Nhật Bản nghiên cứu phát triển ĐTDĐ ''cảm giác''

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi nxc, 6 Tháng tư 2004.

  1. nxc Ex-SMod

    [​IMG] Nói chuyện không cần sử dụng đến thanh quản, biết trước hướng của cuộc gọi đến, hay thậm chí là liên lạc bằng cả 5 giác quan đang là giấc mơ của các nhà nghiên cứu Nhật Bản về điện thoại di động trong tương lai.


    Giam mình trong các phòng thí nghiệm siêu hiện đại trong một khu đồi thoai thoải xuống biển, cách Tokyo một giờ rưỡi lái xe về hướng Nam, gần 900 kỹ sư đang miệt mài với công việc nghiên cứu - phát triển cho NTT DoCoMo, hãng điện thoại di động số một Nhật Bản. Họ, những chuyên gia về liên lạc di động, multimedia và thí nghiệm mạng đang ấp ủ những giấc mơ về các ứng dụng của tương lai, không chỉ là công nghệ di động thế hệ thứ tư, 4G mà còn cả 5G nữa.

    ''Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề của 5 giác quan. Khứu giác và Vị giác có lẽ là khó nhất'', Toshio Miki, Giám đốc quản lý của phòng thí nghiệm multimedia DoCoMo cho biết. DoCoMo cũng chính là hãng di động đầu tiên trên thế giới tung ra dịch vụ 3G vào tháng 10 năm 2001 với tên gọi FOMA, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 384 kilobit/giây, cho phép người sử dụng trò chuyện bằng đường link video hoặc vừa nói truyện, vừa lướt Web. Mục tiêu kế tiếp của DoCoMo là đạt được tốc độ 100 triệu bit/giây cho mạng 4G vào năm 2010, và các nhà khoa học tại Yokosuka đã thao diễn một số chức năng mà họ hy vọng có thể kịp đưa ra giới thiệu vào thời điểm đó.

    Một trong số đó là chức năng biến điện thoại di động thành thiết bị theo dõi dấu vết, giúp bạn tìm một người bạn tại nơi công cộng đông đúc, một tính năng còn thiếu vắng hoặc hạn chế ở các model điện thoại hiện hành. Chức năng này hoạt động nhờ khả năng tái tạo âm thanh định hướng với sự giúp đỡ của công nghệ Định vị vệ tinh. Giọng nói của người đối thoại có thể đến từ bên trái hoặc bên phải, trước hoặc sau để tương ứng với vị trí thực sự của họ trong mối tương quan với người còn lại.

    Nếu một ngày nào đó, chức năng này có thể được kết hợp thực sự vào một thiết bị cầm tay có mặt trên thị trường, nó sẽ giúp cho các cuộc hội thảo 3 đường tiếng trở nên tự nhiên hơn và dễ dàng theo dõi hơn. Khi sử dụng điện thoại video, người sử dụng sẽ có được ấn tượng như âm thanh thực sự được phát ra từ miệng người nói trên màn hình.

    Tuy nhiên, Ý niệm này mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tiên. DoCoMo cũng đang nghiên cứu một công nghệ khác cho phép nhận dạng nội dung hội thoại chỉ thông qua cử động của cơ mặt mà không cần tiếp xúc với bất cứ âm thanh nào. Ứng dụng này tỏ ra hữu dụng trong những trường hợp cần có thái độ thận trọng, phải tôn trọng sự yên lặng, chẳng hạn như trong môi trường thư viện, phòng họp hoặc ngược lại, ở những nơi có quá nhiều tiếng ồn.

    Sau 3 năm, DoCoMo đã thành công trong việc mô phỏng tất cả 5 nguyên âm của tiếng Nhật với một synthesizer hoặc trên màn hình nhờ sử dụng điện cực tại vùng gò má, giữa mũi và môi trên và phía dưới cằm. Giờ đây, DoCoMo lại bắt tay vào việc mô phỏng các phụ âm, một quá trình gian nan hơn nhiều và số lượng lớn hơn nhiều. Ngoài tiếng Nhật, DoCoMo cũng đang nghiên cứu mô phỏng các thanh âm của tiếng Anh.

    Theo Itoday
    Thông tin từ www.tintucvietnam.com