Những bức ảnh giả mạo nổi tiếng nhất thế giới

Thảo luận trong 'Kinh Nghiệm Chụp Ảnh' bắt đầu bởi manu, 6 Tháng chín 2008.

  1. manu Thành viên

    Ngày nay, việc làm giả hình ảnh là chuyện xảy ra như cơm bữa do các phần mềm chỉnh sửa ảnh ngày càng trở nên tinh vi. Và nhờ có internet mà việc phát tán những tấm ảnh giả này chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Dưới đây là những bức ảnh giả thú vị, ấn tượng nhất nhưng cũng gây tranh cãi nhiều nhất. Hầu hết trong số này được “sáng tác” trong vòng 5 năm qua. Có những tấm ảnh được chỉnh sửa để tạo ra tiếng cười nhưng một số mang mục đích chính trị.

    1. Cá mập tấn công trực thăng

    [​IMG]

    Bức ảnh gây chú ý này được tạo nên nhờ việc kết hợp 2 tấm ảnh riêng biệt - một bức ảnh là trực thăng của Không quân Mỹ trong lần diễn tập tại
    San Francisco và tấm ảnh kia là con cá mập trắng khổng lồ đang nhảy lên khỏi mặt nước ở Nam Phi.

    Bức ảnh này xuất hiện năm 2001 và được phát tán qua email với lời chú thích: Một con cá mập đã tấn công các thủy thủ của Hải quân Anh tại Nam Phi. Nhưng người ta có thể dễ dàng nhận ra trong ảnh có sự xuất hiện của chiếc cầu Golden Gate tại San Francisco.

    2. Con mèo trắng khổng lồ

    [​IMG]

    Bức ảnh về một con mèo khổng lồ đã được phát tán khắp thế giới qua email năm 2000, đôi khi còn đi kèm với một câu chuyện nói rằng mẹ của con mèo đã lớn lên gần một phòng thí nghiệm hạt nhân Canada.

    Nhưng 1 năm sau đó, người đàn ông trong ảnh thú nhận rằng ông đã làm giả bức ảnh trên máy tính. Cordell Hauglie đã gửi bức ảnh cho bạn bè để tạo nên tiếng cười, nhưng không ngờ nó lại được phát tán rộng rãi khắp thế giới như vậy. Con mèo trong ảnh là có thật và là mèo “cưng” của con gái Hauglie nhưng nó chỉ nặng 9,6kg chứ không phải 40kg như người ta đồn thổi.

    3. Binh sĩ búp bê!

    [​IMG]

    Năm 2005, một nhóm nổi dậy tự xưng là Al Mujahedeen Brigade đã đăng tải bức ảnh mà nhóm này khẳng định là một binh sĩ Mỹ tên John Adam, đe dọa sẽ chặt đầu anh ta trừ khi các tù nhân Iraq được thả.

    Al Mujahedeen Brigade đã đưa ra tuyên bố trên với báo giới, cho tới khi giám đốc điều hành một công ty đồ chơi cho hay binh sĩ trong ảnh chỉ là một trong những búp bê hãng mà thôi!

    4. Sóng thần châu Á chụp… từ châu Mỹ

    [​IMG]

    Bức ảnh này được phát tán khắp thế giới ngay sau vụ sóng thần năm 2004, cùng với chú thích rằng nó được thực hiện ngay trước khi một cơn sóng lớn ập vào thiên đường du lịch Phuket, Thái Lan.

    Nhưng bức ảnh này hoàn toàn là giả mạo. Thứ nhất, trong ảnh là bờ biển của thành phố Antofagasta, Chile và sóng do con người “vẽ” thêm trên máy tính.

    5. Tổng thống Bush… đọc ngược

    [​IMG]

    Các đối thủ của Tổng thống Bush chắc hẳn rất hài lòng trước bức ảnh chụp ông chủ Nhà Trắng đang cầm một quyển truyện tranh theo chiều lộn ngược trong chuyến thăm tới một trường học năm 2005.

    Trên thực tế, ông Bush đã cầm sách đúng chiều. Những kẻ giả mạo đã sử dụng công cụ xoay ngược ảnh trong Photoshop để chỉnh sửa.

    6. Bộ xương khổng lồ được phát hiện ở Ấn Độ

    [​IMG]

    Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ hiện vẫn nhận được những câu hỏi về bức ảnh này, được đăng tải trên một tạp chí của Ấn Độ năm 2007 để minh họa cho một bài báo nói rằng các nhà khảo cổ của Hiệp hội đã phát hiện bộ xương của những người khổng lồ.

    Tuy nhiên, trên thực tế bức ảnh này được sáng tác để gây cười trong một cuộc thi chỉnh sửa ảnh. Nó đã được lưu truyền trên các blog và các trang web trong nhiều năm.

    7. Cá mập theo đuôi 2 thợ lặn

    [​IMG]

    Bức ảnh này được một người tham gia cuộc thi chỉnh sửa ảnh trên mạng đăng tải. Tuy nhiên, nó đã được phát tán trên internet qua email với lời chú thích đi kèm rằng, bức ảnh do con trai của cặp thợ lặn chụp trong một chuyến đi nghỉ ở Australia.


    Nhưng cha mẹ của cậu bé tuyên bố, họ không tin họ đã ở rất gần con cá mập nếu như những bức ảnh không được chỉnh sửa.

    8. “Tài liệu bí mật” của Karl Rove

    [​IMG]

    Khi bức ảnh cố vấn hàng đầu của Tổng thống Bush là Karl Rove rời một nhà hàng với cặp tài liệu có chữ Coptix xuất hiện trên các trang web, điều đó như đã chứng minh những tin đồn rằng hệ thống email bí mật của Nhà Trắng đã được sử dụng cho các mục đích bất chính.

    Nhưng trên thực tế bức ảnh chỉ là một trò lừa của các nhân viên tại Coptix, một công ty chuyên về web mà tên của nó giống với hệ thống email của Nhà Trắng. Ông Rove đúng là đã có mặt tại nhà hàng nhưng không cầm theo bất kỳ tài liệu nào.

    9. Dàn khoan dầu, bão và sét

    [​IMG]

    Cảnh tượng một cơn bão kinh hoàng này đã xuất hiện trên internet với nhiều dị bản khác nhau qua nhiều năm. Bão và gió xoáy là một bức ảnh có thật, do một nhiếp ảnh gia nghiệp dư chụp được ở Flordia năm 1993. Nhưng dàn khoan dầu được cắt và ghép vào từ một bức ảnh riêng biệt.

    10. Những nàng tiên chỉ là chuyện bịa

    [​IMG]

    Đây là một trong những bức ảnh giả mạo xuất hiện sớm nhất và được cho là nổi tiếng nhất thế giới. Hai người anh em họ Elsie Wright, 16 tuổi và Frances Griffiths, 10 tuổi, khẳng định họ đã chụp được ảnh một nhóm các nàng tiên gần nhà của họ ở Bradford (Anh) vào năm 1917. Tuy nhiên, họ đã thú nhận làm giả những bức ảnh này năm 1981.

    Lưu Ly
    Theo Telegraph
    huynhductai thích bài này.
  2. BlueStar

    BlueStar Thành viên

    Bài viết:
    244
    Được Like:
    566
    Có cái hình 1 với 2 em thấy rùi, trên VTC5 chương trình ''TIn hay ko tùy bạn"