Người chết vẫn cần ĐTDĐ Theo một bản nghiên cứu mới, hơn 1/5 số dân Anh muốn được “sang thế giới bên kia” cùng với chiếc điện thoại di động của họ. Có một vài lý do cho “sở thích quái dị” đó. [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Một trong những lý do đó là họ mong muốn giữ chiếc điện thoại bên mình để có thể vẫn nhận được tin nhắn hay cuộc gọi từ người thân ngay cả khi họ “đi vào cõi vĩnh hằng”. Theo như truyền thống an táng của người Ai Cập, người chết thường được chôn cất với đống của cải mà họ có được thì người Anh cũng có quan niệm tương tự. Nhưng có một điểm khác biệt đó là người Anh chỉ mong muốn đem theo mình những vật dụng gợi lại kỉ niệm đặc biệt chứ không phải đống tài sản kếch xù. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Một bản khảo sát các khách hàng độ tuổi từ 18 đến 30 đặt ra câu hỏi: “Nếu chỉ được chọn một thứ, bạn sẽ chọn cái gì mang theo mình khi nằm trong áo quan?”. 17% số người được hỏi chọn điện thoại di động. Phần đông chọn nhẫn cưới và một số đồ trang sức khác như vòng đeo cổ và hình trái tim có ảnh. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Một số vật dụng cá nhân khác cũng nằm trong danh sách được chọn bao gồm ảnh người thân, thư từ hay đồ chơi trẻ con. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lý do không chỉ đơn thuần có vậy. Một số người khác muốn có chiếc điện thoại “đi theo” mình là vì họ sợ họ vẫn còn sống ngay cả khi nằm trong áo quan, dưới 7 tấc đất. Họ mang theo điện thoại để có thể gọi báo cho người thân rằng họ vẫn chưa hề chết. Còn một số người thì đơn giản không muốn người khác “vọc” điện thoại của họ để đọc tin nhắn hay xem ảnh sau khi họ chết đi. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Chúng tôi xin được lấy lời phát ngôn viên của một hãng điện thoại di động làm lời kết: "Điện thoại di động là phương tiện kết nối hiện đại giữa con người với thế giới xung quanh. Không có gì ngạc nhiên khi những vật dụng truyền thống như chuỗi hạt, sách cầu nguyện không còn là lựa chọn hàng đầu nữa." [/FONT] (24H.COM.VN)