Cách tính giá thành dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ thông tin di động sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể trong năm 2010 này. Ông Phạm Hồng Hải – Vụ trưởng Vụ Viễn thông Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết như vậy. Thời gian trở lại đây, thị trường thông tin di động xôn xao trước ý kiến quản lý giá bằng giá sàn dịch vụ. Xin ông cho biết quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này? Ông Phạm Hồng Hải: Bộ mới nhận được đề xuất của doanh nghiệp tại cuộc họp tổng kết 2009 và triển khai kế hoạch 2010 của Bộ hôm 15/1. Đến thời điểm này cũng chưa có nghiên cứu cụ thể xem nên áp dụng giá sàn hay không áp dụng giá sàn nhưng quan điểm hiện nay của Bộ là quản lý giá cước di động trên cơ sở giá thành. Theo như pháp lệnh về giá hiện nay, các doanh nghiệp nói chung không được bán phá giá. Giá thành được tính toán theo quy định của Bộ Tài chính. Xét tới tính đặc thù của lĩnh vực viễn thông, sắp tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và đưa ra quy định riêng về cách tính giá thành đối với dịch vụ viễn thông. Khi đó doanh nghiệp sẽ không được bán phá giá, dưới giá thành của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp không thống lĩnh thị trường cũng không được bán phá giá quá mức ở một mức độ mà cũng sẽ được quy định rõ tại quy định này. Phương án tính giá thành mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất sẽ quy định cách tính giá thành đối với các dịch vụ viễn thông trên cơ sở đảm bảo mặt bằng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Theo quan điểm của tôi cũng sẽ không có mức giá gọi là giá sàn. Xét trên quan điểm nào đó giá thành dịch vụ chính là giá sàn mà doanh nghiệp không được bán phá giá dưới mức giá đó. Còn phương pháp quản lý giá cuối cùng sẽ được lựa chọn sau khi lấy ý kiến của tất cả các doanh nghiệp. Ở các quốc gia khác, trong viễn thông họ có áp dụng cách quản lý theo giá sàn không, thưa ông? Hiện trên thế giới có mấy cách quản lý. Thứ nhất, các nước tiên tiến thì không bao giờ quản lý giá sàn cuối cùng mà do doanh nghiệp tự quyết. Thứ hai là các nước đang phát triển, ở một mức độ nào đó có thể quy định mức cước quản lý đầu cuối là cước thu khách hàng. Có nước quy định khung cũng có nước quyết định luôn giá. Tuỳ mức độ phát triển của thị trường, tuỳ mức độ cạnh tranh mà nhà nước có quyết định giá cước hay không. Thời điểm nào hai Bộ sẽ ban hành quy định về cách tính giá thành? Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải Bộ đang xây dựng rồi nhưng còn phụ thuộc nhiều vào việc các doanh nghiệp viễn thông sẽ đóng góp ý kiến như thế nào. Nếu ý kiến khác quá xa thì cần nhiều thời gian điều chỉnh. Nói chung sẽ cố gắng ban hành trong năm 2010. Tôi cũng xin nhắc lại, quan điểm của Bộ, theo nền kinh tế thị trường, khuyến khích doanh nghiệp quản lý theo giá thành chứ không ép quản lý giá cước cuối của khách hàng trừ một số doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Hiện nay Bộ quản lý giá cước bằng việc không đưa ra mức giá mà áp dụng hình thức các doanh nghiệp đăng ký. Các doanh nghiệp tự xây dựng mức cước và báo cáo với Bộ trước khi ban hành. Nếu cước đó không vi phạm nguyên tắc phá giá thì sẽ được Bộ chấp thuận. Doanh nghiệp muốn áp cước bao nhiêu là tuỳ, miễn là không bán phá giá. Đó là quan điểm hiện nay của Bộ. Tất nhiên, hiện nay quan điểm tính giá thành của các doanh nghiệp đang khác nhau cho nên Bộ hoàn toàn dựa vào báo cáo của doanh nghiệp để biết là có bán phá giá hay không. Đã đến lúc Bộ đưa ra quy định chung để tính giá thành cùng một cách để đảm bảo bình đẳng. Cách nhìn của Bộ về duy trì lợi ích chung của quốc gia cũng như người tiêu dùng và doanh nghiệp như thế nào khi áp dụng cách tính giá thành dịch vụ như thế nào? Cho đến ngày hôm nay Bộ không quản lý giá mà doanh nghiệp tự quyết định giá cước đối với người tiêu dùng là bao nhiêu. Doanh nghiệp sẽ căn cứ và nhu cầu của thị trường, chất lượng dịch vụ của mình và khả năng sống sót mà quyết định mức giá đối với người tiêu dùng. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi cho rằng thúc đẩy cạnh tranh là đem lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng. Đảm bảo quản lý thị trường trên nguyên tắc của thị trường thúc đẩy cạnh tranh. Còn tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh thì người tiêu dùng còn được hưởng lợi. Và đó là một trong những quyền lợi cao nhất mà người sử dụng, họ được quyền lựa chọn doanh nghiệp có giá cước phù hợp để sử dụng dịch vụ viễn thông. Còn việc doanh nghiệp có sống sót được hay không thì doanh nghiệp phải tính toán để đưa ra lời giải hợp lý cho chính bài toán của mình trước khi tham gia vào thị trường. Nếu không sẽ bị ra khỏi thị trường. Đó là điều tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, theo tôi thị trường viễn thông hiện nay vẫn đang phát triển tốt. Mã: http://viettelonline.com/tin-cong-nghe/se-co-quy-dinh-ve-cach-tinh-gia-thanh-dich-vu-vien-thong.html
Phải chăng cách quản lý này sẽ chưa thể thực hiện được ở thị trường VN. Có vẻ như chuyện giá sàn theo đề xuất của VT sắp thành hiện thực.:013:
Các bạn hãy vào ;http://videobook.vn/Tinh-gia-thanh-xay-lap-cua-xi-nghiep-vat-lieu-va-xay-dung-dien/vi/spct/id11238/ để tìm hiểu về các quy định để tính giá thành của dịch vụ viễn thông ,bạn hãy vào đăng kí thành viên để được download miễn phí @};- Chúc các bạn download thành công !<)