Thảo luận S-Fone nguy cơ bị thu hồi băng tần

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi cdmaviet, 18 Tháng ba 2014.

  1. cdmaviet Thành viên

    Nhà mạng CDMA đình đám một thời đã nợ phí sử dụng băng tần và hầu như không còn hoạt động suốt nhiều tháng qua, nên có thể tần số 850MHz sẽ bị thu hồi để tái sử dụng.

    [xtable]
    {tbody}
    {tr}
    {td}[​IMG]{/td}
    {/tr}
    {tr}
    {td}S-Fone không còn thuê bao hoạt động.
    {/td}
    {/tr}
    {/tbody}
    [/xtable]
    "Nếu S-Fone không tiếp tục kinh doanh, Bộ sẽ thu hồi băng tần", đại diện Cục Tần số và Vô tuyến điện cho VnExpress biết. Vài năm nay nhà mạng này không còn khả năng đóng phí băng tần theo quy định nhưng vẫn đang tìm lối thoát để kinh doanh trở lại.

    Khi tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam năm 2003, S-Fone được cấp cho băng tần 850MHz và đầu số 095. Băng 850MHz được đánh giá thuộc loại tốt, nhiều quốc gia châu Mỹ như Canada, Mỹ, Brazil... sử dụng (cùng với 1900MHz). Ngoài 2G, băng tần này có thể sử dụng để phục vụ cho nền mạng 3G.

    Trước đây S-Fone từng trình văn bản lên Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chuyển từ công nghệ CDMA sang HSPA (3G), sử dụng chính tần số 850MHz đang có trong tay nhưng nhà mạng gặp khó khăn trước khi việc chuyển đổi được thực thi.

    Lãnh đạo doanh nghiệp từng xác nhận họ đang phải gánh khoản nợ khổng lồ, bao gồm phí tần số, kho số, viễn thông công ích, phí hạ tầng nhà trạm... Với việc không đóng phí tần số vài năm nay, cơ quan quản lý đã có đủ cơ sở để thu hồi băng tần của S-Fone dù đơn vị này có đang hoạt động hay không. Hiện doanh nghiệp gần như không còn thuê bao nào, mạng lưới tê liệt và không có lưu lượng phát sinh.

    Phí thuê băng tần nhà mạng phải trả cho cơ quan quản lý hiện nay là 2,6 tỷ đồng mỗi MHz sử dụng một năm. Số tiền này sẽ nhân với số tần số sử dụng, ví dụ với băng 900MHz chỉ dùng 8,4MHz, 1800MHz dùng 20MHz.... Con số này có thể thay đổi với từng nhà mạng khác nhau nhưng cũng lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

    Thu hồi băng tần đã cấp cho S-Fone đồng nghĩa con đường trên thị trường viễn thông Việt Nam của doanh nghiệp này đã đến hồi kết. S-Fone là nhà mạng dùng CDMA đầu tiên của Việt Nam và được biết đến như nhân tố tiên phong trong việc phá vỡ thế độc quyền viễn thông di động của VNPT trước đó.

    Trong khi đó, mạng EVN Telecom sở hữu băng tần 450MHz nhưng sau khi sáp nhập về Viettel thì các khách hàng của doanh nghiệp được chuyển hết sang dùng mạng của tập đoàn Quân đội. Viettel sử dụng công nghệ GSM nên đã khai tử mạng CDMA của EVN Telecom xây dựng trước đó.

    Băng tần 450MHz lúc này không còn giá trị sử dụng dù đã được bàn giao nguyên trạng nên nhiều khả năng sẽ bị thu hồi vì đây là tài nguyên quốc gia. Ở các nước trên thế giới, tần số như của nhà mạng Điện lực thấp và hay bị can nhiễu bởi nhiều thiết bị phát sóng khác nên ít được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông.

    [xtable]
    {tbody}
    {tr}
    {td}Năm 2010, SK Telecom (Hàn Quốc) tuyên bố rút khỏi dự án S-Fone khiến SPT buộc phải tìm đối tác cho mạng S-Fone. Đầu năm 2012, SPT xác định kế hoạch "thay máu" công nghệ, khai tử CDMA để chuyển sang công nghệ HSPA (3G) với băng tần 850 MHz. Điều này có thể tốn tới hàng trăm triệu USD để thay toàn bộ mạng vô tuyến.

    Đến tháng 6/2012, S-Fone bất ngờ sa thải toàn bộ nhân viên và tháng 12 cùng năm, lãnh đạo doanh nghiệp xác nhận đã mất khả năng chi trả. S-Fone nợ lương, bảo hiểm của nhân viên (lên đến hàng chục tỷ đồng) cũng như phí thuê nhà trạm mà không thể thanh toán.
    {/td}
    {/tr}
    {/tbody}
    [/xtable]