Một số công nghệ cho 3G

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi winter, 23 Tháng tư 2009.

  1. winter Thành viên

    1.IMT-2000 CDMA Direct Spread:

    Công nghệ IMT-2000 CDMA Direct Spread còn được gọi là IMT-DS, ULTRA FDD và được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi thương mại là WCDMA, được chuẩn hoá bởi 3GPP. Dựa trên công ghệ WCDMA hiện có hai loại hệ thống là FOMA (do NTT DoCoMo triển khai ở Nhật) và UMTS (được triển khai đầu tiên ở Châu Âu, sau đó phát triển ra toàn thế giới). UMTS là sự phát triển lên 3G của họ công nghệ GSM (GSM, GPRS & EDGE), là công nghệ duy nhất được các nước châu Âu công nhận cho mạng 3G. GSM và UMTS cũng là dòng công nghệ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thông tin di động ngày nay (chiếm tới 85,4% theo GSA 8-2007).



    Một số đặc điểm chủ yếu của công nghệ WCDMA bao gồm:

    ·Mỗi kênh vô tuyến có độ rộng 5 MHz

    ·Tương thích ngược với GSM

    ·Chip rate 3,84 Mcps

    ·Hỗ trợ hoạt động không đồng bộ giữa các cell

    ·Truyền nhận đa mã

    ·Hỗ trợ điều chỉnh công suất dựa trên tỷ số tín hiệu/tạp âm

    ·Có thể áp dụng kỹ thuật anten thông minh để tăng dung lượng mạng và vùng phủ sóng (phiên bản HSPA từ Release 8 trở lên)

    ·Hỗ trợ nhiều kiểu chuyển giao giữa các cell, bao gồm soft-handoff, softer-handoff và hard-handoff.

    UMTS cho phép tốc độ downlink là 0,384 Mbps (full mobility) và với phiên bản nâng cấp lên HSPA Release 6 hiện nay, tốc độ lên tới 14 Mbps (downlink) và 1,4 Mbps (uplink). Dự kiến phiên bản HSPA Release 8 ra mắt vào năm 2009 (thêm tính năng MIMO) thì tốc độ tương ứng sẽ là 42 Mbps & 11,6 Mbps.

    UMTS hoàn toàn tương thích ngược với GSM. Các máy handset UMTS thường hỗ trợ cả hai chế độ GSM và UMTS do vậy chúng có thể sử dụng với các mạng GSM hiện có. Nếu một thuê bao UMTS ra khỏi vùng phủ sóng của mạng UMTS và đi vào vùng phủ sóng GSM thì cuộc gọi của thuê bao đó được tự động chuyển giao cho mạng GSM.

    Đặc biệt, trong băng tần 1900-2200 MHz mà Việt Nam đang dự định cấp phép cho 3G thì WCDMA là công nghệ duy nhất hiện nay đã có thiết bị sẵn sàng, được nhiều nhà cung cấp thiết bị sản xuất và có thể cung cấp ngay khi có đơn đặt hàng. Mặt khác, do quy mô thị trường lớn và là công nghệ đã “trưởng thành” nên WCDMA cũng là một trong những công nghệ có chi phí đầu tư thấp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

    Tuy nhiên UMTS cũng có một số nhược điểm. Chuyển giao cuộc gọi mới chỉ thực hiện được theo chiều từ UMTS sang GSM mà chưa thực hiện được theo chiều ngược lại. Tần số cao hơn mạng GSM900 nên số lượng trạm BTS dày đặc hơn do đó thời gian xây dựng mạng lâu hơn và chi phí cao hơn mạng GSM. Để cung cấp được dịch vụ Video-on-demand, các trạm gốc phải đặt cách nhau khoảng 1-1,5km; điều đó có thể thực hiện được ở khu vực đô thị nhưng sẽ là không kinh tế ở khu vực nông thôn.

    2.IMT-2000 CDMA Multi-Carrier:

    IMT-2000 CDMA Multi-Carrier còn được gọi là IMT-MC hay CDMA2000 là công nghệ phát triển lên 3G từ họ CDMAOne (IS-95) bởi 3GPP2. Đây là công nghệ cạnh tranh trực tiếp với công nghệ WCDMA trên thị trường thông tin di động.

