Hãng này bị đánh giá là chậm chạp trong việc bắt kịp xu hướng smartphone và giờ cũng chỉ là một nhà sản xuất xếp ở hạng hai trong sân chơi Android. "Người khổng lồ" trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng của Nhật Bản vừa kết thúc mối hợp tác của mình với nhà cung cấp thiết bị mạng Ericsson. Sony đã bỏ ra tới 1,47 tỷ USD để mua lại toàn bộ cổ phần của đối tác trong liên mình sản xuất điện thoại Sony Ericsson. Động thái này nhằm giúp Sony có thể nhanh chóng lấy lại những gì đã mất bằng cách tích hợp chặt chẽ các sản phẩm và nội dung đa phương tiện khác vào thiết bị của mình. Mặc dù một số nhà phân tích ghi nhận việc Sony mua lại toàn bộ cổ phần của Ericsson là một động thái tích cực nhưng họ vẫn tỏ ra nghi ngại rằng liệu mảng kinh doanh thiết bị của công ty này có trở nên tốt hơn hay không. Trong những năm vừa qua, Sony Ericsson đã phải nhượng lại một số thị phần đáng kể cho các đối thủ khác. Hãng này bị đánh giá là chậm chạp trong việc bắt kịp xu hướng smartphone và giờ cũng chỉ là một nhà sản xuất xếp ở hạng hai trong sân chơi Android. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa hãng này với nhà mạng ở các thị trường lớn cũng rất yếu ớt. [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Sony hiện giờ có thể toàn quyền kiểm soát Sony Ericsson. Ảnh: Sonyinsider. [/TD] [/TR] [/TABLE] Sony Ericsson nhanh chóng bị mất chỗ đứng trên đấu trường di động là một ví dụ chứng minh cho việc thành lập các đơn vị liên doanh sản xuất ẩn chứa nhiều rủi ro. Liên minh sản xuất nói trên khi sinh ra đã được dự báo trước là sẽ "chật vật" mà nguyên nhân gốc rễ là do các công ty mẹ có lợi ích mâu thuẫn đồng thời không gắn kết "toàn tâm toàn ý" với đứa con của mình. Trước đây, Sony Ericsson từng là một trong năm nhà sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới, tính theo số lượng thiết bị xuất xưởng. Trong mảng kinh doanh smartphone, thị phần của hãng này hiện nay kém xa so với các đối thủ khác. Trong quý II năm nay, thị phần smartphone toàn cầu của Sony Ericsson chỉ chiếm có 3,6%, theo số liệu của Gartner. Trong khi đó, Apple chiếm 18,2% thị phần còn Samsung, nhà sản xuất dẫn đầu trong sân chơi Android sở hữu 15,8% thị phần. Nhà sản xuất Đài Loan HTC nắm trong tay 10,2% thị phần. [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Sony Ericsson gia nhập thị trường smartphone chậm chạp với mẫu Xperia X1. Ảnh: Sonyericsson. [/TD] [/TR] [/TABLE] Theo Cnet, liên minh sản xuất Thuỵ Điển - Nhật Bản chậm trễ trong việc bắt kịp với xu hướng smartphone. Hãng này chậm chân lần thứ nhất khi Apple ra mắt mẫu iPhone đầu tiên của mình vào năm 2007. Ngay sau đó, vào tháng 10/2008, hãng này lại chậm chân lần hai khi HTC tung ra chiếc điện thoại Dream chạy hệ điều hành Android. Những sản phẩm này đều định hướng người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn ở chiếc điện thoại di động của mình. Sony Ericsson đã mât không ít thời gian để chuyển giao sang smartphone. Hãng này giới thiệu mẫu điện thoại chạy Windows Mobile đầu tiên của mình mang tên Xperia X1 vào năm 2008. Sau một loạt các vụ trì hoãn, thiết