Ở nhiều trường dân lập, có học sinh đến lớp với nhiều lượng vàng trong túi, dám dọa đánh bảo vệ đáng tuổi cha chú, và sẵn sàng đối phó với cha mẹ bằng cách doạ… tự tử. Vắt óc nghĩ cách ăn chơi Một buổi sáng thứ Hai, cô N.T., công tác tại một trường dân lập (DL) ở quận Tân Bình, đã tái xanh mặt khi thầy chủ nhiệm của lớp 11 thông báo: “Trong cặp của học sinh H. có gần 10 lượng vàng. H. khai là đã lấy của gia đình để tiêu xài”. Theo nội quy của trường, học sinh không được phép mang nhiều tiền hay vàng bạc đến trường, nhưng HS này vẫn bất chấp nội quy. Ông H. D. H., nhân viên bảo vệ trường DL D.T., cho biết chuyện học sinh “boa” cho bảo vệ 500.000 đồng để nhờ mua giùm đồ nhắm hay bia là chuyện bình thường. Khi không được “giúp đỡ”, có học sinh đã tỏ thái độ vô lễ hoặc doạ đánh bảo vệ. Ông H. nói: “Các cháu chỉ đáng tuổi con tôi thôi. Nhưng thấy chúng quá hung dữ, tôi không dám báo với lãnh đạo. Một phần sợ bị trả thù, một phần sợ bị mất việc nếu có chuyện xô xát xảy ra”. Ảnh minh hoạ Đ. V. K., quê Vĩnh Long, học sinh lớp 11 trường DL P.N, nhận xét: “Các bạn trên đây quậy hơn dưới quê em nhiều. Em cứ tưởng lên Sài Gòn học sẽ có môi trường tốt hơn, nhưng không như em tưởng, bạn bè trên đây không hoà đồng và phương pháp giảng dạy của thầy cô cũng không có gì đặc biệt”. Chỉ sau 2 tháng học, K. đã phải xin chuyển trường sau khi bị một trận đòn nhừ tử mà không biết lý do. K bức xúc nói: “Em không hiểu sao mình lại bị đánh. Em đang ngồi học bài thì 4 bạn nhảy vào đánh em. Em báo với thầy chủ nhiệm nhưng thầy xử lý không công bằng. Em sợ bị đánh nữa nên xin chuyển trường”. K. kể rằng những bạn này còn dám gí đầu một bạn khác vào quạt trần đang quay. K. cho biết: “Buổi tối họ không học gì hết mà tập trung lại nhậu. Bia và mồi thì nhờ những học sinh bán trú mua giùm. Nhậu xong là lăn ra ngủ hoặc nhóm này nhóm kia gây sự đánh nhau”. Cuối tuần, các bạn nam cùng lớp K. thường đi chơi ở các quán bar, rồi sáng thứ 2 kể cho nhau nghe bar này, bar kia đẹp thế nào, hấp dẫn ra sao… Chơi “chiêu” để được… đuổi học? Là người có nhiều năm kinh nghiệm ở 2 trường dân lập, cô N.T. nhận xét: “Một khi các em không muốn học và tìm mọi cách để bị đuổi học thì nhà trường và phụ huynh đành chịu thua”. Điển hình là một nữ sinh của một trường DL ở quận Tân Bình muốn nghỉ học nhưng bố mẹ không đồng ý. Và nữ sinh này đã nghĩ ra một “quái chiêu” là “gặp bạn nam nào cũng hôn”. Chỉ cần một ngày cô bé ra chiêu, nhà trường đã phải mời phụ huynh lên để giải quyết cho em thôi học. Cách đây vài tháng, một nam sinh cũng của trường này trèo lên lan can tầng 4 dọa nhảy xuống sân trường nếu thầy không gọi cha mẹ đến gấp. Nhà trường vội liên lạc với phụ huynh, đồng thời khuyên cậu bé không nên làm liều. Nhưng nam sinh này chỉ chịu trèo xuống khi phụ huynh đến và đồng ý cho nghỉ học. Thầy N. T. Phương, cựu giáo viên một trường dân lập, kể về một học sinh cá biệt của mình: “Dù gia đình giàu có nhưng Dinh vẫn nhiều lần ăn cắp tiền bạn bè. Sau khi trộm tiền xong, Dinh thường đưa cho các bạn cùng phòng xài. Cho đến khi nhà trường bắt quả tang và đuổi học, các bạn của Dinh cho biết học sinh này cố tình làm như vậy để được… đuổi học”. Bà Hoàng Nguyên, giám đốc một công ty ở Tây Nguyên, đang vất vả tìm trường cho cậu con trai vừa bị đuổi học ở TP. HCM. Bà than thở: “Nó học lớp 10, nhưng không lo học mà một tuần đánh lộn mấy lần. Dù quen biết với tôi nhưng nhà trường vẫn cương quyết đuổi học. Tôi lo quá, vì gần thi học kỳ I nên hiếm có trường nào nhận thêm học sinh”. Trong khi bà chạy vạy tìm trường, con trai bà lại rất vui khi bị đuổi và còn nói nhỏ với bạn bè: “Cứ chiêu này mà làm thì ông bô bà bô nào cũng phải chịu thôi”. Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lý, Phó Hiệu trưởng Trường DL H.B. tâm sự: “Học sinh dân lập muốn là... trời muốn. Đối với nhiều em, chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh mới đưa các em vào khuôn khổ được. Nói chung, các trường dân lập rất vất vả khi quản lý học sinh”.
