi thông tin mà không cần tiếp xúc và là một lọai công nghệ rất hiệu quả trong môi trường sản xuất cũng như các môi trường không thân thiện khác khi mã vạch không còn phát huy tác dụng được nữa. RFID đã tồn tại trên 20 năm và được sử dụng rộng rãi trong việc soát vé hay kiểm soát đầu vào. Trong những năm gần đây, công nghệ RFID được chú ý đặc biệt bởi một số nguyên nhân, đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự quan tâm ngày càng gia tăng đến an ninh, việc tự động hoá dây truyền cung ứng và đặc biệt là việc kiểm soát giá thành trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp hiện nay tiến bộ đáng kể nhờ việc sử dụng RFID trong những nơi tiêu thụ hàng hoá nhiều với số lượng lớn. Một hệ thống RFID có ba bộ phận cấu thành, đó là thẻ (tag), gồm chip kết nối với anten; đầu đọc RFID (reader) kết nối với máy tính và ăngten (antenna) kết nối với đầu đọc. Ưu điểm cơ bản của RFID là an toàn, chính xác và độ tin cậy cao. Thẻ RFID có thể được đọc hoặc ghi trong khoảng cách vài phút (1 phút = 0,3048 m) dù trong trạng thái động hay ở bất cứ hướng nào, bất chấp bụi bẩn, xuyên giữa các loại vật liệu như giấy, nhựa, bìa cát tông hay gỗ. Có lẽ điều rất quan trọng là nhiều thẻ RFID có thể được đọc hoặc ghi tự động cùng một lúc, trong khi mã vạch phải dùng đầu đọc đọc từng chiếc một. Thẻ RFID có thể bao gồm chức năng chống trộm như những chiếc thẻ chống trộm điện từ truyền thống và yếu tố an ninh của chúng có thể được trang bị tự động ngay. Và cuối cùng thẻ RFID có thể cùng tồn tại với bất cứ cơ sở hạ tầng an ninh điện từ nào, chúng liên kết được ưu điểm của hệ thống an ninh sẵn có và ưu điểm vượt trội của hệ thống RFID. Các ưu thế nổi trội của RFID so với mã vạch nói chung được tổng kết như sau: - Không cần định hướng tia chiếu - Có khả năng đọc vài chip đồng thời một lúc - Có thể đọc – ghi, đảm bảo tính linh hoạt đối với những gì đã được mã hoá - Có thể được gắn vào bất cứ loại vật dụng nào, kể cả CD, DVD và băng videocasette - Liên kết khả năng nhận diện và an ninh Với những khả năng đó, RFID đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý thư viện trong vài năm qua, khi thử thách đối với nhân viên thư viện là làm nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Riêng trong lĩnh vực quản lý thư viện, RFID khẳng định được ưu thế của mình nhờ hai chức năng: nhận diện và an ninh. Trong lĩnh vực thư viện, so với mã vạch RFID có những ưu điểm sau - Đọc - ghi thông tin - Không cần định hướng tia chiếu - Đọc 1 hoặc vài cuốn sách mỗi lần - Tốc độ đọc cao - Có khả năng chống trộm - Người sử dụng có thể lập trình - Quản lý giá sách - Phân loại sách tự động - Mượn sách tự động - Trả sách tự động - Kiểm kê sách nhanh chóng, dễ dàng mà không phải đóng cửa thư viện - Làm việc hiệu quả trong môi trường không thân thiện 2. Việc áp dụng RFID và công nghệ thông tin tại các trường đại học Thammasat, Chualalongkorn và Bangkok của Thái Lan Vì đã thống nhất chương trình làm việc với doàn, nên các trường đại học mà chúng tôi đến thăm đều tổ chức các cuộc gặp mặt rất chu đáo. Trung tâm TT - TV của các trường bạn đều rộng rãi, thoáng mát, hiện đại và có rất nhiều điều cho chúng tôi học tập. Trong số các trường đại học chúng tôi đến thăm, Thammasat và Chualalongkorn là các trường quốc gia, còn trường Bangkok là một trường tư nhân, nhưng tất cả đều là những trường đại học có chất lượng đào tạo cao và có uy tín ở Thái Lan. Hiểu được mục đích chuyến đi của chúng tôi nên ngoài việc mời chuyên gia để tổ chức Xeminar giới thiệu cho chúng tôi về RFID, phía bạn còn chuẩn bị sẵn một số sách cho chúng tôi trực tiếp dán chíp, nhập tin vào chip và chuyển sách xuống bộ phận lưu thông, giới thiệu quy trình mượn trả tự động, giới thiệu quy mô và hoạt động của thư viện... Thư viện của các trường này được thành lập