Lũ miền Trung: Người dân cầu cứu trên mái nhà

Thảo luận trong 'TIN HOT ĐÓ ĐÂY' bắt đầu bởi thieuhc, 18 Tháng mười 2010.

  1. thieuhc Cydia Noob

    Chưa kịp hồi phục sau đợt mưa lũ khủng khiếp hồi đầu tháng, miền Trung lại oằn mình giữa biển nước mênh mông của trận lũ thứ hai liên tiếp. Không chạy kịp nên nhiều người dân Hà Tĩnh chỉ còn biết leo lên nóc nhà để chờ cứu hộ hoặc sinh hoạt tạm ở đó...

    Trận lũ lịch sử trăm năm có một

    Chưa kịp hồi phục sau đợt mưa lũ khủng khiếp hồi đầu tháng, miền Trung lại oằn mình giữa biển nước mênh mông của trận lũ thứ hai liên tiếp. So với trận lũ đầu tháng 10, trận lũ lần này còn lớn hơn gấp nhiều lần về quy mô ngập lụt tại tất cả 12 huyện thị, thành phố với 128 xã, phường, thị trấn. Vào chiều tối ngày 17/10, đường sắt Bắc Nam qua huyện Đức Thọ bị cuốn trôi 20 mét trong khi quốc lộ 1A chưa thể khai thông.

    Theo các tài liệu thủy văn thì đây là đợt lũ có đỉnh lũ cao nhất trong lịch sử hàng trăm năm lại nay ở Hà Tĩnh. Lần đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh phải đồng loạt xả tràn tại các công trình thủy lợi xung yếu như Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Sông Rác. Đặc biệt hồ Kẻ Gỗ liên tục xả tràn với lưu lượng từ 350 - 650 m3/s.

    Và cũng phải lâu lắm rồi, người ta mới lại thấy một trận lũ có tốc độ nước dâng nhanh đến như vậy. Chỉ mất chưa đầy một buổi chiều (16/10), TP Hà Tĩnh đã ngập băng trong nước. Chỉ chưa đầy một đêm (17/10) toàn huyện Can Lộc bị nước lũ chia cắt. Riêng tại Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, tốc độ nước dâng có thể đếm được bằng phút.

    [​IMG]
    Hơn 83.500 nhà dân ở Hà Tĩnh đang chìm trong nước. (Ảnh: VTC News)

    Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ (Hà Tĩnh) - ông Lê Hồng Quân - nói bằng giọng khản đặc: “Đây là trận lũ lịch sử trăm năm. Như các cụ ở đây cho biết thì vượt cả đỉnh lũ 1960 cả nửa mét”. Lúc này người dân Phương Mỹ chỉ biết sống chung với lũ và chờ nước lũ xuống mà thôi.

    Theo số liệu tính đến 7g tối ngày 17/10, đã có 22 người chết và mất tích, trong đó: tỉnh Nghệ An: 8 người chết; tỉnh Hà Tĩnh: 8 người chết, 2 người mất tích; tỉnh Quảng Bình: 4 người chết, 1 người mất tích; Thừa Thiên Huế: 1 người chết, 2 người mất tích (trong đó 1 người chết do lốc tố ngày 15/10, 2 trường hợp mất tích do nước cuốn trôi khi đi qua sông).

    Những tiếng kêu cứu trên mái nhà

    Theo ghi nhận của VnExpress, lũ về, không chạy kịp nên người dân chỉ còn biết leo lên nóc nhà để chờ cứu hộ hoặc sinh hoạt ở đó. Họ dỡ một vài viên ngói và khắc khoải chờ tin từ đoàn cứu hộ.

    Ngồi chới với trên nóc nhà tranh ngập giữa biển nước, chị Nguyễn Thị Hồng, xóm 10 xã Hương Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) tần ngần nhìn dòng nước chảy xiết rồi ứa nước mắt: “Chồng tui dầm mưa mới hôm nên ốm nặng, con cái thì đã di tản, tui thấy xót của quá nên ở nhà. Trâu bò, lợn gà đều trôi hết, thóc lúa ngâm nước mấy ngày rồi”.

    [​IMG]
    Một người phụ nữ dỡ mái ngói vẫy tay cầu cứu. (Ảnh: VnExpress) [​IMG]
    Những người dân, trẻ em đội ngói kêu gọi cứu hộ là hình ảnh nhói lòng trong những ngày này. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

    Thấy chiếc thuyền cứu trợ, chị Hoài chở theo ba đứa con nhỏ đang thâm tái mặt mày vì ốm, rét và đói đến để nhận mì tôm. Đã hai ngày rồi, mấy đứa con của chị bị mắc mưa mà không có áo quần thay nên bị cảm lạnh mà không có một viên thuốc nào. “Trời đất ôi, nước về nhanh quá, cả làng tui không kịp trở tay, chỉ kịp chạy được người mà bất lực nhìn của cải trôi theo nước lũ”, chị Hoài thở dài.

