Mạng di động thứ tư tại VN - S-Fone phản đối Viettel, MobiFone, VinaPhone đua nhau đại hạ giá cước khiến cho doanh nghiệp bé không thể cạnh tranh. Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc Điều hành S-Fone nhìn nhận, điều chỉnh giá cước hợp lý hơn cho người tiêu dùng là xu hướng chung của thị trường. Song việc các công ty viễn thông chiếm thị phần khống chế ồ ạt giảm cước từ 10% đến 30% lại mang sắc thái của một cuộc đua về giá. "Điều này không cân sức với các doanh nghiệp thị phần nhỏ và đặc biệt là nhà cung cấp dịch vụ chưa chính thức tham gia thị trường", ông Sơn nhấn mạnh. Hiện tại gói cước eCo999 của S-Fone có giá gọi ngoại mạng 999 đồng một phút, thấp hơn từ 8 đến 48% so với các gói cước khác của chính hãng này cũng như của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Phí thuê bao ngày của eCo 999 là 999 đồng, đây cũng là mức rất cạnh tranh (chưa đến 30.000 đồng một tháng) so với tất cả gói cước khác. Theo ông, cước di động cần được xem xét kết hợp với chất lượng dịch vụ, mới có thể xác định đầy đủ và chính xác quyền lợi mà người tiêu dùng nhận được. "Để thực sự mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng, việc điều chỉnh giảm giá cước rất cần song hành với đảm bảo chất lượng dịch vụ", ông Sơn nhấn mạnh. Trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ Văn Quất, Giám đốc Tiếp thị bán hàng của S-Fone khẳng định, trong cuộc đua giảm giá cước lần này, vai trò quản lý của Bộ Thông tin Truyền thông rất quan trọng. Theo quy định, các mạng di động chiếm thị phần khống chế khi muốn giảm giá cước phải được Bộ Thông tin Truyền thông chấp thuận. Giá cước giảm phải cân nhắc khoảng cách với các mạng di động nhỏ, các mạng vừa mới đi vào hoạt động. Trao đổi với VnExpress.net, Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông - Phạm Hồng Hải cho hay trước khi duyệt phương án giá cho 3 doanh nghiệp trên, bộ đã tính toán rất kỹ căn cứ vào khả năng tiếp nhận của thị trường, chi phí đầu vào, giá thành, khả năng cạnh tranh và sức chịu được của doanh nghiệp. Liên quan đến thông tin S-Fone phàn nàn chuyện các doanh nghiệp "ép giá", ông Hải nhấn mạnh: "Chúng tôi chưa nhận được kiến nghị của S-Fone nên chưa thể bình luận". Còn Vụ Kế hoạch Tài chính - Đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định các phương án giá cước thì cho rằng nhà khai thác di động CDMA - 095 - S-Fone đã gia nhập thị trường được gần 6 năm nên không còn là doanh nghiệp mới. Mấy năm qua, cơ quan quản lý Nhà nước đã dành chính sách ưu ái cho S-Fone như cho phép doanh nghiệp được tự quyết định giá cước, được dùng chung cơ sở hạ tầng với các mạng khác, cước kết nối thấp... Nhưng sau chừng ấy năm được ưu ái mà doanh nghiệp nào không lớn lên, không khẳng định được mình thì sẽ phải chấp nhận sự đào thải của thị trường... Cơ quan này cho rằng lộ trình giảm cước của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế đã có từ năm ngoái với mức cước trung bình dự kiến giảm khoảng 20%. Tới đây giá cũng sẽ được "thả" để thị trường tự điều tiết trên cơ sở cung cầu. Hơn nữa, sau bao năm cước viễn thông đứng ở mức khá cao so với khu vực thì khi doanh nghiệp có cơ hội giảm giá thì nên ủng hộ miễn là các nhà khai thác dịch vụ không bán dưới giá thành. Hồng Anh - Hà Mai Mã: Mã: [LEFT][URL]http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/06/3BA0FD00/[/URL][/LEFT] [URL="http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/06/3BA0FD00/"] [/URL]
