Nghiện Mô-bai: Khi ĐTDĐ trở thành một mối đe dọa

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi peeve, 3 Tháng chín 2004.

  1. peeve Thành viên

    (vietnamnet) - Cần học tập người Anh: Cố gắng kiểm soát ĐTDĐ - một vật dụng hữu ích đem lại nhiều tiện nghi cho con người đang có nguy cơ trở thành một mối đe dọa thật sự.

    [​IMG]
    Với chứng "nghiện Mobile", thế hệ mới sẽ nói nhiều hơn máy?

    Dĩ nhiên là không có ai phản đối sự hữu dụng của ĐTDĐ, nhất là trong các trường hợp khẩn cấp. Tại Hàn Quốc, hiện nay cha mẹ có thể kiểm soát sự “vi hành” của con mình qua cái di động mà con họ đang mang theo trên người - được gắn thêm một bộ phận theo dõi nối liền với mạng vệ tinh định vị toàn cầu.

    Tuy nhiên, trong bất kỳ một phòng họp đông đúc nào, bất kể là có quan trọng hay không nhưng chỉ cần một tiếng chuông réo rắt hay giật cục phát ra từ trong giỏ hoặc túi xách của ai, chắc chắn người đó sẽ nhận được những tiếng “suỵt” cùng với thái độ khó chịu ra mặt từ mọi người.

    “Cái mà chúng tôi cần là các thiết bị làm nhiễu sóng ĐTDĐ như ở Singapore và Hong Kong.” - một người dân London (Anh) phát biểu. Người Đông Á đang tạo ra một ấn tượng là mọi người đều được trang bị một thiết bị gây ồn ào và làm phiền người khác một cách hết sức vô tư. Nhưng cũng may là người Anh đã làm cho tình hình này được cải thiện bằng các phát minh mới nhất có thể hạn chế tiếng ồn một cách hết sức hữu hiệu.

    Một tổ chức có tên là Qinetig, vốn là một nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Anh trước khi được tư nhân hóa, đã thiết kế một loại lưới bằng kim loại với kết cấu rất phức tạp và gọi tên là “màng lọc tần số” (FSS), đóng vai trò như một bộ lọc và ngăn cản không cho một số tần số tín hiệu đi qua. Được ngụy trang như giấy dán tường, bộ lọc này có thể được lắp đặt trong các phòng của bệnh viện, nhà hát và các khu vực cần độ an ninh cao - những nơi mà việc sử dụng ĐTDĐ thậm chí có thể làm kích hoạt một vụ nổ.

    Luật cấm sử dụng điện thoại ban hành vào năm ngoái cấm các tài xế sử dụng ĐTDĐ cũng đã có một bước tiến triển khi cấm luôn việc nghe điện thoại trong khi lái xe, cho dù tài xế không dùng tay để cầm điện thoại. Điều này cũng hợp lý vì nguy hiểm có thể xảy ra do tài xế tập trung vào nội dung của cuộc đàm thoại mà xao lãng việc lái xe và mất tập trung trên đường. Một nghiên cứu tại Mỹ - nơi các tài xế dùng ĐTDĐ để nói chuyện cả tỷ phút mỗi ngày (chiếm đến 40% tất cả các cuộc gọi bằng ĐTDĐ), cho thấy các tai nghe điện thoại không dây chẳng giúp được gì cho việc lái xe an toàn hơn.

    Vậy đâu là điều khác biệt giữa sự “nói nhiều” với nghệ thuật giao tiếp đang bị mai một dần?

    Nguyên Thủ tướng Chính phủ Singapore Goh Chok Tong từng kể về một người phụ nữ thuộc diện “xoá đói giảm nghèo”, phải xin trợ cấp của Chính phủ trong khi tháng nào cũng phải è cổ ra trả những hoá đơn... điện thoại di động (ĐTDĐ) cao ngất trời. Ông nói: “Cái gì đáng thì hãy nói!”.

    Những người bán hàng giữ chặt điện thoại một bên tai và không ngừng huyên thuyên trong khi các khách hàng chờ đợi một cách kiên nhẫn. Nhiều người nói chuyện khi đang băng qua đường mà không màng đến xe cộ trên đường, các sinh viên thì thầm vào ĐTDĐ trong thư viện, nhiều món ăn bị cháy thành than trong khi các bà nội trợ bận “nấu cháo” điện thoại thay vì phải để mắt đến cái mà họ đang nấu...

    Tệ nhất là những điều đáng ra riêng tư thì lại được công bố ra cho mọi người cùng biết. Hành khách trên tàu điện ngầm ở London phải nghe một cách bất đắc dĩ tất cả thông tin riêng tư từ những người sử dụng điện thoại len vào tai họ tứ phía. “Anh bán đi cho tôi!” - một người đàn ông nạt người môi giới chứng khoán của ông ta trong điện thoại. “Thôi, đừng mà Jeff!” - một cô gái van nài người bạn trai có trái tim sắt đá của cô ta. “Con đó không bao giờ động một ngón tay vào công việc nhà.” - một phụ nữ phàn nàn về con gái của bà ta. “Con đây, mẹ ơi!” - một cậu trai gầm lên...

    Tôi đã từng chứng kiến việc một thành viên của một câu lạc bộ quí phái nhất Ấn Độ đang thực hiện một cuộc điện đàm hết sức sôi nổi và lờ đi tấm bảng được đặt ngay trước mũi ông ta cách có vài cm mang hàng chữ “Xin quý khách vui lòng không sử dụng ĐTDĐ”.

    Chưa có một phát minh nào lại làm cho nhân cách của con người có thể bị biến đổi một cách trầm trọng đến như vậy. ĐTDĐ đã cướp đi cảm giác riêng tư của mọi người. Nó tước đi sự nhạy cảm của mọi người, thậm chí đến cả sự xấu hổ của họ cũng bị mất đi. Những niềm vui thầm kín và những nỗi buồn đều được tự do chia sẻ với cả thế giới.

    Thế giới hiện có 1,3 tỷ người dùng ĐTDĐ. Số người dùng tại các hòn đảo nhỏ của nước Anh từ chín triệu đã tăng vụt lên tới 50 triệu người sử dụng ĐTDĐ chỉ trong vòng sáu năm. Đáng kinh ngạc là gần 1/4 trẻ em ở độ tuổi 7-10 tại nước Anh đều có ĐTDĐ và 1/3 số đó bị nghiện ĐTDĐ: chúng cảm thấy chán nản nếu không có ai đó gọi cho chúng.

    Có lần tôi thấy một đứa trẻ bốn tuổi chỉ vào một buồng điện thoại bên đường và giải thích cho ông của cậu ta rằng: “Đó là nơi mà ông phải đến, nếu ông không có ĐTDĐ”.

    Để có được một môi trường hoàn toàn tĩnh lặng chắc có lẽ còn xa vời lắm, tuy vậy vẫn có cái để hy vọng. Các nơi “trú ẩn” ngày nay sẽ có tường được dán bằng FSS – có vai trò giống như các... hầm tránh bom trong thời chiến - mới có thể cứu rỗi chúng ta khỏi sự quấy nhiễu của một thế hệ mới “nói nhiều còn hơn máy”.

    (theo The Straits Times)