bị này cuối cùng cũng được tung ra thị trường. Tuy vậy, sản phẩm này, giống như bao mẫu Windows Mobile khác trên thị trường lúc bấy giờ, sở hữu giao diện rườm rà, phức tạp hơn nhiều so với iOS hay Android. Trong khi liên minh sản xuất Thuỵ Điển - Nhật Bản còn "loanh quanh" với Windows Mobile, các đối thủ khác đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới Android. HTC là một trong những công ty đi đầu trong xu hướng và và nhanh chóng tạo ra dấu ấn mạnh mẽ trong ngành kinh doanh smartphone. Samsung, mặc dù chậm chân hơn nhưng cũng đã đánh bại được nhà sản xuất Đài Loan và trở thành nhà cung cấp Android lớn nhất với dòng smartphone Galaxy của mình. Phải tới tháng 3/2010, hãng này mới tung ra mẫu Android đầu tiên của mình, Xperia X10. Vào thời điểm đó, những nhà sản xuất như Motorola, HTC và Samsung đã tiến được những bước dài trên thị trường. Nhiều người kỳ vọng rằng Sony sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với Sony Ericsson trong việc lấy lại chỗ đứng của mình trên nhiều thị trường khác nhau. Công ty Nhật Bản này sẽ còn phải gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào một số thị trường, trong đó có Mỹ. Tuy vậy, hãng này vẫn có nhiều lợi thế tại các thị trường khác như châu Á, Tây Âu và Mỹ Latin. [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]HTC là một trong những nhà sản xuất đi đầu trong sân chơi Android. Ảnh: Gadgetpicture. [/TD] [/TR] [/TABLE] Một trong những điểm quan trọng giúp cho Sony lấy lại vị thế của Sony Ericsson là kho nội dung phong phú, bao gồm: video, âm nhạc và game. Một nhà phân tích của Gartner cho biết, nội dung phong phú là điểm quan trọng nhất giúp cho khách hàng phân biệt được sản phẩm của Sony với các nhà sản xuất Android khác. Người này nói thêm rằng, Sony có thể cho phép khách hàng các nhà mạng truy cập vào kho video hoặc game độc quyền của mình, đổi lại, các thiết bị của hãng này sẽ được những nhà mạng trên hỗ trợ marketing. Ông cũng gợi ý thêm rằng, thương hiệu PlayStation của Sony cũng có thể được sử dụng trong mục đích trên. Hiện tại, Sony Ericsson cũng có Xperia Play được cấp chứng chỉ PlayStation nhưng thiết bị này vẫn chưa được coi là đem lại cho người dùng những trải nghiệm giống như máy chơi game của Sony. CEO của Sony, Howard Stringer cho biết, "Sony có thể cung cấp cho khách hàng các mẫu smartphone, laptop, tablet và TV một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn nhằm giúp cho họ kết nối với nhau đồng thời mở ra một thế giới giải trí online mới". Thanh Tùng - Theo sohoa
Thêm một thương hiệu ra đi ''ập đoàn Sony và công ty truyền thông AB L.M. Ericsson đã liên doanh với nhau theo tỉ lệ góp vốn 50:50 cho ra đời một thương hiệu điện thoại mới với cái tên là Sony Ericsson Mobile Communication, từ tháng 9 năm 2001. Ericsson lúc đó đang trong tình trạng thua lỗ do chỉ chưa đầy vài năm đã mất một phần lớn thị trường vào tay “cuộc cácn mạng” của Nokia. Công ty hi vọng cuộc sáp nhập này sẽ tạo cơ hội để lấy lại thị trường và giải quyết được tình trạng tài chính của mình trong hiện tại – sự sút giảm lợi nhuận, nợ nần, và sự mất