    Cũng giống như chị Hoài, gần 1.000 gia đình khác của xã Đức Liên di tản vội lên nhà thờ, mặc cho nước lũ nhấn chìm mọi tài sản. Sáng 17/10, nhìn nước lũ đang lên cuồn cuộn, tại xã Đức Liên, có hai vợ chồng cụ già hơn 80 tuổi bất lực nghĩ rằng sẽ chết theo nhà cửa nên không chịu tránh lũ. Phó bí thư huyện ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phải ra lệnh dỡ ngói, bế hai cụ già lên thuyền.

    Trong quá trình đi theo đoàn cứu hộ, phóng viên Dân Trí đã được tận mắt chứng kiến những hoàn ảnh thương tâm. Từ 7g sáng ngày 16/10, trong chốc lát nước đã nhấn chìm nhà cụ Nguyễn Thị Đức (70 tuổi) nằm ở bên bờ sông Ngàn Sâu. Trong cơn hoảng loạn. Cụ Đức cùng con gái và cháu ngoại vội kịp leo lên gốc mít cạnh nhà. Nước lên đến đâu, trèo lên cây đến đó. Mưa tầm tã, người ướt sũng, đói, rét và thức trắng thâu đêm là những gì ba người đã trải qua.

    Nhận được thông tin, đội cứu hộ đã có mặt kịp thời để ứng cứu. Đêm đen bao trùm, nước chảy như thác đổ, cây cối dày đặc khiến hai chiếc ca nô và những chiếc thuyền nhỏ của dân quây quần mấy tiếng đồng hồ tìm cách tiếp cận nhưng đành bất lực trước dòng lũ dữ. Đến 8g sáng 17/10, bằng nhiều nỗ lực của đội cứu hộ Công an huyện, cả ba người đã được giải cứu an toàn.

    [​IMG]
    Bà Đức, con gái và cháu sau hơn 24 tiếng đồng hồ đeo bám trên cây đã được giải cứu. (Ảnh: Dân Trí)

    Trắng đêm đứng cheo leo bám trụ trên cây, không cái ăn lẫn không nước uống, cả ba người đã mệt nhoài, mặt hốc hác và đôi mắt quầng thâm sâu hoáy. Thoát khỏi đêm trắng ác mộng, cụ Đức người run bần bật vừa bước lên thuyền đội cứu hộ, mếu máo nói: “Thật kinh khủng, thằng cháu không vớ kịp thì tui chết rồi. Cả đêm qua ba người chỉ biết khóc than kêu trời trong vô vọng!”.​

    Cách nhà cụ Đức chừng 500m là nhà vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn. Nước ngập đến mái nhà, cả hai vợ chồng đã gắng bám trụ trên nóc nhà từ sáng qua tới giờ.“Khổ quá đi thôi, tất cả tan theo lũ hết rồi. Có gì ăn cho chúng tôi một ít với. Sắp chết đến nơi rồi”, anh Sơn không còn sức lực sau hai tuần liền chiến đấu với giặc lũ cố gắng gào thét.

    Lập tức chiếc thuyền cứu hộ của Công an huyện Hương Khê bẻ lái, tăng tốc hướng về ngôi nhà vọng ra tiếng cầu cứu yếu ớt. Thùng mì tôm, chai nước khoáng được các chiến sỹ ném đúng chỗ anh Sơn nằm. Gói mì đầu tiên được hai vợ chồng bốc ra nhai sống ngon lành.

    [​IMG]
    Hai vợ chồng anh Sơn đã kiệt sức trên nóc nhà...
    [​IMG]
    ... và mì tôm cứu trợ kịp thời ứng cứu. (Ảnh: Dân Trí)

    Khẩn cấp cứu hộ người dân
    Sáng nay, Ban phòng chống lụt bão tỉnh và huyện đã huy động tối đa lực lượng giải cứu những người dân đang bị cô lập, đem thực phẩm và nước sạch đến ứng cứu tạm thời cho nhân dân. “Bằng mọi giá phải giải cứu được người dân đang bị cô lập và cứu đói khát tạm thời cho dân”, ông Lê Đình Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có mặt chỉ huy tại tâm lũ Hương Khê - cho biết.

