Pin là yếu tố mấu chốt của mọi thiết bị hiện đại – đặc biệt là smartphone và laptop – nhưng chúng cũng là mắt xích yếu nhất của hệ thống. Pin là yếu tố mấu chốt của mọi thiết bị hiện đại – đặc biệt là smartphone và laptop – nhưng chúng cũng là mắt xích yếu nhất của hệ thống. Vài thiết bị không đủ để dùng suốt một ngày với tần suất thông thường, số khác khá khẩm hơn nhưng không nhiều. Ngày càng nhiều pin dự phòng xuất hiện, dù chúng đắt đỏ và đôi khi xấu xí. Trong khi bộ nhớ trong, tốc độ và chức năng của smartphone ngày càng tiến với tốc độ vũ bảo, thời lượng pin vẫn phát triển rất chậm rãi. Năm ngoái, iPhone 6 dùng chip A8, được cho là tăng 50 lần tốc độ CPU và 84 lần GPU so với iPhone đầu tiên, thậm chí chip A9 trên 6S còn nhanh hơn. Tham khảo thêm iPhone 6: http://www.vatgia.com/home/iphone+6.spvg Công nghệ pin trên smartphone đời mới không khác nhiều sản phẩm 10 năm trước. Ảnh:Modern Readers. Thế nhưng, pin trên iPhone không tăng là mấy so với gần 10 năm trước. Chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu đủ dùng cho 8 tiếng đàm thoại và 6 giờ “dùng Internet”, còn iPhone 6S chỉ tăng lên lần lượt 14 và 11 tiếng, chưa được 2 lần. Nhiều người cho rằng con số này là đáng kể, nhưng quên rằng đó chỉ là con số trên giấy tờ, khi nhu cầu sử dụng Internet hiện tại đã khác rất nhiều so với thời 2007. Một thực tế, công nghệ pin li-ion hiện tại đã được dùng từ năm 1991. Đến nay, khả năng của nó chỉ tăng nhẹ, phần nhiều thời lượng tăng lên là vì các phần cứng và phần mềm đã dùng năng lượng hiệu quả hơn. Dù đã có nhiều giải pháp thay thế, chưa có chất liệu nào thực sự trở nên hữu dụng và đủ khả năng thương mại hóa. Tiến sỹ Jay Whiteacre từ Đại học Carnegie-Mellon, Pittsburgh nói với The Verge: “Pin Li-ion vẫn sẽ thống trị, các giải pháp hiện tại không đủ để các công ty chi thêm tiền đầu tư cho pin”. Phát minh ra loại pin hiệu quả hơn cũng không đơn giản như tăng tốc thiết bị bằng cách nhét thêm vi xử lý vào kích thước nhỏ hơn. Pin là công nghệ lý hóa rất cơ bản, “chất liệu để làm pin bị giới hạn trong bảng tuần hoàn nguyên tố”, theo Tiến sỹ Doron Myerdorf, CEO của StoreDot, công ty chuyên giải quyết các vấn đề về pin. Do đó, người dùng còn phải chịu đựng việc sạc pin khá lâu nữa, nhất là đối với công nghệ sử dụng pin hiện tại. Nhưng các công ty cũng sẽ khổ sở, bởi họ phải tính toán rất nhiều trước khi áp dụng công nghệ mới mà vẫn đảm bảo thời lượng pin, trí tuệ nhân tạo hay thực tế ảo cũng đang bị giới hạn bởi điều này. Pin trên smartphone vẫn loanh quanh 1 ngày sử dụng. Ảnh: Streetwise. Một hướng đi khác mà các hãng đang cố gắng, đó là giảm thời gian sạc thay vì tăng thời lượng pin. Apple Pencil chỉ cần sạc 15 giây để dùng trong 30 phút, công nghệ Quick Charge từ Qualcomm đang được ứng dụng rộng rãi, phiên bản mới nhất được cho là sạc nhanh gấp 4 lần sạc thông thường. StoreDot cũng đang thiết kế một bộ pin – sạc mới, với chất liệu “sinh học” cho phép bất kỳ thiết bị nào đủ dùng trong một ngày với chỉ một phút sạc. Mô hình của họ đã sạc đủ pin dùng trong 6-7 tiếng chỉ với một phút sạc, sản phẩm được đặt tên FlashBattery và FlashCharge và sẽ được giới thiệu tại CES tới. Một phiên bản cho phép sạc 5 phút để dùng từ 8-10 tiếng. Đây rõ ràng là một bước tiến lớn, loại bỏ được phần lớn lo lắng và sợ hãi của người dùng. Nhưng khó khăn lớn nhất hiện tại là StoreDot chưa có đối tác chính thức, và các công ty di động hiện tại khó lòng đầu tư cả một chuỗi hệ thống sản xuất riêng cho công nghệ còn quá mới mẻ này, The Verge dự đoán, dù cho mọi điều kiện đều được đáp ứng, ít nhất đến năm 2017, thiết bị này mới có thể bán ra. Lê Phát Theo Zing