ngay từ khi thành lập trường, nhưng việc tự động hoá thư viện cũng chỉ mới được bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, và việc áp dụng công nghệ RFID thực sự đem lại những hiệu quả to lớn trong quản lý và vận hành thư viện. Chỉ với 20 nhân viên, thư viện trường Thammasat khu Rangsit phục vụ từ 2500 đến 4000 lượt bạn đọc mỗi ngày. Các phòng học rộng rãi lúc nào cũng sạch sẽ ngăn nắp. Việc tự động hoá khâu mượn trả khiến công tác lưu thông luôn nhanh chóng, thông suốt và tiết kiệm nhân lực một cách đáng kể. Có lẽ vì vậy mà nụ cười lúc nào cũng túc trực trên môi các nhân viên thư viện trong các bộ đồng phục lịch sự trang nhã. Trường đại học Bangkok là một trường học rất hiện đại và được đầu tư rất quy mô, thư viện trường vẫn còn sử dụng mã vạch và chỉ mới đang có kế hoạch chuyển sang RFID, nhưng công nghệ thông tin là lĩnh vực được họ khai thác mạnh mẽ phục vụ cho công tác thư viện. Thư viện trường đã và đang dần dần chuyển từ một trung tâm thông tin sang trung tâm tri thức đa năng và khu vực thư viện đa năng, với mục đích trở thành một thư viện sống phục vụ học tập - giải trí. Trong khu vực thư viện, các sinh viên có thể thoả mãn nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, xem phim, nghe nhạc, chơi games hoặc thậm chí chat cùng bè bạn trên Internet. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà vẫn tiết kiệm được nguồn ngân sách, các thư viện đều có kế hoạch liên kết và chia sẻ nguồn thông tin với nhau. Thư viện trường Thammasat chia sẻ cơ sở dữ liệu điện tử với 24 trường khác. Thư viện trường Bangkok liên kết với 170 trường và viện trong lĩnh vực giáo dục trên cả nước, ngoài ra là thành viên trong hiệp hội thư viện, họ còn chia sẻ trên 4295 đầu sách và tạp chí điện tử. 3. Việc áp dụng RFID tại trường ĐHGTVT Trong các thư viện mà chúng tôi đã đến, mỗi thư viện chỉ có một cửa ra duy nhất, do đó chỉ cần một cổng an ninh duy nhất trong cả một toà nhà to. ở trường ta, do thư viện chỉ bố trí trên bốn tầng nên cần đến ba cổng an ninh bố trí trên ba tầng có phòng đọc mở. Trong các phòng đọc mở, các cuốn sách đều được dán chip và có thể kiểm kê sách tự động bằng đầu RFID. Cổng an ninh sẽ giám sát được đầu ra, không cho bạn đọc đem sách ra ngoài. Được biết, trước mắt Trung tâm TT – TV trường đã được trang bị hệ thống mượn tự động, nhưng chưa được trang bị hệ thống trả tự động. Thêm vào đó, các cuốn sách ở phòng mượn chưa được dán chíp, do đó việc mượn trả vẫn sẽ tiến hành theo phương pháp truyền thống (kho kín) và sử dụng mã vạch. 4. Và lời kết Người Việt Nam vẫn nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chuyến thăm quan học tập mười ngày của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp. Đất nước Thái Lan xinh đẹp và mến khách với những mặt phải mặt trái vẫn còn nhiều điều khiến chúng tôi suy ngẫm, nhưng không thể không công nhận những điều họ đã làm được. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa, khi trang thiết bị mới cho toà nhà thư viện được lắp đặt xong và việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện điện tử được hoàn tất, thì toàn nhà thư viện mới sẽ chính thức vận hành. Hy vọng rằng, công nghệ RFID sẽ góp phần cải tiến công tác quản lý thư viện và góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nhà trường. Đó là một trọng trách mà Trường ĐHGTVT, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo và nhân viên Trung tâm TT – TV phải gắng sức thực hiện trong thời gian tới.