    CDMA2000 có các phiên bản CDMA2000-1x (hay 1xRTT), CDMA2000-3x, CDMA2000 EV-DO, CDMA2000 EV-DV.

    CDMA2000 sử dụng các cặp sóng mang có độ rộng kênh 1,25 MHz. Phiên bản đầu tiên CDMA2000 1x (hay IS-2000) sử dụng 1 cặp kênh vô tuyến 1,25 MHz để chuyển tải 128 kênh lưu lượng, cung cấp tốc độ downlink 144 kB/s. Mặc dù CDMA2000 1x được công nhận là 3G nhưng nhiều người coi nó là đại diện của mạng 2,5G.

    CDMA2000 3x và CDMA2000 EV-DV sử dụng 3 kênh 1,25 MHz để tăng tốc độ. CDMA2000 EV-DV có tốc độ downlink lên đến 3,1 Mbps và uplink là 1,8 Mbps. Tuy nhiên cả hai phiên bản này đều không còn được tiếp tục nghiên cứu, phát triển để thương mại hoá do các nhà khai thác CDMA2000 lớn nhất (như Sprint Nextel và Verizon Wireless) đều đã lựa chọn phiên bản EV-DO. Hiện nay chưa có mạng thương mại nào triển khai hai phiên bản này.

    CDMA2000 EV-DO lại có nhiều revision khác nhau: Rev. 0, Rev. A, Rev. B, Rev. C. Tiêu chuẩn CDMA2000 EV-DO đầu tiên được gọi là Revision 0 có tốc độ downlink lên đến 2,4 Mbps và uplink là 153 kbps. CDMA2000 Rev. A có tốc độ lên đến 3,1 Mbps downlink và 1,8 Mbps uplink. Rev. B hỗ trợ tốc độ uplink lên đến 14,7 Mbps (3 kênh sóng mang). Dự kiến đến giữa năm 2009 khi Rev. C hay còn gọi là UMB ra đời (sử dụng MIMO và OFDMA) sẽ hỗ trợ tốc độ downlink lên đến 275 Mbps và uplink lên đến 75 MBps. Tốc độ này cho phép người ta coi UMB là công nghệ của mạng 4G, sánh ngang với LTE của dòng công nghệ HSPA/WCDMA. Cũng giống như HSPDA, các modem từ Rev. A trở lên của CDMA2000 sử dụng chipset của Qualcomm cũng có khả năng xử lý đồng thời cuộc gọi voice bằng chuyển mạch kênh và truy cập dữ liệu bằng chuyển mạch gói.

    Hiện nay thiết bị CDMA2000 ở băng tần 1900-2200 MHz mà Việt nam chuẩn bị cấp phép còn chưa có sẵn. Trên thế giới mới chỉ có 1 nhà khai thác duy nhất là KDDI của Nhật Bản triển khai CDMA2000 ở băng tần 1900-2200 MHz. Thiết bị cho mạng này được KDDI đặt hàng riêng của Toshiba nên không phổ biến trên thị trường. Thiết bị CDMA2000 trong băng 1900-2200 MHz có thể sẽ chỉ có sau khi Rev. C (hay UMB) được thương mại hoá vào cuối năm 2009, đầu năm 2010.

    Tuy nhiên thị trường cho công nghệ CDMA2000 vốn đã nhỏ hơn GSM/UMTS nay lại đang suy giảm. Tại một số nước, các nhà khai thác CDMA2000 cũng đang chuyển hướng sang HSPA. Tại Hàn Quốc, KTF và SK Telecom đã tuyên bố ngừng đầu tư vào mạng CDMA2000 và bắt đầu từ đầu năm nay đã chuyển dần khách hàng sang HSPA. Tại Australia, Telstra đã tuyên bố sẽ thu hẹp và ngừng hoạt động mạng EV-DO và chuyển dần khách hàng sang mạng HSPA. Các nhà sản xuất cũng không còn quan tâm nhiều đến CDMA2000 nữa. Nokia đã tuyên bố rút khỏi việc nghiên cứu phát triển CDMA và chỉ tiếp tục kinh doanh các sản phẩm CDMA ở một số thị trường trọng điểm.

