Cảnh đìu hiu tại một điểm Bưu điện văn hóa xã. (ảnh: Ngọc Minh) ICTnews – Doanh thu bình quân 385.000 đ/tháng, thậm chí có điểm chỉ đạt 5.000 đ/tháng đã khiến hàng loạt điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) lam vào cảnh “sống thực vật”. Một năm sau khi Bộ TT&TT chủ trì đánh giá lại hoạt động 10 năm của hệ thống điểm BĐVHX, đến nay VNPT vẫn chưa có được một định hướng để cải tổ lại hoạt động của hệ thống này. Trong khi đó, một số nơi, nhân viên điểm BĐVHX đã bỏ việc vì thu nhập của họ ở mức quá thấp. Doanh thu có nơi chỉ có 5.000 đồng/tháng Theo số liệu của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) các chỉ tiêu liên quan đến điểm BĐVHX ngày càng giảm. Quý II/2009, chỉ còn 7.973 điểm đang hoạt động, giảm 34 điểm so với quý I, giảm 50 điểm so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh thu quý II/2009 đạt 32,5 tỷ đồng, bình quân mỗi điểm đạt 1,347 triệu đồng/tháng, giảm 192.000 đồng so với quý I/2009. Ngay tại Hà Nội được cho là thị trường mầu mỡ, thì số phận các điểm BĐVHX cũng vẫn trong cảnh lay lắt. Bưu điện TP Hà Nội hiện đang quản lý 371 điểm BĐVHX, trong đó, doanh thu bình quân của các điểm BĐVHX đạt 385.000 đồng/điểm, điểm có doanh thu thấp nhất là BĐVHX Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ) chỉ vẻn vẹn 5.000 đồng/tháng. Chỉ có 4 điểm đạt doanh thu trên 5 triệu đồng/tháng, 16 điểm đạt doanh thu từ 3-5 triệu đồng/tháng; 35 điểm doanh thu từ 1-3 triệu đồng/tháng; 115 điểm có doanh thu từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng; 170 điểm có doanh thu dưới 100.000 đồng, còn lại khoảng hơn 30 điểm không có doanh thu. Bưu điện Hà Nội cho biết, mặc dù vẫn cấp bù để nhân viên có thù lao tối thiểu 400.000 đồng/tháng, nhưng với khoản thu nhập ít ỏi như vậy thì không ai có thể sinh sống được ở một nơi đắt đỏ như Hà Nội, nên có một số điểm nhân viên đã tự ý nghỉ việc. Chị Phạm Thị Huệ (điểm BĐVHX xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết, từ vài năm nay tại điểm này hầu như không có doanh thu, bán thẻ cũng không ai mua, báo không có người đến đọc. Đến nay, hàng tháng chị chỉ được nhận 150.000 đồng thù lao trông coi bảo vệ, may mà từ năm 2008 Bưu điện huyện Gia Viễn đã cho chị thu cước của hơn 300 máy điện thoại trong xã, bù đắp thêm một phần thu nhập cho chị. Chị Huệ còn cho biết, nhân viên một số điểm ở các xã lân cận thuộc Gia Viễn đã nghỉ việc mà chính quyền ở đó không thể tìm được người thay thế, vì hiện nay không có ai muốn làm ở điểm BĐVHX nữa. “Có thể tôi sẽ tìm một công việc khác nếu tình trạng kinh doanh của BĐVHX không được cải thiện”, chị Huệ nói. Ông Hoàng Văn Liêm, Giám đốc Bưu điện tỉnh Ninh Bình cho rằng, đã qua cái thời nhiều người phải “tìm cách” để được làm ở BĐVHX. Mặc dù Bưu điện tỉnh Ninh Bình đã nghĩ mọi cách để giải bài toán thu nhập cho nhân viên như: Cho bán thẻ, thu cước, đóng bảo hiểm, hoặc chỉ quy định mở cửa tối đa 4 giờ/ngày. Dù đã khuyến khích hết mức thế nhưng có đến 2/3 trong số hơn 100 điểm BĐVHX ở Ninh Bình không có doanh thu. Nhiều điểm không hề có khách đến, điện thoại không ai