Cuộc chạy đua giữa 3 đại gia di động tại Việt Nam đã xuất hiện từ khá lâu và cho đến nay vẫn trong tình trạng “bất phân thắng bại”. Cuộc đua ấy được khởi xướng bởi Viettel bằng hàng loạt những chương trình giảm cước, khuyến mại để luôn giữ mức cước thấp hơn hai đối thủ VinaPhone và Mobifone. Song câu chuyện ấy đã chấm hết khi mà vừa qua cả VinaPhone và Mobifone đều hạ cước của mình xống mức thấp hơn Viettel. Ngay lập tức một câu hỏi được đặt ra là: Giờ đây các mạng di động sẽ cạnh tranh bằng gì và ai sẽ là người dẫn dắt thị trường? Vietnamobile: nhân vật cuối cùng trong cuộc đua giảm cước Nối tiếp sau chuỗi ngày giảm giá của 3 đại gia, ngày 10/06/2009, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động GSM cuối cùng là Vietnamobile cũng đã tuyên bố giảm cước. Mức giá cước điện thoại di động chung của các mạng đã thấp hơn trước từ 10% đến 30% tùy theo từng gói cước. Trước đợt giảm cước này Vietnamobile có mức cước rẻ hơn khoảng 25% so với các mạng GSM và đó là vũ khí cạnh tranh của nhà mạng mới này. Nhưng sau đợt giảm cước này, lợi thế cạnh tranh về giá của Vietnamobile không còn nữa, bắt buộc mạng này phải giảm cước theo từ 10-30%. Đây là đợt giảm cước ngòai ý muốn của Vietnamobile và nó chắc chắn sẽ làm cho mạng này gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay chưa có thêm bất cứ doanh nghiệp nào công bố giảm cước. Như vậy dường như Viettnamobile sẽ là người đặt dấu chấm hết cho đợt giảm cước lần này. Các mạng di động sẽ cạnh tranh bằng gì? Khi mà giá cước không còn là lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp đang phải tạo cho mình những vũ khí cạnh tranh mới. Hai trong số đó được cho là dịch vụ gia tăng và chăm sóc khách hàng. VinaPhone với các dịch vụ gia tăng: Năm 2008, Vinaphone là mạng được bình chọn là có nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nhất. Đây là vũ khí cạnh tranh của VinaPhone và được cho là một hướng đi mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mạng này. Tiếp nối tinh thần đó của năm 2008, nửa đầu của năm 2009 mạng này tiếp tục cho ra mắt nhiều dịch vụ tiện ích mới hướng tới người dùng. Có thể kể đến ở đây như dịch vụ Say2sent cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn thoại với độ dài 30s với mức phí chỉ 500đ, dịch vụ 2friend Online cho phép chuyển tiền giữa các thuê bao từ mạng Internet… Những dịch vụ này đang thu hút một lượng lớn người dùng và sẽ tạo nên một thương hiệu, vũ khí riêng cho VinaPhone trong thời gian tới. Mobifone với chính sách chăm sóc khách hàng: Trong khi VinaPhone được đánh giá là mạng tiên phong trong việc sáng tạo và cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng thì năm 2008 MobiFone đã được bình chọn là nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất. Thực tế thời gian qua với phong cách làm việc được cho là chuyên nghiệp nhất trong các nhà cung cấp di động tại VN, mạng này đã để lại trong lòng khách hàng nhiều ấn tượng tốt với sự tận tình, chu đáo trong chăm sóc khách hàng. Mạng này cũng là mạng tiên phong trong các chương trình chăm sóc các thuê bao trả sau. Năm 2009, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình, MobiFone đã tung ra nhiều chương trình tri ân khách hàng, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá… và những chương trình này đang để lại trong khách hàng một ấn tượng MobiFone. Viettel với chính sách cạnh tranh chưa xác định: Từ khi chính thức tham gia thị trường di động, Viettel luôn để lại ấn tượng là mạng di động có mức cước rẻ nhất Việt Nam và mạng này luôn sử dụng giá như một vũ khí chính để cạnh tranh. Tuy nhiên khi mức giá trung bình tại Việt Nam xuống khá thấp, ngay từ năm 2008, nhiều chuyên gia đã cho rằng giá cước sẽ không còn là một vũ khí của các nhà mạng nữa. Song dường như Viettel không nghĩ như vậy khi mà vừa qua mạng này đã tiếp tục giảm cước một lần nữa. Và đúng như những gì các chuyên gia đã cảnh báo, hai mạng VinaPhone và Mobifone đã ngay lập tức giảm cước và mức giảm còn lớn hơn Viettel, đẩy mạng này vào tình thế khó khi trở thành mạng có mức cước đắt nhất trong 3 mạng lớn. Như vậy có thể thấy rõ VinaPhone và Mobifone đã chuẩn bị cho mình những chiến lược cạnh tranh riêng. Trong khi đó đến thời điểm này Viettel dường như vẫn đang luẩn quẩn với “chiêu bài hạ giá”. Và khi mà giá không còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu thì Viettel hiện đang chưa thể hiện rõ chiến lược cạnh tranh tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ dẫn dắt thị trường? Có thể nói Viettel đã thành công với chiến lược giá của mình. Nhờ đó mà Viettel đã đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong vài năm qua bằng cách luôn tiên phong trong việc giảm cước khiến cả thị trường phải chạy theo. Song giờ đây khi mà Viettel đang phải chạy theo các mạng khác về giá cước thì vài trò đó đương nhiên sẽ thay đổi. Sẽ không còn có chuyện một doanh nghiệp nào đó dễ dàng dẫn dắt thị trường theo hướng mình như thời gian qua. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ dẫn dắt được một phân khúc người dùng nhất định mà thôi. Thị trường sẽ trở nên đa chiều hơn và người sử dụng cũng đã đủ tỉnh táo để lựa chọn cho mình nhà mạng tốt nhất chứ không chỉ đơn thuần là chọn nhà mạng rẻ nhất như trước nữa. Nhưng dù gì đi nữa thì một điều chắc chắn là mạng nào thực sự hướng đến nhu cầu và lợi ích của người dùng thì mạng đó sẽ được người dùng ủng hộ. Thiên Đức More information: quà tặng tặng tháng 6 vinaphone tham gia trên trang chủ!
Khi mức cước bão hoà như này thì chỉ có cạnh tranh bằng dịch vụ gia tăng, chất lượng chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đối với các dịch vụ gia tăng, đặc biệt là GPRS thì em thấy Viettel vẫn ổn nhất, mặc dù có rất nhiều bác than phiền là tính cước linh tinh. Còn điều này mang đặc trưng, chắc chắn sẽ còn nhiều đợt các mạng chơi xỏ nhau kiểu như Viettel đến thay E phone bằng Homephone hoặc các bác VNPT không mở cổng kết nối cho các mạng ngoài VNPT Em thì em thích các mạng cứ cạnh tranh bằng tặng máy kèm hợp đồng, đừng có tặng mấy cái máy Tầu đểu là được, mà phải tặng các máy cao cấp và trung cấp.
Tất cả các máy cố định không dây đều là do các công ty trung quốc sản xuất đấy bạn ạ ZTE hay Huawei chứ không phải máy tàu đểu đâu! dịch vụ gia tăng đâu chỉ có mỗi GPRS