Những công nghệ hiển thị đang nổi

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi Bright, 9 Tháng ba 2009.

  1. Những công nghệ hiển thị đang nổi

    Các thiết bị điện tử hiện nay đang phát triển theo xu hướng gọn nhẹ, tiện dụng, siêu di động và tiết kiệm năng lượng. Và ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hiển thị cũng không nằm ngoài xu thế đó với các kỹ thuật hiển thị đang nổi hiện nay như OLED, cảm ứng và màn hình có thể uốn dẻo.

    [​IMG]

    Màn hình OLED

    Đây là loại màn hình sử dụng công nghệ diode hữu cơ tự phát sáng nên không cần đèn nền chiếu sáng như các màn LCD hiện nay. Do đó, màn hình OLED sẽ tiết kiệm tới 40% điện năng, mỏng, nhẹ, thời gian đáp ứng nhanh và có độ phân giải màu cao so với công nghệ tinh thể lỏng.

    Chúng có thể rất mỏng, uốn cong và trong suốt. Tuy nhiên, hiện các màn hình này vẫn còn rất đắt vì vậy mà loại màn hình này mới chỉ được dùng để trang bị cho những dòng sản phẩm có kích thước nhỏ.

    Hiện nay có rất nhiều các màn hình OLED cỡ nhỏ dành cho các máy ảnh và các thiết bị điện tử có kích cỡ tương tự hiện đang bán trên thị trường. Gần đây, các tấm màn hình tầm trung cũng đã được trang bị cho các khung ảnh Kodak, laptop mini của OQO và mới chỉ mẫu có lớn kích cỡ lớn hơn một chút cho TV OLED 11-inch của Sony. Samsung cũng đã thử nghiệm màn hình OLED 31-inch nhưng hiện vẫn chưa thể tung ra thị trường.

    Trong năm 2008, doanh thu của màn hình OLED thấp hơn so với mà hình phẳng hiện nay nhưng hãng dự đoán con số này sẽ không ngừng tăng từ 625 triệu USD lên 6 tỷ USD vào năm 2015.

    Màn hình cảm ứng

    Màn hình cảm ứng đang rất được ưa chuộng trên các thiết bị di động hiện nay mà điển hình nhất là chiếc iPhone của Apple. Hiện trên thị trường có hàng tá công nghệ như vậy từ cảm ứng điện dung, điện trở đến cảm ứng hồng ngoại và sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Công nghệ này sẽ còn tiến xa hơn không chỉ thể hiện ở tính chuyên nghiệp mà còn phải thể hiện được sự tương tác rõ nét hơn với con người.

    Đó là các công nghệ màn hình cảm ứng đa điểm, có thể nhận biết sự di chuyển, cử chỉ của con người. Các các hãng máy tính xách tay như HP, Dell đã bắt đầu ứng dụng công nghệ màn hình cảm ứng đa điểm trên sản phẩm của mình. Theo hãng nghiên cứu thị trường iSuppli (Mỹ), màn hình cảm ứng sẽ là giao diện phổ biến nhất trong tương lai với sự có mặt trong khoảng 800 triệu sản phẩm vào năm 2013.

    Sách điện tử

    Thị trường e-book đang tăng từ con số 1,3 triệu đơn vị vào năm ngoái lên 3,1 triệu trong năm 2009 và sẽ lên tới 33,1 triệu bản vào năm 2015. Hai hãng sản xuất ebook hàng đầu hiện nay là Sony (Sony Reader) và Amazon (Amazon Kindle) cũng đã bắt đầu cho ra mắt sách điện tử có màn hình cảm ứng.

    Công nghệ màn hình được ứng dụng cho ebook sau này sẽ được chế tạo từ nhựa plastic mềm dẻo. Do đó, các cuốn sách điện tử trong tương lai sẽ mỏng như một tờ giấy (chứ không đồ sộ như màn hình LCD và plasma) và có thể uốn cong được. Điển hình là màn hình 10,7-inch của Plastic Logic thay thế cho giấy điện tử đã được demo vào năm ngoái và màn hình 19,5-inch của NEC.

    Máy chiếu siêu nhỏ

    Trên thị trường ngoài các loại máy chiếu bỏ túi siêu di động rất được ưa chuộng thì đang có xu hướng phát triển các loại máy chiếu siêu nhỏ. Loại máy này sẽ được tích hợp trong các thiết bị như ĐTDĐ, máy ảnh số,…

    Công nghệ hiện đại đã đưa chiếc ĐTDĐ thành máy xem phim hay máy nghe nhạc bỏ túi nhưng nếu muốn trình diễn đoạn video cho mọi người cùng xem trên một màn hình lớn hơn thì cần tích hợp thêm một máy chiếu siêu nhỏ như PicoP của Microvision.

    PicoP sử dụng 3 tia lade cực nhỏ (màu xanh lá cây, đỏ, xanh dương), một bộ kết hợp có công dụng tổng hợp các màu sắc của tia lase lại với nhau thành một điểm ảnh màu đồng nhất và gương cực nhỏ (1mm). PicoP có thể trình diễn hình ảnh với độ lớn lên đến 50-inch trong một phòng tối. Và trong tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở 50-inch và mở rộng tới 100-inch nhưng kích thước của máy chiếu vẫn nhỏ như cũ.

    Theo VnMedia