Thêm RFID Gắn các nhãn radio tí hon trên mọi hàng hoá bán trong siêu thị, hay trên tiền giấy, trên áo quần ta mặc,... để nhận dạng, để chống trộm cắp và giả mạo. Những ứng dụng ấy dựa trên công nghệ RFID (Radio frequency identification - nhận dạng bằng tần số radio) sẽ là chuyện"không có gì ầm ĩ" trong khoảng mười năm tới. Vấn đề là người tiêu dùng liệu có chấp nhận công nghệ này, hay đơn giản họ không muốn kích cỡ quần áo hay việc chi tiêu của mình,... bị truyền đi trong... không trung? Thẻ bài chưa được gắn RFID. Nhãn nhận dạng bằng tần số radio là những con chíp tí hon bằng silicon, phát ra mật mã nhận dạng độc nhất khi đi qua một thiết bị đọc. Những chiếc nhãn này không cần pin bởi chúng chỉ thay đổi tín hiệu radio mà máy đọc bắn vào chúng. Máy đọc hoạt động ở nhiều tầm, từ vài centimet cho tới vài chục centimet, tuỳ từng loại nhãn. Vào cuối năm 2004, Công ty Chipco International tại Maine, Mỹ, sẽ tung ra thị trường các thẻ đánh bài có gắn RFID bên trong nhằm phát hiện thẻ giả, các vụ ăn trộm cũng như giám sát hành vi của người chơi. Thẻ bài giả từ lâu là một vấn đề đau đầu đối với các sòng bạc. Để ngăn chặn tình trạng này, họ thường đánh dấu chúng bằng các loại mực chỉ có thể nhìn thấy bằng ánh sáng hồng ngoại hoặc tử ngoại. Nhãn RFID sẽ làm cho thẻ đánh bài khó bị làm giả hơn và việc đặt các máy đọc nhãn tại lối ra có thể hạn chế tình trạng nhân viên ăn cắp thẻ. Nhãn RFID cũng có thể giúp sòng bạc tránh được thiệt hại lớn nếu có một vụ trộm lớn xảy ra. Nếu một lượng lớn thẻ bị mất tích sau khi bàn chơi bị lật nhào trong một vụ cãi lộn, thỉnh thoảng sòng bạc phải thay toàn bộ thẻ. Người chơi không thích điều này vì thẻ tạm thời không thể đổi ra tiền mặt và trở nên vô giá trị. Nhãn RFID sẽ cho phép các sòng bạc nhận ra thẻ bị ăn cắp mà không phải thay toàn bộ chúng. Ngoài ra, nhãn radio cũng có thể được sử dụng để theo dõi cách mọi người chơi trong sòng bạc. Thẻ gắn nhãn radio sẽ giúp nhà quản lý ghi lại số cọc thẻ mà người chơi đặt cùng với những cọc thẻ họ thắng hoặc thua. Gắn nhãn radio vào tiền giấy Đồng tiền chung châu Âu. Tiền giấy cần nhãn radio nhỏ hơn và mỏng hơn nhiều so với nhãn được sử dụng trong thẻ đánh bài. Ứng cử viên hàng đầu là con chip ''Mu'' do Hãng Hitachi sản xuất từ năm 2003. Loại nhãn này chỉ dày 0,1mm và rộng 0,4mm2. Nhãn chỉ có thể được đọc từ khoảng cách vài milimet, cho phép nhân viên thu ngân kiểm tra độ tin cậy của tờ giấy bạc. Chi tiết về một dự án chung giữa Hitachi và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa nhãn RFID vào các tờ tiền giấy euro được thông báo vào năm 2003. Tuy vậy, ECB từ chối bình luận về những đặc điểm an ninh của đồng tiền này. Gắn nhãn radio vào tiền giấy sẽ rất khó khăn bởi tiền bị mòn trong quá trình sử dụng. Khó khăn thứ hai là nhiều người ủng hộ sự riêng tư sẽ phản đối mạnh mẽ RFID bởi nó đồng nghĩa với việc để cho mọi người theo dõi chi tiêu của một cá nhân. Đối thủ của mã vạch Các loại nhãn radio tí hon, gắn trên mọi hàng hoá mà chúng ta mua trong siêu thị, sẽ trở nên phổ biến trong 10 năm tới. Đây là công nghệ tiết kiệm thời gian bởi người mua hàng chỉ việc đi qua quầy thu tiền cùng với xe hàng. Quầy thu tiền sẽ tự động nhận dạng hàng hoá và trừ vào tài khoản của khách hàng. Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio hoạt động như một mã vạch thường thấy trên sản phẩm hiện nay. Tuy nhiên, thay vì phải được gí sát vào phía trước của máy quét, nhãn radio tí hon phát ra tín hiệu radio. Mỗi nhãn là "độc nhất vô nhị". Do vậy, mọi món hàng, cho dù đó là một hộp dao cạo râu hay một chiếc áo sơ mi, đều được theo dõi riêng rẽ, mọi nơi, mọi lúc. Đây là cách con người mua hàng trong tương lai. Một số chuyên gia dự đoán công nghệ này sẽ phổ biến trong thập kỷ tới. Hiện nay, chi phí dán nhãn radio cho các sản phẩm quá cao. Chính vì vậy, các công ty lớn thường sử dụng nó để theo dõi các khay hàng vận chuyển. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhãn radio sẽ trở nên nhỏ hơn và rẻ tiền hơn. Vấn đề chỉ còn là khi nào và nhanh ra sao. Đối với một tập đoàn siêu thị, sự hấp dẫn của nhãn radio là rất lớn và rõ ràng vì nó cho phép công ty theo dõi được hàng tồn kho, hàng bày trên giá và hàng bị đánh cắp. Trong tháng 10/2003, Marks and Spencer đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên thử nghiệm nhãn radio trên áo sơ mi, cà vạt và áo veston của nam giới tại một trong các cửa hàng ở London. Nhãn sẽ cho phép những nhà bán lẻ lớn như Marks and Spencer biết vị trí chính xác của bất kỳ món hàng nào trong số 350 triệu quần áo mà nó bán ra mỗi năm, cũng như giúp nhân viên bán hàng nhanh chóng tìm ra các loại kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, RFID cũng vấp phải sự phản đối của khách hàng khi được thử nghiệm ở Prada, New York bởi khách hàng không muốn kích cỡ quần áo mà họ đang thử được truyền trong... không trung. Một số nhóm bảo vệ quyền công dân lo ngại mọi người có thể bị theo dõi bởi những chiếc nhãn radio tí hon được bí mật gắn vào quần áo của họ. Christian Koch thuộc SAP - Công ty phần mềm đang tham gia thử nghiệm công nghệ nhãn radio tại một siêu thị ở Đức - cho biết: ''Chúng tôi phải sử dụng công nghệ này sao cho thu hút được người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng không chấp nhận, chúng tôi sẽ ngừng phát triển nó. Với tư cách là khách hàng, các bạn quan tâm tới việc nhanh chóng có được đúng sản phẩm mình cần, đúng lúc và đúng giá. Đó chính là thứ người tiêu dùng muốn và RFID có thể giúp các công ty thoả mãn nhu cầu này của khách hàng''. Tiềm năng sử dụng nhãn radio ngoài các siêu thị là rất lớn. Máy giặt có thể nhận dạng quần áo và chọn chu kỳ giặt thích hợp. Một chiếc ôtô có thể mang những máy cảm biến để theo dõi tình trạng hao mòn, truyền thông tin cho thợ sữa chữa và cảnh báo lái xe về mọi vấn đề tiềm năng. Theo nhà khoa học Ferguson thuộc Công ty tư vấn Accenture, công nghệ nhãn radio có thể phổ biến vào năm 2010 mặc dù có những lo ngại về việc bí mật thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Có phải nam thông minh hơn nữ? --> Yes! (lightblue trả lời) Các em nam thường có sáng kiến trong học tập, còn nữ lại rất chăm chỉ. Chuyện này quả là khó nói. Về tổng thể, trí thông minh của nam và nữ tương đương nhau, tuy nhiên, mang các sắc thái khác nhau. Chẳng hạn, phái nam mạnh hơn trong khả năng tri giác không gian. Do đó, việc tìm hướng, dò đường, họ hơn hẳn nữ một bậc. Nhưng về khả năng thính giác, phái yếu lại vượt xa. Vì thế, nữ phân biệt và định vị âm thanh, nhất là khả năng nghe giọng cao, hơn hẳn nam. Về khả năng ngôn ngữ, nữ cũng phát triển sớm hơn. Do đó, họ đọc, viết, nói năng và phát âm lưu loát, rõ ràng hơn nam giới, nhưng lại khiêm tốn hơn về số lượng từ vựng, tính suy diễn và logic. Bài làm văn, nữ thường mô tả chi tiết và có màu sắc hơn, còn nam thường có ý lạ, bố cục nhiều biến đổi, góc cạnh hơn. Về mặt tư duy, nam thiên về tư duy logic, trừu tượng, nữ lệch về tư duy hình tượng cụ thể. Óc tưởng tượng của nam, đa số thuộc quan hệ giữa vật và vật theo hướng logic, còn trí tưởng tượng của nữ lại lệch về quan hệ giữa người với người theo hướng hình tượng. Về trí sáng tạo, theo kinh nghiệm, nam có vẻ khá hơn một chút. Các em nam thích đi sâu nghiên cứu, khả năng suy luận tương đối mạnh, dễ dàng phản bác, phủ định cái được nêu ra hoặc liên hệ với những cái khác. Nữ thường bị gò bó trong khuôn khổ cứ theo "tiêu chuẩn" mà làm. Điều này cũng có thể giải thích tại sao trong số các nhà khoa học và phát minh, nữ tương đối hiếm hoi. Sự khác biệt này còn phân theo lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy, trước tuổi đi học, trí thông minh của hai giới không rõ rệt. Từ tuổi đến trường cho đến tuổi dậy thì, các cô bé nhanh nhạy hơn hẳn các bạn khác giới. Qua tuổi này, ưu thế của nữ giảm xuống trong khi trí thông minh của phái mày râu lại tăng lên. Thông thường sau 20 tuổi, trí thông minh của cả hai giới lại không có biến đổi rõ theo tuổi nữa.