Bác Sfone kêu ca là đúng thôi. Lượng thuê bao của Sfone thì cứ phải phát triển nhỏ giọt, ngày càng ít người sử dụng, giá cước hiện lại là cao so với các mạng khác nên thuê bao bỏ đi khá nhiều. Trong khi đó Sfone luôn phát cố gắng cung cấp thiết bị đầu cuối cho người dùng với giá cố gắng rẻ để lôi kéo dân nghèo. Vậy mà ngày nay các mạng khác đều có các chính sách phát triển y hệt Sfone thâm chí còn rẻ hơn. Ngày xưa chỉ có Sfone mới tặng máy cho khách hàng, ngày nay thì mạng nào cũng làm được điều điều đó. Nhìn chung cũng thương Sfone cứ phải chật vật để tồn tại. Nói đúng là để tồn tại chứ không phải để kinh doanh. Chiêu duy nhất mà Sfone còn ưu thế là cho gọi nội mạng thoải mái bằng cách khuyến mại gọi nội mạng gần như rẻ hơn người ta dùng nội hạt. Nhưng rồi cũng không ăn thua. Trong khi đó thì vé 3G đã bị rớt (điều này gần như nhìn thấy trước và đã thành hiện thực).
Xu hướng tất yếu ở thế giới là thế mà Các mạng viễn thông nhỏ không cạnh tranh hoặc là phá sản hoặc là bị mua thoai
tôi thấy khách hàng b.giờ không quan trọng về khuyến mãi gì gì hết mà chủ yếu là sóng tốt giá cước rẻ là ok ngay nếu nhà mạng Sfone than phiền vì các nhà mạng GSM ép giá thì Sfone cũng giảm theo đi xem nào và tung ra nhiều gói cước Fro hơn mấy dai gia GSM xem nào không khéo thì tốc độ phát triển của nhà mạng này còn nhanh hơn ấy chứ thời buổi b.giờ ai nhanh ai nắm bắt thị trường ai chủ động hơn thì người đó thắng !
hầy, giá S-Fone vẫn thấp hơn các nhà mạng khác đấy. Tại thời điểm ra đời gói cước eCo999 (19/3/2009), mức cước gọi ngoại mạng 999 đồng/phút của gói cước này thấp hơn từ 8% đến 48% so với các gói cước khác của chính S-Fone cũng như của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Mức phí thuê bao ngày của eCo 999 là 999 đồng, đây cũng là mức thuê bao rất cạnh tranh (chưa đến 30.000 đồng/ tháng) so với tất cả các gói cước khác. Sau thông tin giảm cước của các nhà mạng GSM trong hai ngày 1 và 2/6 thì cước gọi ngoại mạng của eCo999 cũng vẫn kinh tế hơn rất nhiều. Cụ thể, gói Economy của Viettel có cước nội mạng 1.390 đồng một phút và ngoại mạng 1.590 đồng một phút, VinaCard, MobiCard có cước nội mạng là 1.380 đồng mỗi phút và ngoại mạng là 1.580 đồng mỗi phút. Đối với thuê bao trả sau, Viettel Telecom có cước thuê bao tháng là 50.000 đồng, cước ngoài mạng 1.090 đồng một phút; MobiFone và VinaPhone có cước thuê bao là 49.000 đồng một tháng; cước ngoại mạng là 1.080 đồng một phút.
Em thấy rẻ nhất hiện nay vẫn là gói Talk24,nếu đăng ký gói Vinacard 1380d/phút nội mạng,1580d/phut liên mạng,sau đó đăng ký talk24 thì sẽ giảm cuớc trung bình là 50%,(từ phút thứ 1-3 giảm 30%,từ phút thứ 3-15 giảm 70%,trung bình tính ra giảm 50% nên cước gọi nội mạng chỉ còn 690d/phút,ngoại mạng là 790d/phút,tính ra rẻ hơn Eco99 của Sfone nhiều,hạn chế của nó nhóm gọi Talk24 tối đa là 5 thuê bao nên chỉ gọi cho 4 số thuê bao thì được giảm cước như vậy!