lòng tin của khách hàng vào thương hiệu . Đối với Sony, với tham vọng lấn sân từ lình vực điện tử gia dụng sang công nghệ giải trí, sự kết hợp này là sự kì vọng vào việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình vào sân chơi mới, giúp tăng nhanh thị phần trong lĩnh vực truyền thông. “Ý tưởng lớn” chính là sự kết hợp giữa công nghệ điện thoại của Ericsson và khả năng kinh doanh thấu hiểu khách hàng của Sony. Vị chủ tịch mới của Sony Ericsson, Katsumi Ihara, rất hài lòng về chiến lược thương hiệu này. Ông ta nói: “Chúng tôi đang đạt được sự bổ khuyết cần thiết, Ericsson mạnh về công nghệ không dây, nhưng vẫn còn thiếu sự tin cậy. Song chúng tôi hiểu rõ khách hàng” Năm 2005 Sony Ericsson bán được 51.2 triệu điện thoại trên toàn thế giới, tăng lên từ 42.3 triệu từ năm 2004, chắc chắn rằng năm 2005 là năm tốt nhất cho công ty. Đó chính là thành công của sự ra đời điện thoại Walkman đầu tiên trên thế giới, w800i vào ngày 12/8/2005. Năm 2006, Sony Ericsson tiếp tục với hình ảnh di động truyền thống của mình bằng việc cho ra đời tên Cyber-shot từ Sony. Cái điện thoại Cyper-shot đầu tiên xuất hiện từ mùa hè năm 2006 và sẽ làm nổi bật camera 3.2 mega Pixel cũng như là đảm bảo chất lượng hình ảnh tuyệt hảo từ điện thoại di động. Có thể nói tuy được thành lập năm 2001 dưới sự kết hợp của 2 đại gia trong làng giải trí SONY ERICSSON đã tạo được uy tín đáng kể.Đây là hãng điện thoại có bước nhảy nhanh nhất .Tuy chia tay công ty symbial ( sau này công ty này được nokia thu mua lại ) nhưng SONY vẫn có 1 điểm riêng biêt.Một sự kết hợp hoàn hảo Theo tôi, “đám cưới” này muốn được trọn vẹn cần vượt qua một số chướng ngại trước mắt, đó là: - Trạng thái “ Logo = thương hiệu” - Đầu tư vào sản phẩm hay đầu tư vào thương hiệu - Thị trường dễ biến động - Sự cạnh tranh - Người tiêu dùng không kiên định - Đâu là sự khác biệt lớn nhất ? Hãy thử xem qua mỗi chướng ngại: Logo = Thương hiệu ....? Sony Ericsson mang đến 1 logo (biểu tượng) mới màu xanh rất ấn tượng, và trông rất sống động trong màn hình điện thoại cũng như trên các quảng cáo. Đối với máy điện thoại di động thì logo này mang đến “cảm xúc”, theo lời Mats Georgson, người phát ngôn của công ty. Ông ta nói nó sẽ: “thể hiện một cách sống động, có thể chuyển động và chạy nhảy – như một chất lỏng hay một con người khác của chúng ta. Chúng tôi muốn nó là một thứ gì đó được tạo ra để làm bạn ngạc nhiên”. Đối với tôi, đó là một chiến lược sáng tạo vượt khỏi các qui luật. Logo có ý nghĩa như là một sự khơi gợi lên hình ảnh nào đó và thường được đính kèm theo thương hiệu. Vì thế nếu theo lời Mats thì nó dường như không “thật” và đôi khi gây phản tác dụng. Nó đã dành được rất nhiều ưu ái cũng như sự đầu tư tiền của lớn. Nhưng logo không thể làm nên thương hiệu và cũng không thể tạo sự khác biệt. Đầu tư vào sản phẩm hay vào thương hiệu?.... Phần lớn các công ty của Châu Á đều không thích đầu tư nhiều vào thương hiệu, và đó cũng là một trong những lý do cơ bản mà có rất ít thương hiệu Châu Á trở thành thương hiệu toàn cầu. Những công ty Nhật cũng không ngoại lệ, không quản trị thương hiệu của