Mấy hôm bận quá không vô được giờ mới biết tin này, quả là đáng mừng. Trong tương lai gần sẽ có VODAFONE in Việt Nam. Thanks BAXU.
Vậy SoftBank là như thế nào, ai là người sáng lập ra SoftBank...!!! Masayoshi Son , người sáng lập và là Tổng giám đốc điều hành của Softbank, tập đoàn tin học lớn nhất của Nhật Bản. Một thiên tài kinh doanh(người ta chỉ bít về ông có vậy thui)! Masayoshi Son không chỉ giàu nhất, mà còn được coi là doanh nhân Nhật Bản vĩ đại nhất về máy tính. Với rất nhiều phi vụ kinh doanh nổi đình nổi đám(gần đây nhất là vụ mua Vodafone K.K ở bài trên), được biết đến như một nhà kinh doanh có biệt tài bất chợt nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn mà người khác không nhận ra(thế mới ác, mà sao ông ta chưa nhìn ra cơ hội ở VN nhỉ...??? ). Đã có thời kỳ, chính xác là thời điểm hoàng kim của cơn sốt dot com, trên toàn thế giới, tài sản của Masayoshin Son tại Softbank và các công ty phần mềm được định giá tới 76 tỷ USD. Khi đó Masayoshin Son là người giàu nhất thế giới chứ không phải Bill Gates . Masayoshin Son được coi là người tiên phong phổ cập Internet cho toàn nước Nhật, hy vọng rằng trong tời gian ngắn nữa ông ta sẽ phổ cập Sharp Mobile tại VN). Những công nghệ tiên tiến nhất về đường truyền tốc độ cao, áp dụng băng thông rộng mà Masayoshin Son thực hiện đã giúp cho nước Nhật có những bước tiến ngoạn mục trong việc sử dụng Internet. Softbank là công ty tin học bắt đầu từ kinh doanh phần mềm, máy dịch ngôn ngữ điện tử, tạp chí tin học rồi Internet. Thời kỳ cuối những năm 90, tập đoàn này được định giá trên 100 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Masayoshin cũng như Softbank nổi tiếng còn vì tập đoàn này tham gia hùn góp vốn với rất nhiều tập đoàn tin học khác như với Microsoft, Yahoo, Novell, CyberCash, Comdex, ZiffDavis. Nhiều công ty Nhật Bản thường không muốn công khai các dự án liên doanh, hùn góp vốn của mình nhưng Masayoshin Son và Softbank thì ngược lại. Masayoshin Son luôn tự hào công bố Softbank của mình là số 1 trong lĩnh vực liên doanh đầu tư với các đối tác khác trong ngành. Mới đây nhất, Soft bank đã làm tốn bao nhiêu giấy mực của giới truyền thông về việc bỏ ra tới 12,8 tỷ Euro, tương đương với 15,5 tỷ USD để mua toàn bộ hệ thống kinh doanh của Vodafone tại Nhật Bản(chuyện nhỏ mà.....904SH hết hy vọng ). Với phi vụ trên, tập đoàn Softbank đã trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn thứ ba tại Nhật Bản sau tập đoàn NTT Docomo và KDDI(nhưng mà cứ đợi đấy, vài năm nữa số 1 sẽ là SoftBank). Sự phát triển nhanh chóng của Softbank cũng như sự giàu có đột biến của ông chủ Masayoshin Son bắt đầu từ lĩnh vực kinh doanh Internet. Khi dịch vụ Internet ở Mỹ trở nên rất phát triển nhờ sự cạnh tranh cao, giá thành hạ thì ở Nhật Bản điều này vẫn chưa xảy ra. Masayoshin đã nhận thấy ngay rằng phí Internet ở Nhật vẫn còn quá cao, công nghệ băng thông rộng chưa phổ biến. Vì vậy, Masayoshin Son đã quyết định về Nhật để đầu tư lĩnh vực này. Masayoshin Son cất công tới trung tâm công nghệ cao về tin học ở thung lũng Silicon để tìm các đối tác thích hợp. Một quyết định vô cùng nhạy bén của Masayoshin Son là năm 1996, ông đã bỏ ra 100.000 USD để mua lại quyền được sử dụng hệ thống Yahoo tại Nhật Bản. Ông bắt đầu hệ thống kinh doanh Internet của mình chỉ với 17 nhân viên(choáng.... ). Sự xuất hiện của hệ thống Yahoo trên đất Nhật do Masayoshin Son khởi xướng như đã thổi một luồng gió mới vào thị trường Internet nước này. Tập đoàn NTT Docomo trước kia gần như độc quyền một mình một chợ nay đã gặp phải đối thủ xứng đáng. Masayoshin Son đầu tư phát triển Internet băng thông rộng. Tốc độ Internet rất nhanh đã khiến cả nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn sôi sục mở tài khoản sử dụng Internet. Và Masayoshin Son đã nhanh chóng chiếm tới 1/3 thị phần với hàng triệu thuê bao . Mặc dù mới xuất hiện, thời gian đầu lại phải rất tốn kém thuê đường truyền của các công ty khác nhưng Masayoshin Son đã nhanh chóng thu được khách hàng nhờ tiện ích và nhất là sự phong phú của các dịch vụ. Hiện nay Softbank là cổ đông lớn của 4 trong số 12 công ty kinh doanh Internet lớn nhất thế giới. Với 2 đại gia trong đó là GeoCities và ZDNet, thông qua Softbank, Masayoshin Son sở hữu tới 30% cổ phần. Sau khi mua lại Công ty Vodafone Nhật Bản, Masayoshin Son đã có ngay được trên 15 triệu thuê bao cùng hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng lưới điện thoại di động. Và nhà tỷ phú Masayoshin Son đầy tham vọng đã không ngần ngại công bố chiến lược phát triển và mục tiêu trở thành số 1 trong lĩnh vực điện thoại di động.
