Samsung: Khai tử ChatOn

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi SangCongDang, 25 Tháng mười một 2014.

  1. SangCongDang Thanks for reading

    Gsm.vn- Hôm thứ Hai vừa qua, công ty Samsung Electronics cho biết sẽ dần dần rút ứng dụng ChatOn ra khỏi các khu vực mà nó đang được phân phối tới. Đây là biện pháp “hợp lý hóa” các đơn vị kinh doanh của hãng sau khi kết quả từ báo cáo lợi nhuận suy giảm trầm trọng trong Quý vừa qua.

    Theo đó, ChatOn là ứng dụng nhắn tin được giới thiệu bởi Nhóm khách hàng tiêu dùng của Samsung Electronics vào tháng 9 năm 2001. Hiện ứng dụng này đang được sử dụng ở 120 nước với 63 ngôn ngữ khác nhau. ChatOn cũng có mặt trên Goolge Android, Apples iOS và cả BlackBerry.
    Trên thực tế, số lượng người sử dụng ChatOn đã nhanh chóng đạt cột mốc 100 triệu người tuy nhiên Samsung đã thất bại trong việc duy trì tốc độ phát triển của ứng dụng này trước sự nổi lên của các ông lớn khác như WeChat hay Whatsapp.

    “Samsung đang trong quá trình cơ cấu lại các bộ phận kinh doanh. Theo quan điểm kinh doanh, ChatOn không phải là bộ phận có cho thấy khả năng phát triển trong tương lai.”, một quan chức của công ty cho biết.
    [​IMG]

    Tuy nhiên Samsung cho biết ứng dụng ChatOn sẽ được cập nhật để phục vụ người sử dụng ở một số thi trường trước khi ngừng hẳn.

    Theo thông tin từ trang koreatimes, hiện ứng dụng Wechat củ a Trung quốc dẫn đầu về số lượng người dùng, hơn 600 triệu, tương ứng với 35% thị phần toàn cầu. Đứng thứ nhì và ba là WhatsApp và Facebook. Skype của Microsoft đứng thứ tư. Line của Naver và Kakao Talk xếp thứ năm và sáu.

    Theo trang web zdnet, trước ChatOn, Samsung cũng đã đóng cửa một số dịch vụ trực tuyến khác như Samsung Hub Music (tạm dịch là Trung tâm âm nhạc), Samsung Readers Hub (tạm dịch là trung tâm đọc sách) hồi tháng đầu tháng 7. Một tháng sau đó, hãng cũng đóng cửa nốt dịch vụ Samsung Video Hub.
    Mới đây, theo trang TheVerge, Samsung đã làm sống lại dịch vụ cung cấp Video và âm nhạc bằng dịch vụ Samsung MilK Music và Samsung Milk Video. Hành dộng này cho thấy hãng nhận ra rằng các nội dung trực tuyến đóng vai trò quan trọng với người sử dụng smartphone. Bên cạnh đó, lần này, Samsung có xu hướng hợp tác với các đối tác đã thành công sẵn trong lĩnh vực Video và âm nhạc hơn là ôm đồm như trước kia.

    Tổng hợp