mình một cách thích đáng. Vì thế, Katsumi, chủ tịch của Sony Ericsson đã tuyên bố rằng sự đầu tư khổng lồ vào thương hiệu là không cần thiết vì tự tên gọi và logo đã thể hiện chúng. Ông ta nói:” Rất ít lý do để tôi phải đầu tư nhiều tiền vào nó – Mọi người đã biết nó là gì. Thay vì đầu tư nhiều tiền của vào thương hiệu, tôi ý thức rằng đầu tư nhiều vào sản phẩm” Đó là suy nghĩ nguy hiểm, vì một thương hiệu mới khó có thể thành công nếu không có sự hỗ trợ lớn từ việc khuyến thị. Thị trường dễ biến động Vào năm 2001, tiềm năng thị trường di động dự đoán có thể đạt đến 600 triệu chiếc, nhưng dự đóan của Nokia thì chỉ có 400 triệu. Có vẻ như nhìn chung thị trường đã bão hòa và rất nhiều người tiêu dùng chấp nhận việc “ chờ đợi và ngắm “ thế hệ điện thoại đi động 3G mới, tránh khỏi những thiếu sót của WAP trước đây. Và bạn sẽ không có nhiều hơn 1 cơ hội duy nhất để tung ra 1 thương hiệu mới, liệu cơ hội này đã được Sony Ericsson nắm lấy? Sự cạnh tranh Nokia đã chiếm lĩnh thị trường với HƠN 35% thị phần. Ericsson đã bị mất phần thị phần to lớn của mình, và Sony thì chưa được va chạm lần nào. Cả Sony lẫn Ericsson đều chưa tạo được cảm xúc và sự ưa thích của khách hàng, nuôi dưỡng sự trung thành, và tôi thấy không có gì chứng minh rắng điều đó sẽ thay đổi trong dự án này. Thật sự, việc sử dụng thương hiệu kém hơn cả lúc trước, và đã không xây dựng được sự cảm nhận về thương hiệu tốt. Không một ai trong 2 công ty là chuyên gia về thương hiệu, trái ngược hẳn với các đối thủ cạnh tranh. Người tiêu dùng không kiên định Người tiêu dùng điện thoại di động thông thường đều có kiến thức về sản phẩm và thương hiệu mình sử dụng. Sony Ericsson cần phải đẩy mạnh việc thuyết phục khách hàng thay đổi thương hiệu mà họ thân thuộc và ưa thích. Trừ khi sản phẩm của bạn tạo nên sự khác biệt, bạn rất khó thành công nếu không chịu đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, người tiêu dùng đã biết nhiều về khả năng của cả 2 công ty và sự kết hợp giữa chúng. Họ không thích mạo hiểm. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?.... Điện thoại di động ngày nay đã được sử dụng như một loại hàng hóa thông thường, không còn quá xa vời, và cũng không có nhiều cách biệt về kích cỡ, nặng nhẹ, độ bền của pin, nét đặc trưng, và nhiều thứ khác nữa. Nokia đã vượt hơn hẳn so với những đối thủ còn lại nhờ vào sự vượt trội về kiểu dáng và xây dựng thương hiệu. Câu hỏi đặt ra cho Sony Ericsson: Tại sao sản phẩm phải khác biệt và tốt hơn? Sự khác biệt về logo không đủ để tạo nên lý do thành công cho sự liên kết này. Và chúng tôi vẫn chưa thấy được đâu là thành công cho Sony Ericsson, cho dù sự kết hợp này được thổi phồng lên cùng với một logo mới đầy ấn tượng, bản thân sản phẩm vẫn chưa tạo ra được tiếng vang lớn cho thương hiệu mới này.''
Thương hiệu Sony hiện đang dính chưởng toàn cầu với sản phẩm tivi - Ko biết có đi tới đâu không nữa !
em vẫn ko hiểu sao giá dt Sony chính hãng lại chênh lệch với hàng xách tay kinh khủng. mà Sony mua thì mắc mà mau xuống giá quá. nên cũng là 1 đắn đo khi lựa chọn. ủng hộ Sony vì thiết kế đẹp và rất riêng...