Vụ mua bán làm dân JP choáng...!!! Sau khi hoàn tất mọi thủ tục ngay trong quý II/2006, vụ mua bán nỳ là một trong số những vụ mua bán công ty có giá trị lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản và Softbank lại nổi lên như “cồn” và lại “nổi đình nổi đám” như cách đây vài năm. Vodafone Group Plc(là tập đoàn Vodafone) hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và làm ăn rất tốt ở nhiều thị trường. Nhưng Vodafone lại “không có duyên” với thị trường Nhật Bản, bởi kể từ khi bắt đầu có mặt tại đây từ năm 2001 đến nay, dù đã đổ “hàng núi” tiền cỡ hơn 14 tỷ USD, nhưng lợi nhuận vẫn… chưa thấy đâu. Nói cho công bằng, thành tích kinh doanh của Vodafone xét trên lượng khách hàng, thị phần cũng… không đến nỗi tồi. Trong vòng 5 năm xâm nhập thị trường Nhật Bản, Vodafone đã....kiếm được hơn 15,1 triệu khách hàng sử dụng mạng ĐTDĐ của mình (chiếm 17% thị phần), đứng thứ 3 ở Nhật Bản, chỉ sau hai “đại gia” NTT DoCoMo (có hơn 50 triệu khách hàng, chiếm 56% thị phần) và KDDI Corp. (với hơn 20 triệu thuê bao, chiếm 24% thị phần)-Ghét hai cái thằng nì, mobi không unlock được. Theo nhiều chuyên gia tiếp thị, tuy thành công ở nhiều thị trường trên thế giới, nhưng Vodafone dường như chưa am hiểu một cách tường tận và thấu đáo thị hiếu và cách thức “sài” ĐTDĐ của dân JP và cũng không bít rằng dân VN, TQ, Phi suốt ngày cứ phá hợp đồng đánh máy về quê hương . Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ 3-G (thế hệ 3) trong lĩnh vực ĐTDĐ và dân JP (không cứ giới trẻ) rất chuộng sự sành điệu-chuộng y như dân Box Sharp của GSMVN vậy..., thích máy ĐTDĐ không chỉ đẹp, mà còn phải gọn, nhẹ và mẫu mã phải thường xuyên cải tiến, thay đổi(dân Box Sharp thì khoái to con như 903 và 904). Ấy thế mà có vẻ như Vodafone lại coi nhẹ chuyện này, thế anh em mới có 903SH cầm đã tay..hehe . Tính đến nay, Vodafone mới giới thiệu đến khách hàng 20 mẫu máy ĐTDĐ, trong khi NTT DoCoMo “tung ra” 38 mẫu. Hơn nữa, trong khi trọng lượng máy ĐTDĐ của Vodafone bình quân cỡ từ 100 g đến 150 g(902SH là 149g, 903SH là 148g.... ), thì máy Infobar của KDDI nặng chưa tới 80 g, còn máy Premini của NTT DoCoMo cân nặng đúng có… 69 g. Đó là chưa kể người Nhật lại thích dùng đồ độc. Ví dụ máy SH-502 của Hãng Sharp chỉ dùng ở thị trường nội địa với giá bán buôn là 435 USD/chiếc, nhưng để “câu khách” các hãng đồng loạt bán với giá bán lẻ là 175 USD/chiếc. Vodafone cũng bị cuốn vào cuộc đua này và cứ phải bù chênh lệch mà không có khoản khác đập vào(trong khi dân ta thì cứ đánh máy về ầm ầm). Thấy xót của, Vodafone bỏ cuộc và nhiều khách hàng cũng bỏ… Vodafone luôn, không mở mạng được thì anh em GSMVN cũng bỏ Vodafone luôn...hehe . Theo Hãng tư vấn Wireless