Áo trắng nhuốm màu Thời gian gần đây, Hà Nội như “nóng” lên với những vụ án mà thủ phạm đều là học sinh, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Vụ án khởi tố mới đây là vụ 5 học sinh nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 18 tuổi đuổi và chém chết một cô bé mới học lớp 9, mục đích để “rửa hận” cho cô bạn gái của một người trong nhóm. Để đến cuối cùng mới vỡ lẽ ra rằng đã “chém nhầm”. Vụ án khép lại, những kẻ tham gia đã nhận những bản án thích đáng từ cơ quan pháp luật ở cái tuổi đẹp nhất, vô tư nhất của đời người. Tìm đến cơ quan điều tra cảnh sát hình sự Hà Nội nhằm tìm hiểu thêm thông tin, giật mình khi thấy vẫn còn rất nhiều những vụ việc liên quan đến tuổi học đường. Lưu Danh Thắng và Phạm Ngọc Vũ năm nay 18 tuổi, đều đang là học sinh lớp 12 THPT Đại Mỗ, Từ Liêm Hà Nội. Thắng học lớp 12A5, còn Vũ học lớp 12A6. Ngày 18/2/2008, nhà trường tổ chức buổi chào cờ thứ 2 hàng tuần. Thắng đi lấy ghế ngồi và đã va chạm với Vũ. Găm lại sự ấm ức, trưa hôm sau, ngày 19/2/2008. Thắng và bạn là Nguyễn Quang Điệp bị hội của Vũ - đều là học sinh lớp 12A6 quây đánh phải nhảy xuống sông Nhuệ để thoát thân. Thắng và Điệp đã bàn nhau rủ đồng bọn để tổ chức đánh trả thù nhóm Vũ. Khoảng 12 giờ 30 ngày 19/2/2008, Nguyễn Quang Điệp cùng với Nguyễn Quang Cường - sinh năm 1990, trú tại Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đi xe máy đến đầu làng Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm để gặp Ngô Văn Đức. Tại đây, Điệp gọi điện cho Đức ra gặp. Điệp đã kể lại chuyện vừa bị bọn cùng trường đánh và nhờ Đức ngày hôm sau gọi thêm bạn xuống trường để giúp Điệp đánh “rửa hận”. Phía Thắng cũng có sự chuẩn bị về “lực lượng”, khi kể lại câu chuyện bị “bắt nạt” của mình với Lưu Danh Trung, Lưu Việt Đức, Lưu Danh Trai, Trịnh Văn Thắng, Nguyễn Minh Trường, Trịnh Xuân Mạnh, Bùi Quang Hoàn, Ngô Văn Đức và hẹn đến trưa ngày 20/2/2008 đến trường THPT Đại Mỗ đánh trả thù. Đúng y hẹn, khoảng 10 giờ ngày 20/2/2008, hai ngày sau mâu thuẫn xung quanh việc lấy ghế ngồi đầu giờ chào cờ, cả bọn Thắng, Điệp và những người trợ giúp đã tập trung tại quán “net” của anh Đồng ở thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình. Tại đây, bạn gái của Mạnh tên là Mai cũng đến nhập cuộc. Điểm lại người và phương tiện, thấy thiếu xe máy nên Trung quyết định về nhà lấy hai con dao tông và xe máy để đến chở đồng bọn. Trung đưa dao cho Danh Thắng cầm. Tất cả trực chỉ đến trường THPT Đại Mỗ để “lấy lại danh dự”. Đội hình gồm: Tường chở Lưu Việt Đức và Trịnh Xuân Mạnh. Trai chở Hoàn và Lưu Danh Thắng, Trung chở Mai và Trịnh Văn Thắng. Cũng trong thời gian này, khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, Ngô Văn Đức đi học về cùng với Linh - sinh năm 1990 thì nhận được tin nhắn từ Điệp bảo xuống trường ngay. Đức liền lấy xe máy trở Linh xuống quán bi-a gần đó, gặp Nghiêm Văn Hùng – sinh năm 1991, Nguyễn Thành Luân - sinh năm 1992, Nguyễn Thành Lộc – sinh năm 1991, Nguyễn Trung Kiên - sinh năm 1992 - tất cả đều trú tại Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm. Đức bảo rủ cả nhóm cùng xuống trường THPT Đại Mỗ để đánh nhau. Không cần biết lý do, nguyên nhân ra sao… cả bọn đều đồng ý. Nghiêm Văn Hùng về nhà lấy thêm một khoá dây để làm vũ khí. Trên đường đi đến điểm hẹn, cả bọn lại gặp Chiến, sinh năm 1993, người cùng xóm. Luân bảo Chiến chở đến trường Đại Mỗ. Nhóm của Đức đến, gọi điện thông báo với Diệp để nhập cuộc. Tan học, Danh Thắng đi theo cả nhóm để chờ chỉ mặt “kẻ thù” nhằm thanh toán. Lúc này, Danh Thắng đưa cho Tường và Mạnh mỗi người một con dao tông. Còn phân công Lưu Việt Đức đứng đợi đánh nhau xong thì chở hai người tẩu thoát. Phạm Ngọc Vũ tan học đi ra cổng trường. Cả bọn ùa đến vây đánh. Trai xông vào đạp, đấm vào người Vũ, còn Mạnh, Trường cầm dao cùng với Ngô Văn Đức cầm gậy rượt đuổi chém và đánh vào người Vũ nhiều nhát vào vùng lưng, bụng làm cho Vũ ngã xuống đất. Thấy ẩu đả, nhóm bạn của Vũ liền chạy lại can ngăn liền bị các đối tượng còn lại dùng tuýp nước, dây khoá, gạch tấn công. Vũ chạy ngược trở vào trường học và được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện 103 nhưng đã tử vong. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 21/2/2008, cơ quan công an đã bắt giữ Lưu Danh Thắng, Lưu Danh Trung, Lưu Danh Trai, nguyễn Minh Tường, Trịnh Xuân Mạnh, Nguyễn Quang Điệp, Ngô Văn Đức. Ngày 22/2/2008, tiếp tục bắt giữ Bùi Quang Hoàn, ngày 23/2/2008, bắt giữ Trịnh Văn Thắng và Lưu Việt Đức. Sử dụng vũ khí, câu kết với những đối tượng bất hảo ngoài trường để tăng thêm sức mạnh, tổ chức rất tinh vi từ việc ai cầm dao, ai đưa người bỏ trốn… và rồi những xích mích kèn cựa tuổi học trò đã biến thành cuộc ẩu đả nhuốm máu giang hồ. Cái giá phải trả nho việc giành một chiếc ghế quá đắt: 1 người chết và rất nhiều người phải vào tù. (Theo Giáo dục & Thời đại)
Video: Nữ sinh Buôn Mê Thuột và trận đòn thù tàn nhẫn Tôi vô tình xem bài viết này trên 1 trang web và không biết nói gì hơn !x-(x-(x-( Bạn nghĩ sao nếu bạn của mình mượn tiền, lấy quần áo của mình mà mình đòi hoài vẫn không trả ? [FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Mỗi người đều có câu trả lời và cách xử lý riêng đúng không? Còn dưới đây là cách xử lý của 1 nhóm bạn gái ở TP Buôn Mê Thuột ! Mới đầu khi chuẩn bị xem video này tui cũng chỉ nghĩ là chỉ xô đẩy tý thôi vì dù gì họ cũng là bạn bè, cùng lắm là không chơi với nhau nữa nhưng thật bất ngờ, các girl này hành xử bạn mình theo kiểu xã hội đen, lôi bạn mình đến 1 nơi vắng (lô cafe) , thay nhau đánh đập, mặc cho bạn mình khóc lóc van xin, đánh như đánh 1 kẻ thù [/FONT] [FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Vậy mà khi tác giả của video này hỏi: "Bạn bè gì mà đánh mạnh tay vậy em?" thì nhận ngay đc 1 câu trả lời thật là lạnh lùng: "Đó là luật của tụi em rồi, với lại ghê gì đâu anh chưa lột hết đồ nó ra mà " Theo lời kể thêm của tác giả video này thì tất cả có 4 người đánh 1 người, thay phiên nhau đánh (tụi e 1 đánh 1 nhá ko chơi hội đồng) ! Đánh cho đến khi "Chân em đau quá rồi không đánh nổi nữa" ![/FONT] Xem video ở đây. http://forum.zing.vn/f14/video-nu-sinh-buon-me-thuot-va-tran-don-thu/t187529.html Kết quả bạn gái này: Ôi giới trẻ bây giờ "những còn ngựa hoang bất kham"