    3.IMT-2000 CDMA TDD:

    Họ công nghệ CDMA TDD bao gồm TD-CDMA và TD-SCDMA. Công nghệ TD-SCDMA do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo Học viện Công nghệ Viễn thông Trung Quốc và Công ty Datang nghiên cứu, phát triển với mục tiêu “không lệ thuộc vào công nghệ Phương Tây” nhằm tránh phải trả một khoản phí bản quyền không nhỏ cho các sáng chế của các công ty Âu-Mỹ đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử-viễn thông Trung Quốc phát triển. Công nghệ TD-SCDMA còn đang được nghiên cứu phát triển và chưa có nước nào ngoài Trung Quốc dự định triển khai.

    TD-CDMA hay còn gọi là UMTS-TDD sử dụng chung một kênh vô tuyến 5 MHz cho cả đường lên và đường xuống. Mỗi khung thời gian rộng 10 ms chia thành 15 time slot. Các time slot được phân bổ cho đường lên và đường xuống theo một tỷ lệ cố định. Công nghệ truy cập CDMA được sử dụng trong mỗi time slot để ghép kênh các dòng dữ liệu từ các tranceiver khác nhau.

    Công nghệ TD-CDMA chủ yếu được sử dụng để truy cập dữ liệu internet băng thông rộng chứ không dành cho thoại. Nó chủ yếu được dùng cho các pico-cell và micro-cell có nhu cầu dữ liệu lớn. Hiện nay đã có khoảng 20 nước triển khai TD-CDMA ở các thành phố lớn. Tuy nhiên công nghệ này chưa thực sự chín muồi và quy mô thị trường cũng như số lượng các nhà cung cấp thiết bị còn nhiều hạn chế.

    4.IMT-2000 TDMA Single-Carrier:

    Công nghệ TDMA Single-Carrier còn được gọi là WUC-136, được phát triển từ tiêu chuẩn IS-136 TDMA. Nó sử dụng các kênh có độ rộng 30 KHz, 200 KHz và 1,6 MHz. Công nghệ này vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển, chưa có hệ thống nào được triển khai thương mại, do đó cũng ít có khả năng chiếm lĩnh thị trường.

    5.IMT-2000 FDMA/TDMA:

    Công nghệ này còn có tên gọi là DECT. Nó được ETSI phát triển và được triển khai ở một số nước châu Âu, châu á và châu Mỹ cho các hệ thống điện thoại không dây tổng đài cơ quan (PBX) và điện thoại vô tuyến nội thị công cộng. Do có công suất nhỏ, vùng phủ sóng hẹp (maximum 0,25W) nên công nghệ này không thích hợp cho việc phủ sóng toàn quốc đến các vùng nông thôn.

    IMT-2000 OFDMA TDD WMAN:

    Công nghệ này dựa trên tiêu chuẩn 802.16e-2005 hay còn gọi là Wimax di động. Nó được IEEE phát triển và đang được thử nghiệm triển khai ở một số nước. Mobile Wimax có một số đặc điểm cơ bản như sau:

    ·Thiết kế mạng dựa trên cấu trúc All-IP

    ·Kênh vô tuyến có độ rộng 3.5, 5, 7, 10, 20 MHz; song công TDD

    ·Sử dụng điều chế OFDMA

    ·Tần số 2.3; 2.5; 3.5 GHz

    ·Từ CW2 (2008) trở lên sẽ hỗ trợ ăngten thông minh (MIMO)

    ·Tốc độ (CW2) DL = 37.4 Mbps; UL=10 Mbps.

    Công nghệ Wimax đang được khá nhiều các công ty tham gia phát triển, đặc biệt là các công ty đang chiếm thị phần khiêm tốn trong môi trường thông tin di động như Nortel hay Motorola. Wimax là công nghệ có tiềm năng cạnh tranh cao trong việc cung cấp dịch vụ truy cập không dây băng rộng. Hiện nay Wimax forum đã có tới 469 thành viên (7/2007) là các nhà sản xuất chip/linh kiện; các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp ứng dụng.