Intellignece, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2005, Vodafone đã mất đứt khoảng 200.000 khách hàng, trong khi KDDI có thêm 1,4 triệu khách hàng và NTT DoCoMo chèo kéo thêm được 1,5 triệu thuê bao mới. Dự kiến, bắt đầu từ tháng 11/2006, thuê bao ĐTDĐ ở Nhật Bản có quyền được thay đổi nhà cung cấp dịch vụ mà không cần phải đổi số điện thoại của mình. Tiên liệu được triển vọng không mấy khả quan ở Nhật, các cổ đông lớn của Vodafone đã yêu câu Vodafone sớm rút lui hẳn khỏi thị trường này và thế là Vodafone rao bán. Softbank Corp. nhanh chân mua được Chi nhánh Nhật Bản của Vodafone trước 2 quỹ đầu tư lớn của Mỹ là Providence Equity Partners Inc. và Cerberus Partners LP. Ông Masayoshi Son, Chủ tịch Softbank và là một trong những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản tuyên bố với báo giới: -“Việc mua lại được Vodafone vào thời điểm này thật là đúng lúc, vì trong chiến lược kinh doanh của mình, Softbank muốn tham gia vào thị trường ĐTDĐ ở Nhật Bản vào năm 2007. Nay thì chúng tôi đã có trong tay hơn 15 triệu khách hàng và hệ thống hạ tầng của Vodafone”. Softbank nhập cuộc cũng làm NTT DoCoMo và KDDI phải dè chừng vì nhiều lẽ(thì hắn nhiều tiền thế cơ mà...không sợ có mà lạ.... ). Thứ nhất, Softbank đang sở hữu Yahoo! Japan, nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng lớn thứ 2 Nhật Bản (Softbank nắm 51% cổ phần của Yahoo! Japan). Thứ hai, ông Masayoshi Son rất dày dạn kinh nghiệm trên thương trường Nhật. Ông là một trong những doanh nhân đầu tiên ở Nhật Bản nhảy vào kinh doanh dịch vụ trên mạng và công nghệ thông tin. Đã có thời điểm ông gần mất sạch tài sản (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2000, ông bị mất tới 90% tài sản do giá cổ phiếu của các công ty công nghệ thông tin giảm mạnh), thế mà bây giờ ông lại mạnh như ai! Dưới sự lãnh đạo của ông, Softbank chắc chắn là một đối thủ đáng gờm của NTT DoCoMo và KDDI. Ông Masayoshi Son sinh năm 1957 trong một gia đình mà bố mẹ đều là người Triều Tiên sang sinh sống và làm ăn ở Nhật. Năm 1973, ông sang Mỹ học đại học tại Trường đại học Berkeley (bang California). Năm 1981, sau khi về nước ông đã sáng lập ra Công ty Softbank lúc đầu chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. Từ nay trở đi, Softbank sẽ được biết đến như là nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ lớn ở Nhật Bản và chắc chắn, sẽ không bằng lòng với vị trí thứ 3 vừa tiếp quản từ Vodafone.
bác BAXU để dành hàng độc ghê,bác dịch ra hay là có tài liệu tiếng Việt ạ?pác đừng nói pác đọc được tiếng Nhật nữa là em chẳng biết phục pác thế nào nữa (hôm trước đã phục lăn quay rồi...)
Đâu có, mình sưu tầm và tông hợp lại thôi..... -Trong box của anh em mình có chuyên gia tiếng Nhật đó...
