Samsung Galaxy S III là chiếc điện thoại Android bán chạy nhất, nhưng nhiều tín đồ Android lại quan tâm nhiều hơn đến Nexus 4 hay Galaxy Nexus. Thiết bị Nexus trở nên đặc biệt vì chúng không gặp phải một số nhược điểm lớn của Android: thiếu cập nhật chính thức, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ di động tạo ra giao diện tùy chỉnh (skin) và cài đặt sẵn các phần mềm thừa (bloatware) làm giảm đi trải nghiệm của người dùng. Nexus là gì? Được thiết kế chính thức bởi Google mặc dù được sản xuất bởi các nhà sản xuất phần cứng khác như LG (Nexus 4), Asus (Nexus 7) và Samsung (Nexus 10). Các kỹ sư Android của Google phát triển phần mềm cho thiết bị Nexus và chịu trách nhiệm cho việc phát hành các bản cập nhật. Với các thiết bị Android khác, nhà sản xuất làm việc trên phần mềm riêng của họ. Ví dụ, Samsung chịu trách nhiệm tung ra bản cập nhật cho Samsung Galaxy S III, và lúc nào họ cũng chậm hơn Google. Với mục tiêu hướng đến các nhà phát triển, Nexus còn cho phép bẻ khóa, tùy chỉnh ROM và root thiết bị một cách dễ dàng. Cập nhật Android kịp thời Khi một phiên bản Android ra đời, Google ngay lập tức cập nhật mới để thử nghiệm trên các thiết bị Nexus. Bạn sẽ không phải chờ đợi 6 tháng để các nhà sản xuất thiết bị và nhà mạng cập nhật nó, cũng như không phải cài đặt một bản ROM không chính thức mà có thể không tương thích hoàn toàn với phần cứng điện thoại. Một số thiết bị Android đã lạc hậu ngay từ lúc nó rời khỏi cửa hàng và không bao giờ nhận được một bản cập nhật mới. Hiện nay Google cung cấp cho các nhà sản xuất quyền truy cập vào phiên bản phát triển của Android để họ có thể tung ra bản cập nhật nhanh hơn, nhưng điều này không giúp cải thiện tình hình. Vẫn còn smartphone và máy tính bảng mới ra mắt với Android 4.1 mặc dù Android 4.2 đã được ra tung ra gần 4 tháng. Android thuần tuý, không skin và bloatware Thiết bị Nexus cung cấp một phiên bản Android thuần tuý, chúng chạy Android của các nhà phát triển Google chứ không phải của các kỹ sư phần mềm tại Samsung, HTC hay các nhà sản xuất khác. Có nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ ứng dụng NASCAR hay các ứng dụng rác khác do nhà sản xuất và nhà mạng cài đặt trước lên điện thoại. Các ứng dụng này được cài trong không gian hệ thống và chiếm lấy bộ nhớ ngay cả sau khi bạn vô hiệu hóa chúng. Bạn cũng sẽ không tìm thấy các giao diện như TouchWiz của Samsung hay Sense của HTC (được nhận định là làm chậm máy và hao pin) trên các thiết bị Nexus. Các giao diện tùy chỉnh này thường ẩn các tính năng tốt nhất của Android như Google Now và xử lý đa nhiệm. Cách duy nhất để có những trải nghiệm này trên những thiết bị không phải Nexus là cài đặt một phần mềm tuỳ chỉnh ROM như CyanogenMod. Giá thành Tài chính luôn là một yếu tố quan trọng. Tại Bắc Mỹ, smartphone thường được bán với hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông và sẽ rất đắt nếu bạn không mua kèm hợp đồng sử dụng. (649USD cho một chiếc iPhone và cao hơn nữa nữa với iPhone dung lượng lớn hơn). Trong khi đó, ta có mua điện thoại Nexus với mức giá vô cùng hợp lý mà không bị ràng buộc bởi hợp đồng sử dụng. Nexus 4 có giá từ 299 USD với phần cứng khá cao cấp. Theo Xã Hội Thông Tin
Giá thì không quá rẻ, chất lượng cũng gọi là ổn trong tầm tiền. Điều ngon lành nhất có lẽ là Nexus là con cưng của GG nên được support tốt nhất thôi.