gọi, Internet không có người đến truy cập, báo không có người xem, Công báo của Chính phủ cấp về, Bưu điện chuyển sang xã mà xã cũng không nhận. Nhiều điểm phải đóng cửa vì chính quyền xã không thể tìm được người thay thế khi nhân viên ở xã đó nghỉ việc. Dài cổ chờ... cơ chế Ông Liêm cho biết, chính vì áp lực phải cắt giảm chi phí để giảm lỗ cho bưu chính nên Bưu điện Ninh Bình đã buộc phải cắt giảm thù lao cho nhân viên BĐVHX. Nơi nào không có doanh thu thì chỉ được hưởng tiền bảo vệ, còn nơi nào có doanh thu sẽ có thêm hoa hồng. Ông Liêm trăn trở: “Chúng tôi mong có một lời giải cho vấn đề điểm BĐVHX, còn nếu cứ duy trì như hiện nay thì tạo áp lực rất lớn cho bưu chính”. Theo ông Liêm, điểm nào không hiệu quả nên mạnh dạn bỏ, chỉ nên duy trì những điểm nào kinh doanh hiệu quả. Bởi vì, nếu nhu cầu thị trường không có thì thì mục đích duy trì để cung cấp dịch vụ công ích cũng không thể đạt được. Tương tự, ông Hoàng Quốc Cảnh, Giám đốc Bưu điện Thanh Hóa cũng cho biết, không ít nhân viên của điểm BĐVHX ở đây nghỉ việc để đi làm việc khác vì lý do thu nhập. Hiện Thanh Hóa đang cố gắng hết sức để duy trì hoạt động của điểm BĐVHX, nhưng nếu cứ kéo dài mãi sẽ hết sức khó khăn. “Doanh thu từ dịch vụ viễn thông tại đây đã về “số không”, bưu chính cũng chỉ cầm cự. Nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu một cơ chế chuyển hướng cho các điểm BĐVHX”, ông Cảnh nói. Một lãnh đạo Bưu điện Hà Nội cũng cho rằng, những điểm nào kém hiệu quả thì nên xóa bỏ. Mới đây, Sở TT&TT Hà Nội cũng đã kiểm tra tình hình kinh doanh của điểm BĐVHX và đề nghị Bưu điện Hà Nội giải bài toán doanh thu bằng cách cho các doanh nghiệp viễn thông (kể cả VNPT và các doanh nghiệp khác) thuê đặt trạm BTS, nhưng Bưu điện Hà Nội lại chần chừ vì còn chờ chủ trương từ các cơ quan cấp trên. Minh Quyên – Ngọc Minh Mã: [/URL][URL]http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Nhan-vien-diem-BDVHX-bo-viec-vi-thu-nhap-thap/2009/09/1VCMS821075/View.htm[/URL][URL="http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Nhan-vien-diem-BDVHX-bo-viec-vi-thu-nhap-thap/2009/09/1VCMS821075/View.htm"]
VN post có bộ mãy lãnh đạo quá cồng kềnh! Giờ còn đang sống dở chết dở? Ngay cả nhân viên đang hưởng biên chế còn trong tình trạng xin nghỉ ko lương tràn ngập, nhân tài thì ko thể trụ nổi vì đồng lương ko thoả đáng. Huống hồ gì nhà nhân viên Bưu điện VHX?
Bưu chính thì vất vả rồi , nếu nói làm bưu chính mà có lãi thì rất khó vì với 1 cái tem 800d bạn có thể gửi thư 100km hoặc thậm chí 1400km . Nên nhân viên bưu chính rất vất vả , đã thế các điểm bưu cục nhỏ thường 1 người phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc với 1 tá sổ sách bưu phẩm bưu kiện này nọ , làm bưu cục lớn thì 1 người đảm nhận 1 việc chuyên biệt nhưng số lượng công việc thì nhiêu . Lại hay đền tiền oan vì chỉ 1 lúc sơ suất lấy thiếu hoặc tính nhầm tiền cho khách . Nói chung bưu chính VN phải dần dần tiến đến như bưu chính các nước , có thể kiêm luôn cả uỷ quyền bưu điện thu tiền điện , nước , dịch vụ công cộng gộp lại hoặc thương mại hoá các dịch vụ thì hay .