Xin giúp Những quy định mà người lao động cần biết

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi hocketoan0114, 25 Tháng tư 2017.

  1. hocketoan0114 Thành viên

    Là một người lao động hay sử dụng lao động thì các bạn cần phải hiểu rõ về những quy định của nhà nước để đem lại lợi ích cho mình. Chính vì thế trong chương trình học quản trị nhân sự thì người học cần thể để ý về những quy định về hợp đồng lao động, cũng như quy định về tiền lương và thời gian làm việc, nghĩ ngơi để có thể mang lại cho mình những lợi ích hợp lý và không bị mất quyền lợi.

    [​IMG]
    1. Những quy định về hợp đồng lao động
    - Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
    - Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)
    - Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.
    - Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì: HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.
    - Thử việc: Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên. Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày. Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày. Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó. Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.
    - Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.
    - Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự; Bị tạm giam, tạm giữ; Cai nghiện; Mang thai...
    - Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân: Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày; Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày; Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.
    - Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).

    2. Những quy định về tiền lương
    - Mức lương của NLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.
    - Phải được trả lương đầy đủ, đúng hạn, nếu NSDLĐ chậm lương thì chậm không quá 01 tháng và phải trả thêm lãi suất trong 01 tháng đó.
    - Lương làm thêm giờ: Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Làm thêm vào ban đêm, Người thì được trả thêm ít nhất bằng 30% và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
    - Được quyền tạm ứng tiền lương.

    Kết luật: trên đây là những quy định mà người sử dụng lao động và người lao động cần biết để tránh bị mất quyền lơi. Để hiêu rõ hơn về chúng các bạn nên tham gia khóa học quản trị nhân sự của Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu thuộc hệ thống của Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất về luật lao động. Xem nội dung chi tiết khóa học tại website: www.gec.edu.vn

    Nguồn: http://hocketoanhcm.blogspot.com/2017/04/nhung-quy-inh-ma-nguoi-lao-ong-can-biet.html