Xin giúp Những kiến thức và kỹ năng mà người học quản trị kinh doanh cần có

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi hocketoan0114, 28 Tháng chín 2016.

  1. hocketoan0114 Thành viên

    Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội tạo ra một môi trường kinh doanh sôi nổi, đồng thời kéo theo nhu cầu nhân sự rất lớn trong lĩnh vực này. Học quản trị kinh doanh là ngành cung cấp được những kiến thức kinh tế, quản trị… bao quát cho người học mở ra nhiều cơ hội khi ra trường. Người học quản trị kinh doanh có nhiều triển vọng nghề nghiệp: marketing, kinh doanh, nhân sự, quản lý doanh nghiệp. Người học quản trị kinh doanh có rất nhiều cơ hội làm việc nhưng cũng có rất nhiều cạnh tranh vì ngành học dễ thất nghiệp vì thị trường việc làm đã bão hòa, có quá nhiều người học quản trị kinh doanh mà thất nghiệp hoặc làm trái ngành, trái nghề. Nên khi học quản trị kinh doanh bạn cần phải không ngừng nâng cao kiến thức của mình, tìm hiểu những phương pháp kinh doanh mới để có thể chinh phục những nhà tuyển dụng khi bạn đăng tuyển, trước mắt bạn cần chú trọng học những cái gì và cần trao dồi những kỹ năng, kinh nghiệm gì? Sau đây trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: www.gec.edu.vn) sẽ cùng các bạn phân tích và tìm ra giải pháp tốt nhất cho các bạn.
    [​IMG]
    1. Những kiến thức mà người học quản trị kinh doanh cần bồi dưỡng
    - Quản trị nguồn nhân lực: Chiến lược nguồn nhân lực / HR STRATEGY; Hoạch định nguồn lực cần thiết, tuyển dụng bổ nhiệm nhân sự; Thiết kế mô tả và phân tích công việc; Đánh giá kết quả công việc KPIs/BSC; Đào tạo phát viển và xây dựng lộ trình công danh.
    - Chiến lược và chính sách kinh doanh: Tổng quan về quản trị chiến lược; Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài; Hình thành và lựa chọn chiến lược: phân tích ma trận swot: điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội; Các loại chiến lược, thực hiện kiểm tra và đánh giá chiến lược; Chiến lượt áp dụng cho các doanh nghiệp cụ thể'
    - Quản trị tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết tiền tệ theo thời gian; Lượng giá chứng khoán; Hoạch định ngân quỹ vốn đầu tư dài hạn; Lập kế hoạch tài chính.
    - Nghiệp vụ ngoại thương: Giới thiệu ngoại thương và Incoterms; Tỷ giá hối đoái và đồng tiền thanh toán ngoại thương; Các phương tiện thanh toán quốc tế; Các phương thức thanh toán quốc tế; Tín dụng chứng từ; Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương; Hợp đồng ngoại thương; Thực hành soạn thảo một hợp đồng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
    - Nghệ thuật và tâm lý giao tiếp (Nghệ thuật lãnh đạo và thương lượng đàm phán trong kinh doanh)
    - Luật thương mại: Những quy định chung về luật thương mại; Pháp luật về doanh nghiệp: Các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vôn đầu tu nước ngoài,...; Tổ chức lại, giải thể, phá sản; Hợp đồng thương mại: Khái niệm về hợp đồng thương mại, nội dung hợp đồng thương mại, thực hiện hợp đồng thương mại; Giải quyết tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại; Luật kinh doanh.
    - Phát triển văn hóa doanh nghiệp - xử lý xung đột: Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, cách thức tổ chức về văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài; Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Định hướng và hoạch định các nguồn lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Phát triển kỹ năng giao tiếp và hoạch định công việc, thông qua các chương trình thảo luận tại lớp và đánh giá VNDN tại các công ty Nhật Bản.
    - Thực hành trở thành chuyên viên tư vấn phát triển VHDN, vì mục tiêu phát triển bền vững tại doanh nghiệp; Văn hóa doanh nghiệp giá trị cốt lõi quyết định sự thành bại của DN, xây dựng VHDN hôm nay nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp trong tương lai.
    - Quản trị Marketing: Giới thiệu về quản trị marketing; Phân tích môi trường marketing; Phân khúc thị trường. Mục tiêu và định vị thị trường. Sản phẩm, giá, kênh phân phối, khuyến mãi và chiêu thị cổ động.

    2. Những kỹ năng mà người học quản trị kinh doanh cần có
    - Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị: có sự chuẩn bị kỹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, phóng khoáng và sẵn sàng cho mọi tình huống, phương án có thể xảy ra để giúp bạn đàm phán thành công với khách hàng. Hơn nữa bạn cũng cần nghiên cứu, đánh giá những cơ hội kinh doanh mà họ đang thực hiện. Vì vậy, đối với người học quản trị kinh doanh, cơ hội thành công của họ là rất lớn.
    - Kỹ năng giao tiếp. Tạo ra sự cạnh tranh cần có một cách suy nghĩ mới về quá trình kinh doanh và cách bạn đã phản ứng với khách hàng. Những điều này sẽ giúp bạn hình thành nên nền tảng của kỹ năng giao tiếp, giúp bạn làm việc với khách hàng và đồng nghiệp theo cách tôn trọng lẫn nhau và cuối cùng là sự thành công lâu dài cho cả khách hàng và bản thân bạn.
    - Kỹ năng lãnh đạo: đây là một kỹ năng quản lý quan trọng , thể hiện khả năng để thúc đẩy một nhóm người cùng hướng tới một mục tiêu chung. Nó cũng thể hiện ở khả năng chịu trách nhiệm, hình thành và thúc đẩy nhóm. Chìa khóa ở đây là biết làm thế nào để tạo được mối quan hệ và ảnh hưởng lâu dài với khách hàng tương lai, khách hàng, nhà cũng cấp, nhân viên và các nhà đầu tư.
    - Kỹ năng cộng tác. Kỹ năng này là khả năng hợp tác của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng thiết lập ra giải pháp. Hãy để cho khách hàng cảm thấy tự tin khi thiết lập giải pháp cùng bạn. Khi bạn đã có mối quan hệ tốt với khách hàng thì mọi điều sẽ diễn ra suôn sẻ.
    - Đây là những kỹ năng cơ bản mà người học quản trị kinh doanh cần có để có thể thành công trong nghề, hơn nữa các bạn cũng cần rèn luyện thêm về các kỹ năng như: kỹ năng ủy thác, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian công việc,...

    Tóm lại, việc chọn ngành Quản trị kinh doanh khi theo học để có cơ hội trở thành những nhà quản lý chuyên nghiệp là nằm trong tầm tay của các bạn. Tuy nhiên, các bạn cũng nên tìm hiểu rõ ngành học, tăng cường nâng cao kiến thức thực tế ở những trung tâm ngắn hạn và chọn những trung tâm đào tạo tin cậy, đặc biệt là có sự đầu tư đúng đắn trong suốt quá trình học để có khởi đầu nghề nghiệp như mong ước.



    Nguồn: http://gec.edu.vn/hoc-quan-tri-kinh-doanh.html