    Tuy nhiên Mobile Wimax cũng có một số nhược điểm. Băng tần cho Mobile Wimax không được thống nhất cao trên toàn cầu như UMTS nên quy mô thị trường bị phân mảnh, dẫn đến chi phí sản xuất cao, thiết bị có giá thành cao. Công nghệ Wimax được phát triển từ con số 0 nên không tương thích với bất kỳ công nghệ nào có trước đó. Ngoài ra, việc phát triển Wimax xuất phát từ nhu cầu cung cấp dịch vụ dữ liệu băng rộng không dây nên chi phí để cung cấp dịch vụ thoại qua mạng Wimax di động là khá tốn kém trong khi nhu cầu chủ yếu của người tiêu dùng hiện nay vẫn là thoại (80-90% lưu lượng toàn mạng), số lượng người sử dụng laptop và PDA vẫn còn khá ít.
    DavidRain and Aquos Shot like this.
  2. DavidRain

    DavidRain Thành viên

    Bài viết:
    856
    Được Like:
    1,339
    Mình không hiểu 2 cái này:-s
  3. teleman

    teleman Thành viên

    Bài viết:
    1
    Được Like:
    2
    To bác DavidRain, 2 đặc điểm mà bác Winter để cập đến của WCDMA có thể viết rõ hơn như sau:
    - Độ rộng mỗi kênh 5MHz là do: tín hiệu mang dữ liệu người dùng (user data) được trải phổ với xung có tần số bằng 3.84MHz (nhân tín hiệu mang dữ liệu người dùng với tín hiệu trải phổ có tần số 4.84MHz), cộng với khoảng bảo vệ giữa 2 kênh lân cận nên độ rộng mỗi kênh trong WCDMA là 5MHz. Thực ra khoảng bảo vệ tối thiểu giữa 2 kênh lân cận là 200k nên độ rộng tối thiểu 1 kênh chỉ cần khoảng 4.4MHz là đủ. WCDMA có 2 kỹ thuật là TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex).
    Với TDD WCDMA, do 2 kênh đường lên và đường xuống dùng chung một tần số, chỉ khác nhau về thời gian nên một mạng 3G có thể triển khai với chỉ 5MHz băng tần, còn FDD WCDMA do 2 kênh lên/xuống sử dụng 2 tần số riêng biệt nên tối thiểu phải được cấp phát 10MHz băng tần mới có thể triển khai FDD WCDMA.
    - Vấn đề tương thích ngược với GSM nghĩa là các máy di động hoạt động trong mạng WCDMA bắt buộc phải có khả năng họat động trong mạng GSM (có khả năng chuyển giao 2 chiều GSM<->WCDMA)
    DavidRain thích bài này.
  4. teleman

    teleman Thành viên

    Bài viết:
    1
    Được Like:
    2
    To bác DavidRain, 2 đặc điểm mà bác Winter để cập đến của WCDMA có thể viết rõ hơn như sau:
    - Độ rộng mỗi kênh 5MHz là do: tín hiệu mang dữ liệu người dùng (user data) được trải phổ với xung có tần số bằng 3.84MHz (nhân tín hiệu mang dữ liệu người dùng với tín hiệu trải phổ có tần số 3.84MHz), cộng với khoảng bảo vệ giữa 2 kênh lân cận nên độ rộng mỗi kênh trong WCDMA là 5MHz. Thực ra khoảng bảo vệ tối thiểu giữa 2 kênh lân cận là 200k nên độ rộng tối thiểu 1 kênh chỉ cần khoảng 4.4MHz là đủ. WCDMA có 2 kỹ thuật là TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex).
    Với TDD WCDMA, do 2 kênh đường lên và đường xuống dùng chung một tần số, chỉ khác nhau về thời gian nên một mạng 3G có thể triển khai với chỉ 5MHz băng tần, còn FDD WCDMA do 2 kênh lên/xuống sử dụng 2 tần số riêng biệt nên tối thiểu phải được cấp phát 10MHz băng tần mới có thể triển khai FDD WCDMA.
    - Vấn đề tương thích ngược với GSM nghĩa là các máy di động hoạt động trong mạng WCDMA bắt buộc phải có khả năng họat động trong mạng GSM (có khả năng chuyển giao 2 chiều GSM<->WCDMA)
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]