Ngày 23 tháng 10, Giám đốc Tôn Chính Nghĩa của Softbank ( Một trong 3 công ty cung cấp dịch vụ Điện thoại di đông-ĐTDD của Nhật ) đã "tuyên chiến" với NTT Docomo và KDDI khi đưa ra mức cước phí được coi là phá giá, nếu 2 công ty này cũng giảm giá thì Softbank còn giảm giá thấp hơn. Chỉ với 2880 Yên/tháng, bạn có thể gọi điện thoải mái( houdai). Dịch vụ này được áp dụng từ ngày 26 tháng 10 cho đến 15 tháng 1 năm sau. Chi tiết: "Cước phí 0, C-mail 0." Ngày 23 tháng 10, tổng giám đốc Soft Bank Mobile Tôn Chính Nghĩa đã tổ chức 1 cuộc họp báo nhanh để tuyên bố về chiến dịch giảm giá mới của mình. "Chúng tôi, những người sẽ phá giá ADSL trong tương lai, xin chính thức ra mắt kế hoạch mới về cước phí điện thoại di động". (BTV- SoftBank chính là công ty đã mua lại Vodaphone. Điều đầu tiên đập vào mắt, rót vào tai, đó là chiến dịch miễn phí "không tưởng" trong cước phí gửi Cmail và cước phí gọi điện thoại di động của Soft Bank Mobile. Đồng thời tiền thuê bao dịch vụ này được giảm 70% từ 9600 Yên xuống chỉ còn 2880 Yên/tháng. Ngoài ra, tiền cước cơ bản và tiền trao đổi packet (khi gửi mail.v.v.) được miễn phí trong 2 tháng đầu đăng ký. 2880 Yên = tiền cơ bản + tiền packet + linh tinh.v.v. Khi đăng ký, người sử dụng phải đăng ký sử dụng kèm theo các dịch vụ khác như "Super yên tâm pack" , "Super tiện lợi pack" (498 Yên), "Houdai pack" (1044).v.v. nhưng sau vài ngày thì có thể cắt được, nếu muốn. Theo nhận định của đa số người sử dụng, như thế cũng là quá rẻ. Dịch vụ giảm giá không tưởng này là sự kết hợp giữa Golden Plan với New Super Bonus và chiến dịch giảm giá nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Softbank. Tuy vậy, cũng cần chú ý thêm là dịch vụ này cũng có những điều kiện kèm theo, ví dụ, tổng thời gian gọi điện thoại (miễn cước) trong khoảng từ 21:00 cho đến 00:00 chỉ được giới hạn trong vòng 200 phút/tháng. Nếu quá 30 giây thì người sử dụng sẽ phải trả thêm 20 Yên (nghĩa là cước phí phụ trội vẫn là 40 Yên/phút như hiện tại). Người sử dụng vẫn phải trả cước phí gửi dịch vụ email thông thường. Cước phí C-mail (SMS mail, không dài quá 250 chữ cái) và cước phí điện thoại được tính free cho những cuộc gọi trong nước Nhật. Thông tin chi tiết về New Super Bonus sẽ được công bố vào ngày 26 tháng 10. Chiến dịch giảm giá này chỉ được áp dụng cho những người đăng ký trong khoảng từ ngày 26/10 đến ngày 15/1/2007. Theo lời ông Tôn Chính Nghĩa "Sau ngày 15/1/2007, tiền thuê bao có thể trở về 9600 Yên như cũ. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi cũng muốn kiểm nghiệm khả năng của hệ thống khi mà số người đăng ký chắc chắn sẽ tăng vọt (traffic.v.v.) cũng như tình hình tài chính và vốn đầu tư cho chiến dịch giảm giá này. Nhưng chắc chắn rằng nếu người sử dụng đăng ký trước ngày 15/1, anh ta sẽ được giảm giá đến suốt đời. " Như vậy, thời gian gần đây, Softbank lien tục đưa ra 3 plan về giá cước, bao gồm, 1. Golden Plan, 2. Orange Plan, và 3. Blue Plan. Trong đó, Golden Plan là dịch vụ cho phép người sử dụng gọi điện thoại thoải mái và gửi C-mail không mất tiền (tsukai houdai), với tiền thuê bao 9600 Yên/tháng. Còn 2 plan Orange và Blue nằm trong chiến dịch thâu tóm người sử dụng từ 2 đại gia là NTT Docomo và KDDI. Vấn đề nằm ở chỗ, mọi chi phí và cách tính chi phí đều giống hệt 2 đại gia này, nhưng Tôn Chính Nghĩa đi thêm 1 nước cờ là giảm giá đi 200 Yên. Kế hoạch này vẫn còn tiếp tục kéo dài thêm 1 thời gian nữa. Thêm vào đó, ông Tôn Chính Nghĩa cũng chính thức "tuyên chiến" với NTT Docomo và KDDI khi tuyên bố rằng, "Chúng tôi sẽ theo đuổi chiến dịch này đến cùng. Nếu các công ty khác cũng giảm giá thì chỉ cần trong vòng 24 giờ sau, chúng tôi cũng sẽ giảm giá thấp hơn. Điều mà chúng tôi muốn người sử dụng thấy, đó là, Softbank sẽ trở thành dịch vụ rẻ nhất". Câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống Sondaphone (Vodaphone) của Softbank có thể chịu tải đến đâu và công ty có đủ vốn đầu tư để chịu lỗ trong thời gian đầu hay không. Trả lời về vấn đề này, ông Tôn khẳng định "Với kết quả của hơn 3000 simulations cũng như các điều tra tài chính, chúng tôi hoàn toàn có khả năng chi trả cũng như đã xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đủ mạnh cho chiến dịch này. Về mặt tài chính, chúng tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cũng như các ngân hàng khi đầu tư vào Softbank". (Theo VYSA)