Xin giúp Lời khuyên để giúp bạn trờ thành nhà quản trị kinh doanh giỏi

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi nghiepvuktgec, 27 Tháng năm 2016.

  1. nghiepvuktgec Thành viên

    Trở thành người quản trị kinh doanh giỏi đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ, am hiểu tường tận công việc và sự chính trực. Quản lý kinh doanh giỏi có hiệu quả cần xuất hiện thường xuyên ở công ty có như vậy thì mới dễ dàng đưa công ty phát triển được. Thực tế, quản trị kinh doanh là vấn đề không hề dễ, nên để quản lý công việc hiệu quả bạn phải không ngừng nâng cao chính mình, hoặc có thể tham gia các khóa đào tạo thêm về quản trị kinh doanh để trở thành người hoàn thiện hơn. Đây là những lời khuyên để để bạn làm tốt công việc quản trị kinh doanh của mình.

    [​IMG]
    1. Luôn bổ sung kiến thức cho mình

    Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp khôn lường, lượng thông tin cần cập nhật rất đồ sộ, do vậy người làm quản trị kinh doanh cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Học từ chính các bạn đồng môn, từ đồng nghiệp và thậm chí, học cả từ chính những nhân viên của mình, học thông qua những tấm gương doanh nhân thành đạt trên thế giới, thông qua các cuốn sách đúc kết các kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp... Học quản trị kinh doanh tại: www.gec.edu.vn

    2. Phải có khả năng lãnh đạo và ra quyết định tốt

    Để trở thành một người quản trị kinh doanh giỏi, bạn cần phải tự tin và quyết đoán để lãnh đạo nhân viên đạt được các mục đích và mục tiêu trong công việc kinh doanh. Điều này cũng bao gồm việc lên kế hoạch những gì cần phải làm và phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với việc bạn phải sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn dưới sức ép thời gian và áp lực. Bạn cần phải tiên đoán những gì là tốt nhất cho thành công lâu dài của công ty.

    3. Luôn là một hình mẫu chuẩn mực

    Bạn phải là hình mẫu chuẩn mực mà tất cả nhân viên đều mong muốn hướng tới. Chỉ những người quản trị kinh doanh có chuyên môn cao, có khả năng đưa ra quyết định, đồng thời am hiểu cách tiếp cận và tương tác với con người hiệu quả thì mới dễ được người khác coi trọng. Phải luôn lấy bản thân để làm gương, thẳng thắng tiếp thu những ý kiến đóng góp và đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào nhân viên của mình, tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời bản thân mình cũng phải thực sự đáng tin cậy và có trách nhiệm với tập thể.

    4. Luôn đồng cảm và hiểu về nhân viên của mình

    Bạn phải hiểu rằng mọi người đều khác biệt, và khi làm quản lý, bạn phải biết cách linh hoạt điều chỉnh để giúp họ thành công. Sẽ có lúc bạn không đồng ý với những việc họ làm, nhưng kết quả cuối cùng mới là quan trọng nhất. Đối xử với nhân viên bằng sự tôn trọng, cung cấp những hướng dẫn và sự lãnh đạo mà họ kỳ vọng. Hãy nhớ rằng, nhân viên vẫn là con người dù họ làm vị trí gì đi nữa.

    5. Cống hiến và cộn tác với tất cả nhân viên

    Là một người quản trị kinh doanh, thành công của bạn phụ thuộc rất lớn vào thành công của cả một tập thể. Một người quản trị giỏi là người biết quan tâm đến thành công của từng cá nhân trong công ty của mình. Họ cũng quan tâm đến cảm xúc của cả đội và sẵn sàng bảo vệ, huấn luyện và khen thưởng họ. Các thành viên trong đội biết được bạn quan tâm đến tinh thần và thành công của họ càng nhiều, họ càng sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn cho bạn, thậm chí làm thêm giờ và nỗ lực hơn nữa nếu cần.

    6. Đánh giá đúng năng lực nhân viên của mình

    Đây chính là yếu tố giúp xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc vì công sức của mỗi thành viên đều được ghi nhận. Đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ tạo thêm lòng tin cho họ và là nguồn động lực để họ có thể hoàn tất nhiệm vụ được giao ngày một tốt hơn. Bạn không phải mất một đồng nào cả nhưng lại khích lệ tinh thần rất nhiều cho nhân viên bạn để có chế dộ khen thưởng hoặc phê phán hợp lý, họ sẽ cảm thấy trân trọng người bạn hơn.

    Đây là những lời khuyên để giúp bạn trở thành một nhà quản trị kinh doanh giỏi và là điều tuyệt vời nhất để làm cho sự nghiệp của bạn phát triển hơn. Ngoài ra, bạn cần liên tục học tập và rèn luyện các kỹ năng bổ trợ cần thiết, đó là: thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của chính mình, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng về phân công, phân nhiệm và ủy thác công việc, kỹ năng huấn luyện và dẫn dắt nhân viên, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc.

    Nguồn: http://yume.vn/daotaogec/article/lo...anh-nha-quan-tri-kinh-doanh-gioi-35DC263A.htm