    Tại bến thuyền trực chiến ở phía Nam của Thị Trấn Hương Khê, từ 6g sáng tiếng còi hú của các lực lượng cứu hộ vang lên inh ỏi, hàng chục chiếc xe vận tải hàng cứu trợ và gần 15 chiếc ca nô đã sẵn sàng xuất bến đến với bà con. Cả đoạn đường dài khoảng chừng 2 km từ phía nam của ga tàu Hương Phố về bến xe Thị trấn đông nghịt người và xe cọ. Những chiến sỹ công an, bộ đội, biên phòng, kiểm lâm đêm qua không ngủ nay lại lao vào làm nhiệm vụ nhanh thoăn thoắt.

    Đại tá Nguyễn Đức Tới, chỉ huy trưởng BCH quân sự tĩnh Hà Tĩnh, cho biết đến nay đã huy động 72 chiếc ca nô, xuồng, 600 cán bộ, chiến sỹ và 1000 dân quân tự vệ giúp dân. Hiện có hai chiếc trực thăng đã đậu sẵn ở sân bay Vinh sẵn sàng cất cánh nếu nước tiếp tục dâng cao.

    Theo ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, khả năng trong hai ngày tới Hà Tĩnh lại đối phó với một trận mưa lũ mới ập về.

    Một số hình ảnh về mưa lũ tại miền Trung:


    [​IMG]
    22 người chết, mất tích vì mưa lũ ở miền Trung (Ảnh: Danviet)
    [​IMG]
    Nước lũ mênh mông... (Ảnh: VNN)
    [​IMG]
    Hình ảnh mưa lũ tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. (Ảnh: VNN)
    [​IMG]
    Vòng xoáy nguy hiểm bên đường đe doạ người dân. (Ảnh: VNN)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Sinh hoạt chuyển hết lên mái nhà. (Ảnh: Tiền Phong Online) [​IMG]

    Ngóng chờ tin đoàn cứu hộ. (Ảnh: Tiền Phong Online)
    [​IMG]

    Vui mừng nhận đồ cứu trợ. (Ảnh: Tiền Phong Online)

    [​IMG]

    (Ảnh: Tiền Phong Online)

    [​IMG]
    Cuối cùng cũng tạm qua cơn đói.
    [​IMG]
    (Ảnh: Tuổi TrẻOnline)
    [​IMG]
    Khẩn trương di dời dân đến chỗ an toàn. (Ảnh: VTC News)
    [​IMG]
    Cứu người trên mái nhà ở Vũ Quang. (Ảnh: Tuổi Trẻ Online) [​IMG]
    Hàng chục thuyền cứu hộ tăng tốc đến cứu dân. (Ảnh: Dân Trí)

    Hình ảnh Tổng hợp
    HuyTim, TanVD-Be Yeu and seekiller like this.
  2. HuyTim

    HuyTim Sát Thủ Trên Cây Đu Đủ Staff Member

    Bài viết:
    5,223
    Được Like:
    13,271
    nếu như ai kh biết bơi thì sao nhỉ hix, miền trung năm nào cũng thế quy luật tự nhiên
  3. fanp990

    fanp990 Thành viên

    Bài viết:
    23
    Được Like:
    17
    Một năm có bao nhiêu ha rừng đã ngã xuống!Rừng đầu nguồn bị đốn sạch thì âu lũ lụt cũng là qui luật tự nhiên thôi!
  4. meomun_1329

    meomun_1329 Thành viên

    Bài viết:
    190
    Được Like:
    89
    Đau thuơng thay cho những đồng bào đang chịu cảnh lũ lụt. Thực ra đâu phải từ trước đến giờ miền trung lúc nào cũng lũ đâu, bà tôi kể trước đây miền bắc mới là nơi lũ thường tràn về, 2 ven để mỗi lần nước lên lại cuốn đi bao nhà cửa, của cải và mạng sống của những con người vô tội. Tự nhiên nhiều lúc không thể dự đoán được. Như mấy tháng trước ở Newzeland bị động đất phá huỷ hết 2/3 thành phố, các nhà khoa học có ai biết trước đâu. Chỉ thương nhất là những nhà nghèo quá, bình thường đã không đủ sống rồi, mãi mới có được căn nhà hay mảnh vườn cuối cùng lại bị nước cuốn đi, tay trắng hoàn tay trắng. Muốn giúp mà nghĩ đến việc có những kẻ ăn cả tiền từ thiện cứu đói của dân là lại thấy xót xa.